« Home « Kết quả tìm kiếm

Ảnh hưởng tỷ lệ C:N khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống cá kèo (Pseudapocryptes elongates)


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG TỶ LỆ C:N KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG TRONG ƯƠNG GIỐNG CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongates).
- Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ C:N thích hợp cho sự sinh trưởng và tỷ lệ sống trong ương cá kèo (Pseudapocryptes elongates) giống theo công nghệ biofloc.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: (i) đối chứng (không bổ sung carbohydrate), (ii) C:N=15:1, (iii) C:N=20:1 và (iv) C:N=25:1, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Trong thời gian ương, các yếu tố môi trường nước như: TAN, nitrite, thể tích biofloc và chlorophyll-a đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.
- Sau 42 ngày ương, ở nghiệm thức C:N=15:1 đạt kết quả tốt nhất với khối lượng đạt 3,06 g/con, tốc độ tăng trưởng 0,053 g/ngày (8,95%/ngày), tỷ lệ sống 48,8%, sinh khối 1,4 kg/m 3 và hệ số thức ăn là 1,08..
- Ảnh hưởng tỷ lệ C:N khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống trong ương giống cá kèo (Pseudapocryptes elongates).
- Trong các đối tượng có tiềm năng, cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) là loài có khả năng sống trong các môi trường khác nhau như: nước lợ/mặn, sống trong hang hay trên bãi triều do cá có khả năng hô hấp được khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ (Yadav and Singh, 1989;.
- Các nghiên cứu về cá kèo gần đây chủ yếu tập trung về một số lĩnh vực như tình hình khai thác, sự biến động về quần thể, tập tính di cư, đặc điểm sinh học (Dinh et al., 2007;.
- Bên cạnh đó, có các nghiên cứu về mô hình nuôi với nguồn giống được thu gom từ tự nhiên như: nuôi trong ao luân canh với tôm sú, nuôi thâm canh trong bể hay nuôi kết hợp với cua trên ruộng muối vào mùa mưa và tỷ lệ sống đạt được tương đối thấp (Dương Nhựt Long và ctv., 2005;.
- Việc nuôi thương phẩm cá kèo đạt tỷ lệ sống thấp, có thể do thả giống có nguồn gốc tự nhiên với kích cỡ nhỏ và chỉ được thuần dưỡng trong thời gian rất ngắn.
- Theo kết quả khảo sát của Trần Ngọc Hải và Nguyễn Tấn Nhơn (2009), các cơ sở ương hay dưỡng giống cá kèo chỉ trong 2 – 3 ngày thì bán cho hộ nuôi và tỷ lệ sống trong ương trung bình đạt 85,2%.
- Ngoài ra, cá kèo còn được nghiên cứu về nhu.
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ C:N thích hợp trong ương cá kèo giống, góp phần hoàn hiện quy trình ương giống để phục nghề nuôi cá kèo ở ĐBSCL..
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với các tỷ lệ C:N khác nhau: (i) Đối chứng (không bổ sung nguồn carbohydrate).
- (ii) tỷ lệ C:N=15:1.
- (iii) tỷ lệ C:N=20:1 và (iv) tỷ lệ C:N=25:1.
- Đối với các nghiệm thức có tỷ lệ C:N=15, 20 và 25, định kỳ bổ sung nguồn carbohydrate từ bột gạo là 3 ngày/lần, lượng bột gạo bổ sung vào bể ương được tính dựa theo lượng thức ăn cho cá ăn để cân bằng C:N theo các nghiệm thức.
- hàm lượng cacbohydrate cần bổ sung để đạt được tỷ lệ C:N theo các nghiệm thức như sau:.
- C BS = Tỷ lệ C:N cần đạt x (N TA - C TA ) Trong bột gạo có 73,4% lượng carbohydrate Lượng bột gạo cần bón = C BS x 100/73,4.
- Thể tích biofloc (FV) và hàm lượng chlorophyll, được đo định kỳ 7 ngày/lần.
- Hàm lượng chlorophyll được đo bằng máy CHL-30 của Nhật (Hình 1B)..
- Tăng trưởng của cá nuôi được xác định 7 ngày/lần bằng cách thu ngẫu nhiên 10 con/bể, sau đó cân khối lượng và đo chiều dài của từng cá thể để xác định tốc độ tăng trưởng của cá.
- Tốc độ tăng trưởng của cá được xác định theo công thức sau:.
- Xác định hệ số thức ăn (HSTA): HSTA của cá bằng tổng lượng thức ăn cho cá ăn/tăng trọng của cá..
- Tỷ lệ sống của cá được xác định vào thời điểm kết thúc thí nghiệm, bằng cách đếm toàn bộ số lượng cá còn lại trong bể ương /số lượng cá thả ban đầu..
- Sinh khối của cá (kg/m 3.
- Các số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa p<0,05 và được xác định bằng phép thử Duncan theo phương pháp phân tích ANOVA một nhân tố, thông qua phần mềm SPSS 16.0..
- Nhiệt độ trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 26,9-30,9 o C (Bảng 1).
- Trong thời gian ương, có một số ngày (ngày và ngày thứ 39) bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh, nhiệt độ giảm mạnh vào buổi sáng, tăng cao vào buổi trưa và đã ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của cá nuôi.
- Aston (1981) cho rằng, đối với các loài cá nhiệt đới thì nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của cá từ 23-32°C.
- (2010b), nhiệt độ nước trong ao nuôi cá kèo dao động từ 25-32 o C và sau 4 tháng nuôi, cá đạt khối lượng từ 17,2-18,4 g/con..
- Bảng 1: Nhiệt độ và pH trung bình của các nghiệm thức Nghiệm thức.
- Tỷ lệ C:N Nhiệt độ (°C) pH.
- Tung bình pH ở các nghiệm thức vào buổi sáng dao động từ 7,49-8,10 và buổi chiều từ 8,39-8,54..
- pH ghi nhận được từ thí nghiệm thích hợp cho sự phát triển của cá ương.
- nuôi cá kèo trong ao đất với khoảng pH dao động từ 6,0-8,8 thì cá vẫn phát triển bình thường.
- Hình 2: Biến động nhiệt độ của các nghiệm thức trong thời gian ương 3.1.2 Hàm lượng TAN và nitrite.
- Sự biến động của hàm lượng TAN và nitrite trong thời gian ương được thể hiện ở Hình 3.
- Hàm lượng TAN trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 0-1,67 mg/L, hàm lượng TAN hầu như bằng 0 ở tất cả các nghiệm thức trong 28 ngày ương.
- Tuy nhiên, từ ngày 35 trở đi hàm lượng TAN trong môi trường nước bắt đầu gia tăng, đặc biệt ở nghiệm thức đối chứng (1,33 mg/L) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại.
- Tương tự, hàm lượng nitrite ở nghiệm thức đối chứng bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 21 (0,17 mg/L), tăng đến 0,67 mg/L ở ngày thứ 35 và 1,17 mg/L vào 42 ngày ương.
- Ở các nghiệm thức có.
- ứng dụng công nghệ biofloc, hàm lượng nitrite vẫn có nhưng với mức thấp, dao động từ 0,33-0,67 mg/L.
- Nhìn chung, hàm lượng TAN và nitrite trong các nghiệm thức đều chưa ảnh hưởng đến sự phát triển của cá ương.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng công nghệ biofloc (bổ sung nguồn carbohydrate) trong ương giống cá kèo đã có tác dụng cải thiện chất lượng môi trường nước, đặc biệt làm giảm hàm lượng TAN và nitrite trong hệ thống ương.
- (1993), khả năng loại bỏ amonia tự do trong nước ao nuôi bằng cách chuyển hóa thành protein trong sinh khối vi khuẩn dị dưỡng trong các hạt biofloc, đồng thời động vật thủy sản sử dụng biofloc làm thức ăn, do vậy tỷ lệ chuyển hóa protein trong thức ăn được tăng lên 45-50%..
- Sự biến động của thể tích biofloc ở các nghiệm thức trong thời gian ương được thể hiện trong Hình 4.
- Sau 21 ngày ương, FV ở các nghiệm thức chưa có sự khác biệt và dao động từ 0,1-3,9 mL/L.
- các nghiệm thức và đặc biệt, ở nghiệm thức C:N=25 có chỉ số FV cao nhất (ngày 35 là 28 mL/L và ngày 42 là 39,7 mL/L) và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại.
- Nguyên nhân có thể là do việc bổ sung lượng carbohydrate nhiều hơn để đạt được được tỷ lệ C:N=25.
- Nhìn chung, thể tích biofloc ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp..
- Sự hình thành biofloc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mật độ ương nuôi, tỷ lệ C:N và thành phần loài vi sinh vật cũng như tình trạng sục khí trong hệ thống nuôi (Lê Quốc Việt và ctv., 2015).
- Hình 4: Thể tích biofloc ở các nghiệm thức trong thời gian ương 3.1.4 Hàm lượng chlorophyll-a.
- Trung bình hàm lượng chlorophyll-a trong môi trường nước ở các nghiệm thức trong quá trình ương dao động từ µg/L (Hình 5).
- Nhìn chung, hàm lượng chlorophyll-a ở nghiệm thức đối chứng tăng nhanh sau 21 ngày ương (29,5 µg/L), đạt cực đại vào ngày thứ 28 (40,07 µg/L) và có xu hướng giảm dần từ ngày thứ 35 (39,63 µg/L).
- Đối với các nghiệm thức có áp dụng công nghệ biofloc, hàm lượng chlorophyll-a ít có sự biến động trong thời gian ương, dao động từ µg/L.
- Hàm lượng chlorophyll-a sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự biến động mật độ tảo trong môi trường nước, khi mật độ.
- Nguyên nhân hàm lượng chlorophyll-a ở nghiệm thức đối chứng tăng cao, do hàm lượng đạm trong môi trường nước tăng (Hình 3).
- (2010), sự biến động hàm lượng chlorophyll-a trong ao nuôi cua và cá kèo kết hợp dao động từ µg/L, cá kèo có thể tồn tại được nhưng chậm phát triển.
- Như vậy, hàm lượng chlorophyll-a trong nghiên cứu này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá ương..
- Hình 5: Hàm lượng chlorophyll-a ở các nghiệm thức trong thời gian ương 3.2 Tốc độ tăng trưởng của cá kèo.
- Sau 42 ngày ương, chiều dài cá kèo ở các nghiệm thức dao động từ 7,10-8,37 cm.
- Trong đó, ở nghiệm thức C:N=25:1 cá có chiều dài ngắn nhất (7,10 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, nhưng ngắn hơn và khác biệt có ý nghĩa.
- Tương tự, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức C:N=15:1 đạt cao nhất (0,17 cm/ngày.
- 4,15%/ngày), khác biệt có nghĩa so với nghiệm thức C:N=25:1, nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng (0,15 cm/ngày.
- Bảng 2: Trung bình tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá sau 42 ngày ương.
- Nghiệm thức Tỷ lệ C:N L đ (cm/con) L C (cm/con) DLG (cm/ngày) SGR L (%/ngày).
- Theo kết quả Bảng 3, với cá có khối lượng ban đầu là 0,02 g/con, sau 42 ngày ương khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức dao động từ 1,84-3,06 g/con và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Ở nghiệm thức tỷ lệ C:N=15:1, cá đạt khối lượng lớn nhất (3,06 g/con), kế đến là khối lượng cá ở nghiệm thức C:N=20:1 đạt 3,03 g/con, không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối.
- Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức C:N=15:1 và 20:1 có tốc độ tăng trưởng tương ứng 0,073 g/ngày (11,93%/ngày) và 0,072 g/ngày (11,93.
- khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức có tỷ lệ C:N=25:1..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nghiệm thức có tỷ lệ cao (C:N=25) thì thể tích biofloc tăng (Hình 4) và hàm lượng chlorophyll-a thấp (Hình 5), điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá ương..
- Bảng 3: Trung bình tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 42 ngày ương.
- Nghiệm thức Tỷ lệ C:N W đ (g/con) Wc (g/con) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày).
- 3.3 Tỷ lệ sống, sinh khối và hệ số thức ăn 3.3.1 Tỷ lệ sống và sinh khối.
- Tỷ lệ sống của cá sau 42 ngày ương ở các nghiệm dao động từ 43,3-48,8%.
- Tỷ lệ sống cao nhất ở 2 nghiệm thức tỷ lệ C:N=15:1 và C:N và thấp nhất ở nghiệm thức tỷ lệ C:N=20:1 (43,3.
- tuy nhiên khối lượng của cá giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Tương tự, số lượng cá thu được giữa các nghiệm thức dao động từ 433-488 con/m 3 , nhiều nhất ở nghiệm thức C:N=15:1 và 25:1 đều 488 con/m 3 , nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- Tuy nhiên, sinh khối cá thu được khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ở nghiệm thức tỷ lệ C:N=15:1 đạt cao nhất (1,4 kg/m 3 ) và thấp nhất ở nghiệm thức C:N=25:1 (0,9 kg/m 3.
- Bảng 4: Trung bình tỷ lệ sống và sinh khối của cá sau 42 ngày ương.
- Nghiệm thức Tỷ lệ sống.
- Hệ số thức ăn của cá kèo trong ương cá giống ở các nghiệm thức dao động từ Hình 5)..
- Trong đó, nghiệm thức C:N=15:1 có hệ số thức ăn thấp nhất (1,08), khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với cá ở nghiệm thức C:N nhưng khác biệt không ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (1,28) và C:N .
- (2014), khi ương cá kèo giống với thức ăn có hàm lượng protein khác nhau, hệ số thức ăn của cá dao động từ 1,00-1,38.
- (2010a) cho rằng nuôi thương phẩm cá kèo trong bể với các mật độ khác nhau, hệ số thức ăn dao động từ 1,3-1,5.
- Khi nuôi trong ao đất với mật độ khác nhau, hệ số thức ăn dao động 1,6-1,8 (Nguyễn Thị Ngọc Anh và ctv., 2010b)..
- Hình 6: Hệ số thức ăn của cá sau 42 ngày ương.
- Ương cá kèo giống theo công nghệ biofloc với tỷ lệ C:N=15:1 là thích hợp nhất: sinh khối đạt 1,4 kg/m 3 , tỷ lệ sống 48,8% và hệ số thức ăn 1,08..
- Đối chứng C:N=15:1 C:N=20:1 C:N=25:1 Nghiệm thức.
- Hệ số thức ăn.
- Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes elongates) ở các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứ nuôi thâm canh cá kèo (Pseudapocryptes elongates) trong bể với các mật độ khác nhau.
- Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongates) luân canh trong ao nuôi tôm sú.
- Sự tích tụ N, P trong ao nuôi cua – cá kèo kết hợp ở mùa mưa theo các mô hình khác nhau trên ruộng muối.
- Tập tính di cư của cá kèo.
- Xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở hai mức năng lượng khác nhau.
- Phân tích kỹ thuật và hiệu quả kinh tế ương cá giống và nuôi thương phẩm cá kèo (Pseudapocryptes elongatus) ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus).
- Ảnh hưởng chất béo lên sinh trưởng và thành phần hóa học của cá kèo (Pseudapocryptes elongatus)..
- Sự phân bố và mức độ khai thác cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus) ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu