« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố.
- Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Luật hộ tịch.
- Pháp luật Việt Nam.
- Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm.
- Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ hoạt động quản lý hộ tịch.
- Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý nhà nước về dân cư.
- Những sự kiện hộ tịch là những vấn đề nóng, va đập, cọ xát hàng ngày hàng giờ, gắn liền với đời sống của người dân.
- Từ thời phong kiến cho đến nay, quản lý hộ tịch luôn được coi trọng như một công cụ của nhà nước để bảo vệ quyền nhân thân và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội.
- Quản lý hộ tịch là những dữ liệu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân.
- Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư.
- Với những giá trị tiềm tàng như vậy, công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển của xã hội..
- Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động luôn được Nhà nước ta quan tâm thực hiện..
- Thông qua hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp cho công dân thực hiện các quyền, lợi ích của mình, tạo cơ sở để Nhà nước quản lý dân cư một cách chính xác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Các sự kiện hộ tịch của công dân từ khi sinh ra đến khi chết (như sinh, kết hôn, tử…) đều được cơ quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như:.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch chủ yếu gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, chưa có văn bản ở tầm luật, nên hiệu lực thi hành còn hạn chế;.
- Phương thức đăng ký hộ tịch ở nhiều địa phương vẫn chủ yếu là thủ công, ghi chép bằng tay.
- người dân phải xuất trình, nộp nhiều loại giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, gây khó khăn, phiền hà;.
- Thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch còn phức tạp, chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân;.
- Việc phân cấp thẩm quyền trong đăng ký hộ tịch còn chưa triệt để, chưa bảo đảm tiện lợi cho người dân khi đăng ký hộ tịch;.
- Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thống kê hộ tịch còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu, sử dụng của người dân.
- Những bất cập, hạn chế trên đây vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội.
- Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài..
- Chính vì lý do này, mà đến nay việc đăng ký hộ tịch muộn là do người dân còn chưa coi trọng công tác này thậm chí một số cán bộ tư pháp - hộ tịch có nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác này..
- Với mong muốn tìm hiểu các quy định của pháp luật về hộ tịch ở cơ sở và áp dụng vào thực tiễn để hoàn thiện các quy định pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp..
- Tình hình nghiên cứu.
- Có thể khẳng định rằng quản lý hộ tịch là hoạt động khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn và cần thiết hơn đó là sự thông thạo về đặc điểm dân cư, tập quán, truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển của địa phương.
- Có như vậy nhà quản lý mới có thể áp dụng một cách linh hoạt pháp luật của nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao..
- Vấn đề quản lý hộ tịch không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo mà còn là vấn đề quan tâm của cả những nhà khoa học và các nhà quản lý.
- Một số công trình khoa học tiêu biểu về quản lý hộ tịch đã được công bố trong thời gian qua như:.
- Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2000;.
- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Chuyên đề thông tin khoa học pháp lý về hộ tịch, 1995;.
- Tổng cục Thống kê: Một số kết quả về dự án cải tiến đăng ký hộ tịch và thống kê dân số, Nxb Thống kê, 1989;.
- Phạm Trọng Cường: Kỳ vọng về một nề nếp mới trong công tác hộ tịch, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 6 năm 2006;.
- Bộ Tư pháp: Số chuyên đề về Công chứng, hộ tịch và quốc tịch, phần 2 hộ tịch và quốc tịch, 2007;.
- Đàm Thị Kim Hạnh: Tư pháp Hà Nội không vì khó khăn mà từ chối đăng ký khai sinh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2008;.
- Học viện Hành chính: Chuyên đề “Quản lý hành chính - tư pháp” trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;.
- Phạm Trọng Cường: Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, Nxb Tư pháp, 2007;.
- Phạm Trọng Cường: Về quản lý hộ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, 2004;.
- Quy định mới về đăng ký và quản lý hộ tịch, Nxb Chính trị quốc gia, 2006..
- Ngoài ra còn rất nhiều các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, các đề tài đã được nghiệm thu về vấn đề hộ tịch và đăng ký hộ tịch..
- Các công trình khoa học kể trên đã nghiên cứu về nhiều khía cạnh: khái niệm, lịch sử quản lý hộ tịch, các sự kiện, phương thức quản lý và đăng ký hộ tịch….
- Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến việc áp dụng pháp luật về hộ tịch, đặc biệt là nghiên cứu tại một địa bàn cụ thể..
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu đề tài là: thông qua việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận có liên quan, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013 để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới..
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan, pháp luật thực định của Việt Nam về hộ tịch và áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở.
- tìm hiểu pháp luật của nước ngoài về lĩnh vực này;.
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013.
- đánh giá ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của công tác này;.
- Nghiên cứu, làm rõ yêu cầu và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới..
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:.
- Các quy định của pháp luật về hộ tịch và các văn bản của UBND huyện Thanh Trì về quản lý hộ tịch..
- Thực tiễn hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Trì..
- Phạm vi nghiên cứu:.
- Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình thực hiện đăng ký hộ tịch, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực này trên địa bàn huyện Thanh trì từ năm 2005 (khoảng thời gian Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định 158/2005/NĐ-CP có hiệu lực thay thế nghị định số 83CP/NĐ-CP) đến hết năm 2013..
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân….
- đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, logic và lịch sử, phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, điều tra xã hội học, phỏng vấn… trong đó chú trọng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, phỏng vấn, điều tra mẫu.
- phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu thông tin từ sách, báo, từ mạng Internet, từ báo cáo định kỳ của Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội..
- Là một công trình có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định, thực hiện các chủ trương, chính sách về quản lý hộ tịch ở huyện Thanh Trì trong những năm tới;.
- đồng thời, là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến hộ tịch..
- Nhận thức chung áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở..
- Thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến năm 2013..
- Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay..
- Bình An (2014), “Bịt kẽ hở trong việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân”, Báo Pháp luật Việt Nam, (151), tr.5..
- Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT- BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/52005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam..
- Chính phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày về việc đăng ký hộ tịch, Việt Nam..
- Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam..
- Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày sửa đổi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam..
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (2013), Báo cáo kinh nghiệm một số nước về đăng ký và quản lý hộ tịch trong mối liên hệ với pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch tại Việt Nam, Việt Nam..
- Huyện ủy huyện Thanh Trì (2013), Báo cáo số 179-BC/HU ngày của Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 05 năm Hà Nội..
- Nguyễn Công Khanh (2013), Giới thiệu một số nội dụng cơ bản của dự án Luật Hộ tịch,Hội thảo Đơn giản hoá thủ tục hành chính giấy tờ công dân trong dự án Luật Hộ tịch..
- Thảo Linh Cần có hướng dẫn việc đăng ký họ, tên khi đăng ký khai sinh", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (15), tr.13..
- Hoàng Long Quyền thay đổi họ, tên từ pháp luật đến thực tiễn", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (8), tr.23..
- Lê Đình Nghị (2008), Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Phùng Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Uyên San (2014), “Tích cực hơn nữa để loại bỏ giấy tờ hộ tịch không cần thiết” Báo Pháp luật Việt Nam, (166), tr.4..
- Tòa án nhân dân tối cao (1997), Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của Bộ luật Dân sự, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Mã số ĐT..
- Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 1, NXB Công an nhân dân..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Mã số LH- 08- 08/ĐHL..
- Song Thu (2014), “Nghiêm túc giải quyết thực trạng nuôi con nuôi nhà chùa”, Báo Pháp luật Việt Nam, (131), tr.4..
- Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2009 đến năm 2013, Hà Nội..
- Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác dân số huyện Thanh Trì năm 2013, Hà Nội..
- Quang Vinh (2014), “Sẽ có nhiều đổi mới trong công tác hộ tịch” Báo Pháp luật Việt Nam, (169), tr.6.