« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải.
- trên địa bàn Thủ đô.
- Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Keywords: Giao thông vận tải.
- Thanh tra.
- Vi phạm hành chính.
- Pháp luật Việt Nam.
- Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
- Trong thực tế cuộc sống hiện đại, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu và thậm chí là hoạt động cực kỳ quan trọng vì nó có vai trò hiện thực hoá các quy định của pháp luật, biến các quy định ấy từ trong văn bản thành cách xử sự thực tế hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào những quan hệ pháp luật cụ thể.
- Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật, mục đích của nhà nước khi ban hành pháp luật được hiện thực hoá, nhờ đó nhà nước có thể điều hành và quản lý xã hội, có thể thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội trong những lĩnh vực nhất định.
- Ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội.
- Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác..
- Hoạt động áp dụng pháp luật diễn ra trong nhiều lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động, giải quyết tranh chấp… trong đó, áp dụng pháp luật trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính qua thanh tra giao thông đường bộ nói riêng có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực giao thông vận tải được thực thi trên thực tế, làm cho pháp luật về giao thông vận tải được tôn trọng, ý thức pháp luật được nâng cao, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông đô thị....
- Là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra chuyên ngành, trong công tác bảo đảm trật an toàn giao thông, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành những quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải và tham gia giao thông.
- xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành và Công tác phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền..
- Trong những năm qua, việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra giao thông vận tải ở thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
- chất lượng công tác áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính qua công tác thanh tra đã.
- được nâng lên một bước, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về các điều kiện trong kinh doanh vận tải và về bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình tham gia giao thông, vận tải.
- tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia hoạt động vận tải hành khách và tham gia giao thông.
- Bên cạnh thành tựu đó, công tác xử lý vi phạm hành chính thực hiện bởi cơ quan thanh tra vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót và bất cập như: Công tác xử lý vi phạm còn thiếu chính xác, kịp thời, nghiêm minh trong các tình huống vi phạm pháp luật.
- áp dụng các điều khoản chưa phù hợp với thực tế… Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xử lý vi phạm hành chính của lực lượng thanh tra, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân… Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ nhiều phía, cả khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi và trực tiếp nhất chính là bất cập từ các quy định của pháp luật cũng như thiết chế thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính qua thanh tra.
- Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải tại thủ đô là vấn đề cấp bách..
- Bên cạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật thì việc nghiên cứu, tìm ra những bất cập của pháp luật, hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải càng có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
- Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Thủ đô Hà Nội..
- Tình hình nghiên cứu.
- Hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính là vấn đề có tính thời sự cao nên đã thu hút được rất nhiều các học giả nghiên cứu.
- Luận văn thạc sỹ Luật học: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay” của Đặng Thanh Sơn năm 2003.
- Đề tài “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Xuân Thân (2004), luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh.
- hay như đề tài “Hoạt động thanh tra chuyên ngành qua thực tiễn tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Giang (2012), Học viện Hành chính và nhiều công trình khác.
- Khi nghiên cứu tác công trình trên, có thể thấy rằng, hầu hết các công trình đều đã bước đầu đi phân tích về hoạt động áp dụng pháp luật như tác giả Đặng Thanh Sơn và tác giả Lê Xuân Thân nhưng các tác giả này chủ yếu phân tích hoạt động áp dụng pháp luật gắn với hoạt động xét xử của tòa án hoặc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa qua hoạt động xử lý vi phạm hành chính…, hơn nữa các đề tài này có đối tượng hướng đến rất rộng, không tập trung vào địa bàn cụ thể.
- Ngược lại, tác giả Vũ Thị Giang lại đi sâu phân tích về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra Sở mà chưa đề cập đến hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính của cơ Thanh tra Sở.
- Bên cạnh đó, các đề tài này cũng như các bài viết khác, các tác giả đều chưa đề cập đến hoạt động áp dụng pháp luật gắn với xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải..
- Dường như vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đưa ra những giải pháp có giá trị khoa học để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải ở Hà Nội.
- Do đó, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra Sở Giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội không bị trùng về nội dung với các đề tài trước đó, đồng thời đã đáp ứng được tính mới của công trình nghiên cứu khoa học..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra, Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, thiết chế thực thi, góp phần bảo đảm việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau:.
- Làm rõ cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội;.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích nêu trên, Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động áp dụng pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính qua công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động có phạm vi rộng lớn, gồm nhiều giai đoạn, quá trình, nhiều nhóm hành vi vi phạm và trách nhiệm hành chính.
- bên cạnh đó, giao thông vận tải gồm nhiều lĩnh vực như: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không.
- Tuy nhiên, theo quy định tại Nghi định số 13/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ, Sở GTVT Hà Nội chỉ quản lý hai lĩnh vực là đường bộ và đường thủy nội địa (lĩnh vực hàng hải, hàng không và đường sắt do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý), do đó, Luận văn chỉ nghiên cứu, đánh giá về hoạt đông áp dụng xử phạt vi phạm hành chính qua công tác thanh tra chuyên ngành đối với hai lĩnh vực này, từ đó đưa ra những nhận định khái quát và giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố Hà Nội..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung nghiên cứu, Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật..
- Những đóng góp mới của Luận văn.
- Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra, do đó, Luận văn có một số đóng góp sau:.
- Một là, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải..
- Hai là, thông qua đánh giá tổng quát thực trạng áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Luận văn đã.
- đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.
- Luận văn đã phân tích và đưa ra một số vấn đề có tính lý luận về hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra, bên cạnh đó, Luận văn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ thanh tra nói chung, thanh tra giao thông vận tải nói riêng.
- Ngoài ra, Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo luật về vấn đề liên quan..
- Kết cấu của Luận văn.
- Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải..
- Thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..
- Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA ngày 17/9/2012 hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
- Chính phủ (2010), Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..
- Chính phủ (2012), Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 20/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa..
- Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra..
- Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 64/SL ngày thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, 1945..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Vũ Thị Giang (2012), Hoạt động thanh tra chuyên ngành qua thực tiễn tại Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Học viện Hành chính..
- Nguyễn Thị Hồi (2009), Hoạt động áp dụng pháp luật - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trưởng, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Học viện Hành chính, Giáo trình Lý luận và pháp luật về thanh tra (tập bài giảng dành cho cử nhân hành chính chuyên ngành thanh tra)..
- Tuyết Mai (2013), Dân số Hà Nội tăng cơ học 5 vạn người mỗi năm, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 03/7/2013..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội..
- Quốc hội (2010), Luật Thanh tra năm 2010, Hà Nội..
- Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012..
- Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đặng Thanh Sơn (2003), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Hành chính - chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra sở Giao thông vận tải Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-GTVT ngày 24/4/2009 của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội)..
- Thanh tra Sở GTVT Hà Nội (2012), Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe khách và taxi năm 2012 trên địa bàn Thành phố Hà Nội..
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội (2012), Báo cáo số 52/2012/TTS-TMTH của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong công tác đảm bảo trật tự ATGT đường thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012..
- Thanh tra Sở GTVT Hà Nội (2013), Báo cáo Hội nghị cán bộ - công chức năm 2013..
- Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc Gia Hồ Chí Minh..
- Trần Thị Thùy Trang, Tổ chức Thanh tra Chính phủ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp - Cử nhân Thanh tra, Học viện Hành chính, 2012..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB Công an nhân dân..
- Trường Cán bộ Thanh tra (2007), Nghiệp vụ công tác thanh tra, NXB Giao thông vận tải, 2007..
- Nghiêm Phú Trường, Kiện toàn tổ chức thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, Luận văn Tiến sĩ quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính, 2011..
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 09/BC-UBND ngày 19/03/012 của UBND Thành phố Hà Nội việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải..
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo số 29/BC-UBND ngày 19/3/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong.
- lĩnh vực giao thông vận tải..
- Phạm Thúy Vân (chủ biên), Hồ Thị Thu Thanh, Nguyễn Lan Phương, Đinh Thị Kiều Trang (2011), Lịch sử Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Viện Nhà nước và pháp luật (2009), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Từ điển bách khoa..
- Viện Đại học Mở Hà Nội (2012), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, TS