« Home « Kết quả tìm kiếm

Áp dụng phương pháp tính chi phí tổn thất do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê - Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Áp dụng phương pháp tính chi phí tổn thất do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê - Bắc Ninh.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học môi trường.
- Abstract: Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước và không khí tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê.
- Phân tích đánh giá về tình hình sức khỏe của các cộng đồng dân cư tại tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê.
- Trình bày mối liên quan giữa các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
- Ước tính tổn thất kinh tế do bệnh tật liên quan đến ô nghiễm môi trường gây ra..
- Keywords: Khoa học môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Làng nghề;.
- Bệnh tật.
- Bắc Ninh.
- Cùng với phát triển kinh tế, ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt và ô nhiễm không khí ở các khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề ở khu vực nông thôn.
- Các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, chất thải không được xử lý triệt để là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường.
- Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước của đề tài [9] cho thấy trong số đó, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và ô nhiễm nhẹ.
- Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà còn có xu hướng gia tăng.
- Sự ô nhiễm của môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ đời sống của con người..
- Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 62 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống, 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, sắt thép (Đa Hội, Châu Khê), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), rượu (Tam Đa, Đại Lâm), tái chế nhôm (Văn Môn)… Cũng giống như hiện trạng môi trường của các làng nghề trên toàn quốc, kết quả khảo sát điều tra chất lượng môi trường mới nhất tại các làng nghề Bắc Ninh do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thực hiện cho thấy tất cả các mẫu nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí tại đây đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau..
- Tại các làng nghề ở Việt Nam nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn.
- Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao.
- Vậy, ô nhiễm môi trường làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và gánh nặng bệnh tật..
- Chính vì vậy, đề tài “Áp dụng phương pháp chi phí tính tổn thất do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh” đã được chọn..
- Mục đích của đề tài là: Điều tra, đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất, mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê tới sức khỏe cộng đồng và ước tính tổn thất kinh tế khi người dân bị bệnh, từ đó tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này để đề ra các giải pháp nhằm góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư các làng nghề..
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê..
- Điều tra, đánh giá về tình hình sức khỏe của các cộng đồng dân cư tại tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê..
- Nghiên cứu mối liên quan giữa các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng - Ước tính tổn thất kinh tế do bệnh tật gây ra..
- Giới thiệu làng nghề tái chế giấy Phong Khê:.
- Làng nghề Phong Khê đã có từ rất lâu đời, cách đây khoảng 300 trăm năm.
- Trước đây, làng nghề chủ yếu sản xuất các loại giấy dó (bao gồm giấy lĩnh, giấy sắc, giấy vàng mã.
- Bước vào thời kỳ đổi mới, từ 1987-1994 thì Phong Khê chủ yếu sản xuất giấy làm ngòi pháo cung cấp cho các cơ sở sản xuất pháo trong cả nước đặc biệt là cơ sở sản xuất pháo Bình Đà.
- Nhưng đến ngày 1/1/1995, pháo nổ bị cấm sử dụng theo chỉ thị 406/TTg của thủ tướng chính phủ nên việc sản xuất của xã bị ngưng trệ.
- Tuy nhiên, điều đó lại mở ra một bước ngoặt mơí cho hoạt động sản xuất của làng.
- Đảng bộ và chính quyền xã Phong Khê đã động viên các hộ chuyển sang sản xuất các loại giấy theo dây chuyền công nghiệp.
- Đầu tư 1 họ có thể lãi 10 mà thậm chí còn hơn nữa nên họ càng gia tăng sản xuất.
- Năm 1995 có 20 dây chuyền sản xuất, năm 1997 có 60 cơ sở sản xuất.
- năm 2005 có 150 dây chuyền sản xuất, hiện nay trong xã có khoảng gần 200 dây chuyền sản xuất..
- Những nét đặc trưng trong sự phát triển của làng nghề tái chế giấy:.
- Có đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề và nâng cao mức sống của người dân.
- Quy mô các cơ sở sản xuất nhỏ, phần lớn chỉ trong phạm vi hộ gia đình.
- Mức độ phân tán lớn, phát triển tự phát, hầu hết rải rác trong địa bàn của các làng nghề nên rất khó khăn để quản lý và theo dõi..
- Trang thiết bị và phương tiện sản xuất hầu hết là cũ kỹ và lạc hậu, phần lớn đã quá hạn sử dụng hoặc hết khấu hao.
- liệu lớn cũng là một trong quá trình thường xuyên xảy ra các sự cố làm tăng tính hiệu quả kinh tế trong quá trình tiêu hao nguyên liệu..
- Nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ môi trường cũng như ý thức về sức khỏe của bản thân chưa cao, chưa ý thức rõ ràng các tác động của các chất gây ô nhiễm do sản xuất ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của con người..
- Hiện nay xã có khoảng gần dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp, chuyên sản xuất các mặt hàng chủ yếu như: Giấy Kraft: (giấy bìa, giấy bao xi măng, giấy Duplex, giấy lót kính.
- Kim Chân là một xã thuần nông với hơn 80% các hộ gia đình trong xã còn tham gia sản xuất nông nghiệp.
- Về môi trường: Qua tìm hiểu thông tin thu thập được từ những buổi trò chuyện và phỏng vấn nhanh cán bộ UBND xã và một số người dân, nhận thấy vấn đề bức xúc hiện nay tại xã chỉ xung quanh vấn đề rác thải.
- Tuy nhiên gần đây được sự quan tâm của Nhà nước thông qua chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường mà tỷ lệ chất thải rắn trong chăn nuôi đã được giải quyết thông qua mô hình biogas và tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đã được tăng lên đáng kể đạt gần 85% (1129 hộ đã xây dựng nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh – theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế).
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân.
- Ước tính tổn thất kinh tế do bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường Công thức tính tổng chi phí để chữa các bệnh do một yếu tố ô nhiễm nào đó:.
- pop: số dân của vùng tiến hành nghiên cứu i: tỉ lệ mắc bệnh i do ô nhiễm môi trường vi: số ngày mắc bệnh i.
- pop: số dân của vùng tiến hành nghiên cứu i: tỉ lệ mắc bệnh i do ô nhiễm môi trường dhi: số ngày không đi làm được do mắc bệnh i.
- ptime: tổn thất kinh tế (tính theo thu nhập mỗi ngày của người bị bệnh).
- Phương pháp luận – Phân tích, đánh giá sức khỏe môi trường bằng mô hình DPSEEA.
- Môi trường nước của làng nghề Phong Khê bị ô nhiễm bởi các chất thải trong quá trình sản xuất..
- Nếu là quá trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy trắng thì nước sẽ có màu trắng đục, nếu có màu nâu đen hoặc màu nâu vàng thì là do quá trình sản xuất giấy Kraft, nếu có màu đỏ hoặc vàng thì đó là do quá trình sản xuất giấy vàng mã.
- Nước thải nấu bột giấy thường có màu đen do có hàm lượng lignin (chất hữu cơ phân huỷ từ mô thực vật, tre, nứa.
- Do nước thải trong quá trình nấu bột giấy có hàm lượng chất độc cao mà không có hộ nào đầu tư hệ thống xử lý nên chính quyền xã đã yêu cầu các hộ này ngừng sản xuất và đến nay trong toàn xã đã không còn một hộ nào sản xuất bột giấy từ nguyên liệu tre nứa..
- Một đặc trưng của nước thải làng nghề giấy Phong Khê là hàm lưọng chất hữu cơ rất cao ( COD và BOD5 rất cao) và tăng nhanh do nước thải từ quá trình sản xuất giấy chứa nhiều bột, sợi giấy chưa được xử lý lắng, lọc hoặc thu hồi trước khi đổ ra mương tiêu nước chung của làng.
- Đồng thời vì xã chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt riêng nên hàm lượng coliforrm trong nước thải cũng rất cao.
- Môi trường không khí đang có dấu hiện bị ô nhiễm bởi một số chất vượt quá quy định cho phép như: SO2, NO2, bụi… Không khí trong làng còn bị ô nhiễm bởi mùi của hoá chất trong quá trình ngâm tẩy phế liệu (hơi Javen, hơi kiềm, hơi Clo.
- và sự phân huỷ các chất trong quá trình sản xuất..
- Một trong những phương pháp cổ truyền mà hay được người dân ở đây sử dụng để làm giảm lượng chất thải rắn là “đốt”.
- Ước tính tổn thất liên quan đến bệnh về đường hô hấp tại xã Phong Khê và xã đối chứng – xã Kim Chân.
- Như vậy có thể thấy rằng chỉ tính riêng cho bệnh viêm đường hô hấp của yếu tố ô nhiễm môi trường không khí xung quanh cho xã Phong Khê và xã Kim Chân năm 2010 cũng thấy được sự chênh lệch phí tổn do yếu tố môi trường gây nên, gây tổn thất kinh tế cho người dân.
- Chi phí chữa bệnh của xã Phong Khê cao gấp 2,85 lần so với xã Kim Chân (tính trên 1 000 dân).
- Nếu tính toán cho tất cả các bệnh tật có căn nguyên từ môi trường thì tổng tổn thất sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
- Việc ước tính này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách cân nhắc ra quyết định phát triển kinh tế xã hội và đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở phục vụ nhân dân.
- Phân tích vấn đề sức khỏe ưu tiên: bệnh về đường hô hấp.
- Thứ nhất, hoạt động truyền thông về vấn đề xử lý chất thải sản xuất hợp vệ sinh tại xã Phong Khê chưa hiệu quả.
- Qua đánh giá nhanh cán bộ chính quyền xã, cán bộ TYT và phỏng vấn người dân trong xã, hiện tại vấn đề quản lý chất thải trong làng nghề đã có sự quan tâm nhưng chưa được thực hiện hoặc thực hiện thì còn gặp nhiều khó khăn..
- Qua phỏng vấn người dân chủ yếu tại thôn Dương Ổ và thôn Đào Xá thì hầu hết người dân (75.6%) đều biết tác hại của hoạt động sản xuất tái chế giấy đối với sức khỏe con người nhưng cũng chỉ là những kiến thức rất đơn giản và vì đây lại là nghề chính và đem lại thu nhập cao cho họ nên họ vẫn tiếp tục đánh đổi sức khỏe của mình..
- Trong các buổi truyền thông tại hội trường UBND xã, thông thường là người già tham gia các buổi truyền thông, trong khi đó đối tượng người lao động và chủ nhà máy sản xuất giấy lại bận nên không tham gia được..
- Thứ hai: chính quyền địa phương còn thiếu quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải tại xã Qua quá trình phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ tại xã cũng biết công tác quản lý chất thải sản xuất của xã rất kém và cũng biết chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nhưng lại chưa biết mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào.
- Họ cũng rất mong muốn nhận được một chương trình truyền thông chính thức về tác hại của các chất thải trong quá trình tái chế giấy đối với sức khỏe con người..
- Thứ 3: Các hộ sản xuất tại làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ mà đều được đổ ra kênh dẫn nước thải chung của làng hoặc đổ ra khu vực ao, hồ cạnh khu vực sản xuất..
- Số hộ sản xuất giấy công nghiệp sẽ tăng trong một thời gian nữa do một số hộ sẽ chuyển từ sản xuất giấy theo phương thức tiểu thủ công nghiệp hoặc từ sản xuất nông nghiệp sang..
- Chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất hữu cơ (chủ yếu là bột giấy).
- Vì nước thải trong làng nghề chứa một lượng bột giấy rất lớn nên việc xử lý phải thông qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là xử lý sơ bộ tại hộ gia đình, giai đoạn hai là xử lý.
- Môi trường không khí làng nghề bị ô nhiễm bởi khí thải (chủ yế là SO2, CO, Cl.
- Phân tích tình hình bệnh tật của xã Phong Khê và xã Kim Chân đối với các bệnh có căn nguyên từ môi trường cho thấy có sự chênh lệch lớn.
- Tỉ lệ mắc các bệnh của xã Phong Khê năm 2010 đều cao hơn xã Kim Chân.
- Đặc biệt, xã Phong Khê có tỉ lệ mắc các bệnh về hô hấp rất cao, tỉ lệ mắc bệnh tại xã Phong Khê so với Kim Chân năm 2010 cao hơn 2,4.
- Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy xã Phong Khê so với xã Kim Chân năm 2010 là 2,6 lần....
- Chỉ tính riêng cho bệnh viêm đường hô hấp của yếu tố ô nhiễm môi trường không khí xung quanh cho xã Phong Khê và xã Kim Chân năm 2010 cũng thấy được sự chênh lệch phí tổn do yếu tố môi trường gây nên, gây tổn thất kinh tế cho người dân.
- Nếu tính toán cho tất cả các bệnh tật có căn nguyên từ môi trường thì tổng tổn thất sẽ còn lớn hơn rất nhiều..
- Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ bản, NXB Đại chọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia 2007, Môi trường không khí đô thị Việt Nam.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008, Môi trường làng nghề Việt Nam.
- Đặng Thị Kim Chi (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường tại các làng nghề Việt Nam, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Khoa học và Cộng nghệ Môi trường..
- Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, Bộ môn Kinh tế và quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế quốc dân..
- Nguyễn Huy Nga (2010), Sức khỏe môi trường, NXB Y học, Hà Nội..
- Niên giám thống kê (2009), Tình hình kinh tế xã hội thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2009, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2007), Dự án cải thiện môi trường lưu vực sông Ngũ Huyện Khê, Bắc Ninh..
- Trạm Y tế xã Phong Khê (2010), Báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2010, Phong Khê, Bắc Ninh..
- Trịnh Thị Thanh (2003), Độc học, môi trường và sức khỏe con người, NXB Đại chọc Quốc Gia Hà Nội..
- Trịnh Thị Thanh (2008), Dân số và sức khỏe môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trịnh Thị Thanh (2008), Hướng dẫn kỹ thuật tổ chức điều tra và đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe người dân, Hà Nội..
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Báo cáo tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, Bắc Ninh..
- UBND xã Kim Chân (2010), Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội năm 2010, Kim Chân, Bắc Ninh.
- UBND xã Phong Khê (2010), Báo cáo tình hình Kinh tế xã hội năm 2010, Phong Khê, Bắc Ninh