« Home « Kết quả tìm kiếm

BÀI KHÓA VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ


Tóm tắt Xem thử

- Bài khóa văn học trong dạy học ngoại ngữ Nguyễn Thị Cơ.
- Tầm quan trọng của bài khoá trong dạy-học ngoại ngữ.
- Một trong những ngữ liệu giúp họ đạt được kết quả cuối cùng là bài khoá nói chung và bài khoá văn học nói riêng.
- Những bài khoá này có vai trò quan trọng trong việc dạy-học ngoại ngữ.
- Trong bài viết này chúng tôi sử dụng bài khoá văn học Nga làm ngữ liệu để giải quyết một số vấn đề về thủ pháp dạy-học tiếng nước ngoài nói chung.
- Những bài khoá văn học trích từ những tác phẩm của các nhà văn kinh điển, hiện đại Nga được đưa vào sách học trong chương trình đào tạo cử nhân tiếng Nga.
- Qua các bài khoá này sinh viên có thể làm quen với lịch sử, nền văn minh, chuẩn mực của xã hội Nga thông qua ngôn ngữ họ đang học, đồng thời qua những bài khoá này, sinh viên có thể trau dồi một cách chủ động vốn từ vựng và những cấu trúc cú pháp điển hình, thông dụng của ngôn ngữ mà họ đang học.
- Ngoài ra, những bài khoá văn học kích thích hoạt động tư duy, làm sống dậy khả năng suy tưởng có tác động đến tâm tư, tình cảm của sinh viên và qua đó thúc đẩy khả năng sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ học của họ.
- Việc đọc thường xuyên những tác phẩm văn học, những bài thơ bất hủ, những áng văn hay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tích luỹ, mở rộng vốn từ vựng và cách biểu đạt và qua đó làm cho ngôn ngữ của người học trở nên trong sáng hơn, hình tượng hơn.
- Trên cơ sở ngữ liệu của bài khoá văn học chuẩn mực về ngôn ngữ, dồi dào thông tin về đất nước, con người, người học có thể trau dồi các kỹ năng, kỹ xảo trong hành động lời nói, mà trước hết là đọc và viết.
- Bài khoá nói chung và bài khoá văn học nói riêng còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở người đọc khả năng tổng hợp, diễn giải, bình luận và đánh giá không chỉ những vấn đề có trong tác phẩm mà còn trong cuộc sống thường nhật.
- Khái niệm về bài khoá nói chung Vậy bài khoá là gì mà đóng vai trò quan trọng như vậy trong việc dạy và học ngoại ngữ? Bài khoá, với tư cách là một văn bản chính, là sản phẩm (kết quả cuối cùng) của hoạt động lời nói, hiện thực hoá mục đích đã đặt ra trong giao tiếp.
- Giới hạn của bài khoá cũng rất rộng.
- Bài khoá là sản phẩm hiện thực hoá hoạt động lời nói được hình thành từ nhiều hành động lời nói này bởi vì trong các mục tiêu đề ra của chương trình dạy học, các chuyên gia phương pháp giảng dạy nói nhiều đến sự thống nhất tối thiểu của hành động lời nói trong việc dạy-học ngoại ngữ.
- Bài khoá là điển hình hoá kiểu mẫu của hoạt động ngôn ngữ, cũng chính vì lẽ đó mà nó là xuất phát điểm nhưng đồng thời cũng là đơn vị cuối cùng của việc dạy- học theo định hướng giao tiếp.
- Các thể loại bài khoá chính Căn cứ vào mục đích, thông điệp giao tiếp và tình huống giao tiếp, các nhà giáo học pháp học chia bài khoá ra làm hai loại: những bài khoá khẩu ngữ và những bài khoá bút ngữ.
- Bài khoá khẩu ngữ.
- Đây là những bài hội thoại, bán thoại, độc thoại, dưới dạng nói (có phát ra âm thanh) hướng sự chú ý tới người nghe, vì vậy sự hiện diện của người nghe là điều kiện tiên quyết của bài khoá khẩu ngữ.
- Hơn nữa bài khoá khẩu ngữ, như đã đề cập ở phần trên, không chỉ là tập hợp nhiều câu mà còn là cả tình huống trọn vẹn: Nói về gì? Ai nói, nói cho ai? Vì sao? Khi nào? ở đâu? Với mục đích gì? Đó là hành vi của con người (người nói cũng như người nghe: ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu, giọng điệu).
- Hãy so sánh: Cùng một câu, nhưng sự thể hiện trong các bài khoá khác nhau thì khác nhau.
- Từ những điều nêu trên, những bài khoá nói đòi hỏi phải có chú giải tình huống, còn trong chương trình dạy-học giáo viên cần phân vai cho sinh viên như trò chơi vậy.
- Vì vậy, khi dạy sinh viên những bài hội thoại, bán thoại cần phải giúp họ làm quen với toàn bộ tình huống là nhân tố không thể thiếu được của bài khoá.
- Cần phải luyện cho họ ngôn ngữ này khi đưa ra tình huống.
- Bài khoá bút ngữ Đây là những bài khoá độc thoại, ký sự (tin ngắn, thời sự), truyện ngắn, bản báo cáo, bài giảng, bài phát biểu, tường thuật trực tiếp được thể hiện dưới dạng viết là thể loại đặc biệt có cấu trúc ngữ nghĩa đặc biệt lôgíc về kết cấu.
- Bài khoá văn học theo văn phong Khi dạy sinh viên ngôn ngữ độc thoại, cần phải làm quen họ với thể loại mà họ cần phải nắm vững, và phải chỉ ra cho họ biết những đặc thù cơ bản của thể loại dạng đó.
- Khi phát triển kỹ năng ngôn ngữ nói độc thoại, rất cần thiết đưa ra tình huống: “cho ai” và “để làm gì”? cho sinh viên tự kể.
- Ví dụ “Kể về bản thân” có thể theo nhiều dạng bài khoá độc thoại khác nhau tuỳ theo thể loại và văn phong.
- Những bài khoá ở dạng viết được cấu thành theo một thể loại, hình thức chuẩn mực, vì vậy khi bắt đầu đọc hay viết người bản ngữ có thể đoán được kết cấu của bài khoá, điều đó giúp cho việc đọc hoặc viết của họ được dễ dàng hơn.Ví dụ: Kể về bản thân được xếp vào thể loại: “Tiểu sử tự thuật”.
- Đó là bài khoá kết cấu chặt chẽ, mang tính chất lý lịch.
- Khi dạy sinh viên đọc, cần phải làm quen họ với thể loại của bài khoá và chỉ cho họ biết thông tin này có thể tìm thấy ở đâu để thuận tiện cho việc đọc.
- Khi dạy viết (đặc biệt là thư từ) cần phải chỉ cho họ biết cách viết từng phần riêng biệt của bài khoá.
- Tuỳ thuộc vào chủ đề, tình huống và việc thể loại này được phổ biến rộng rãi ở đâu, những bài khoá này được phân ra: báo chí, chính luận, công văn, khoa học, nghệ thuật.v.v.
- Bài khoá văn học ngoại ngữ 4.1 Khái niệm: Bài khoá văn học ngoại ngữ là bài khoá chứa đựng nội dung lời nói (được diễn tả bằng những từ ngữ văn học nghệ thuật dưới dạng viết).
- Trong khi dạy bài khoá văn học cần hướng sự chú ý của sinh viên vào thể loại, chủ đề, loại bài khoá, dạy cho họ cấu trúc của từng thể loại có tính lôgíc, bởi lẽ bất kì ngôn ngữ nào đều có quy tắc kết cấu cho từng loại.
- Trong quy trình dạy-học, bài khoá được người học sử dụng như một khách thể tri giác chứ không phải là đối tượng khách thể để phân tích.
- Đặc điểm Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, bài khoá có những đặc điểm sau: Khuynh hướng giao tiếp, thông tin, chứa đựng ẩn ý, sự nhất quán và mối liên kết.
- Khuynh hướng giao tiếp: Bất kỳ một bài khoá nào được viết ra đều dành cho người đọc, bởi vì chức năng chính của bài khoá là phương tiện giao tiếp của xã hội.
- Tác giả bài khoá mong muốn chuyển đến cho bạn đọc những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc, dự định, cố gắng tìm thấy ở bạn đọc sự biểu hiện đồng cảm tương tự như vậy.
- Hay nói cách khác bài khoá không có độc giả, không có sự cảm nhận của người đọc là bài khoá chết.
- Khuynh hướng giao tiếp của bài khoá còn được thể hiện trong tính định hướng độc giả vì khi bắt đầu in tác phẩm của mình, bất kì tác giả nào cũng đều hiểu rằng độc giả đọc sách của họ không chỉ để thỏa mãn sự tò mò mà còn để làm việc hay để dạy học, vì vậy tác giả phải chọn những đề tài, chủ đề không những hay chưa đủ, mà còn mang tính thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội mang tính tâm lý của người đọc, đồng thời cần phải chú trọng tới văn phong, ngôn ngữ thể hiện.
- Tính thông tin của bài khoá là một trong những phạm trù chính của bài khoá.
- Thông tin là đặc trưng của bất kì bài khoá nào.
- Nhận định (ý kiến, đánh giá) những gì được miêu tả trong bài khoá.
- Đối với bộ môn thực hành tiếng thì bài khoá văn học là văn bản vật thể chính thức (nguyên tác, nguyên bản) được sử dụng trong quá trình học tập.
- ẩn ý Trong bất kỳ bài khoá nào đều chứa đựng ẩn ý của tác giả và những ẩn ý này luôn tồn tại và là phần đáng kể của tiềm năng thông tin.
- Tác giả, người viết hay người dẫn chuyện đều biết rõ rằng, bài khoá văn học này được viết cho ai, có nghĩa là tất cả những người tham gia vào giao tiếp đều có chung hiểu biết về bối cảnh là điều kiện cần thiết để hiểu bài khoá văn học mà không cần đưa thêm thông tin này vào.
- Và bằng cách nào đó độc giả vẫn hiểu rằng, thông tin này rất cập nhật đối với bài khoá.
- Sự nhất quán và mối liên kết - Sự nhất quán: Bất kỳ bài khoá văn học nào đều có kết cấu ngữ nghĩa thống nhất và có mối liên kết chặt chẽ.
- Sự nhất quán của bài khoá văn học mang thiên tính tâm lý học ngôn ngữ.
- Thiên tính đó qui định sự thống nhất các chủ ý, ngữ nghĩa của dàn bài, mà từ đó hình thành, phát triển bài khoá văn học.
- Đối với tác giả bất kỳ một tác phẩm văn học nào đều có sự thống nhất các ý tưởng.
- Song các độc giả khác nhau cảm nhận bài khoá văn học khác nhau, có nghĩa là sự cảm nhận bài khoá văn học tuỳ thuộc vào độc giả cụ thể.
- Tóm lại, sự nhất quán của bài khoá văn học nảy sinh trong mối tác động qua lại giữa tác giả và độc giả “trong quá trình giao tiếp.
- Mối liên kết: Đó là phạm trù ngôn ngữ biểu thị đặc trưng mối liên hệ giữa các thành tố của bài khoá: sự thống nhất các câu từ trên xuống, các đoạn v.v.
- Mối liên kết này được xây dựng trên nền tảng đặc trưng của ngôn ngữ từ vựng-ngữ pháp và nó được biểu thị bởi các phương tiện ngôn ngữ (cú pháp giống nhau, sự sử dụng đúng các đại từ thích hợp, đặc thù phân đoạn phù hợp trong từng ngữ cảnh cụ thể).
- Khi cảm thụ bài khoá văn học độc giả dựa vào mối liên kết này để ghép các tổ hợp câu thành một chỉnh thể thống nhất trong mối quan hệ ngữ nghĩa tương đối hoàn chỉnh.
- Các mục đích mà bài khoá văn học cần hướng tới Trong những giờ thực hành tiếng, bài khoá văn học được sử dụng để đạt được những mục đích khác nhau của quá trình học tập: thực hành giao tiếp, nhận thức, giáo dục và nghề nghiệp cho các nhà ngôn ngữ học.
- Mục đích giao tiếp: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài khoá văn học là ngôn ngữ sống động, chuẩn mực, vì thế nó được dùng để.
- Hình thành và củng cố những kiến thức thuộc về ngôn ngữ và các kỹ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ (từ vựng và ngữ pháp) và những cấu trúc điển hình về ngôn ngữ.
- Dạy đọc bài khoá văn học bằng tiếng nước ngoài, kết hợp với các thủ thuật nghiên cứu văn bản phải được tiến hành song song là một loại hoạt động ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy tiếng nước ngoài, đặc biệt là việc đào tạo những chuyên gia ngoại ngữ.
- Mục đích nhận thức: Bài khoá văn học là phương tiện chuyển tải hiệu quả và sinh động nhất về bức tranh của một dân tộc: đất nước, con người, phong tục tập quán, lịch sử, địa lý, thiên nhiên.
- cùng với những chuẩn mực chính trị xã hội, đạo lý và thẩm mỹ học và qua đó người học có được nhận thức, hiểu biết tương đối về đất nước có ngôn ngữ mà họ đang nghiên cứu.
- Mục đích nghề nghiệp mang tính ngôn ngữ Văn học nghệ thuật là khách thể độc lập của việc học và nghiên cứu tác phẩm bởi lẽ kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng cần thiết mang tính nghề nghiệp đối với các chuyên gia ngoại ngữ, mà sự hình thành và hoàn thiện những kỹ năng này được thực hiện trong những giờ thực hành tiếng.
- Các tiêu chí lựa chọn một bài khoá văn học trong giảng dạy ngoại ngữ Chính vì những mục đích và tầm quan trọng của bài khoá văn học nên việc lựa chọn bài khoá để đưa vào chương trình học trong các giai đoạn khác nhau phải dựa vào các tiêu chí về chương trình, giai đoạn, độ khó dễ, mục đích giao tiếp… 5.1.
- Những bài khoá đưa vào chương trình phải sinh động cả về nội dung lẫn hình thức, nói cách khác bài khoá là chuẩn mực cho việc phát triển kỹ năng đọc như là một hoạt động lời nói.
- Bài khoá cần phải đảm bảo thoả mãn hai bình diện ngôn ngữ: từ vựng và ngữ pháp.
- Tính tương đương này được thể hiện ở chỗ những bài khoá này cần phải có mục đích ngôn ngữ nhất định, có nghĩa là không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên (người học) những kiến thức ngôn ngữ hàng ngày bằng cách phát triển trí năng trong quá trình học và những yếu tố ngôn ngữ học.
- Bài khoá được đưa vào chương trình học phải phù hợp với khả năng, mức độ nắm vững từ vựng.
- Điều này phụ thuộc vào số lượng từ mới, đặc thù về chất và vai trò của nó trong việc chuyển tải nội dung bài khoá và mục đích của việc đọc.
- Về mặt ngữ pháp, bài khoá phải được đảm bảo về độ dài của câu, mối tương quan giữa những câu đơn giản và câu phức, độ khó của cú pháp.v.v.
- Những bài đưa vào chương trình cần phải có đủ ba phương diện: đề tài, chủ đề và định hướng tư tưởng, tình cảm hay nói cách khác bài khoá phải có nội dung, tư tưởng nghệ thuật và có tính giáo dục cao được thể hiện rõ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mang đậm tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình của đất nước có ngôn ngữ mà người học đang nghiên cứu.
- Vì thế, cần phải chọn những bài khoá có tính đối chiếu cao để người học có thể thảo luận, tranh luận, đưa ra nhận định đánh giá của riêng mình, tổng hợp và cụ thể hoá vấn đề.
- Bài khoá đưa vào dạy học phải có cốt truyện, kết cấu lôgíc… Bài khoá được chọn phải là bài khoá chuẩn mực (mẫu mực) đối với tác giả cả về chủ đề lẫn phong cách sáng tác.
- Bài khoá phải hay, hấp dẫn người đọc và có tính thời sự.
- Vì vậy cần phải chọn những bài khoá có chủ đề nhạy cảm: luân lý, đạo đức, hay những bài khoá mang tính giáo dục cao, giàu tính thực tiễn giúp người học làm quen với thế giới tinh thần cuộc sống thường nhật, môtíp, hành vi của dân bản ngữ cùng với những chuẩn mực xã hội, nền văn hoá của đất nước có ngôn ngữ họ đang học.
- Một số thủ thuật dạy bài khoá văn học mang yếu tố ngôn ngữ đất nước học.
- Các bài khoá được chọn để đưa vào chương trình thường có chủ đề gần gũi và quen thuộc với người Việt Nam, thường là những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được dịch và giới thiệu rộng rãi, có sức cuốn hút độc giả.
- Trong bài viết này tác giả chỉ muốn đưa ra một số thủ thuật có thể tiến hành trong giờ học bài khoá văn học trên bình diện đất nước học.
- Các bước tiến hành học một tác phẩm văn học cụ thể Bước 1: Tự đọc ở nhà.
- Đây là bước khởi đầu của quá trình đọc, giúp người đọc có thể làm quen với bài khoá văn học, có thể tự tháo gỡ những khó khăn khi đọc bằng cách đoán nghĩa từ mới trong hoàn cảnh cụ thể, khi cần thiết có thể sử dụng từ điển để tra cứu.
- Hãy kể lại ngắn gọn câu chuyện, đoạn văn trên bằng lời của mình? Bước 2: Giờ học trên lớp được tiến hành trên lớp nhằm giúp sinh viên lĩnh hội bài khoá văn học.
- Bước 3: (Vượt qua giờ thực hành ngôn ngữ)- Đi sâu vào phân tích ngôn ngữ học, bút pháp (văn phong), ngôn ngữ đất nước học, chủ đề tư tưởng, các vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
- Những bài tập kể trên giúp cho sinh viên tháo gỡ bớt khó khăn trong việc hiểu nội dung bài khoá văn học, thúc đẩy sự hình thành kỹ năng đọc, phát triển khả năng đoán nghĩa, hình thành cho họ vốn từ vựng văn học, chuẩn bị cho phần phân tích ngôn ngữ tác phẩm nghệ thuật.
- Khi đọc những tác phẩm văn học chuyên ngành, ngôn ngữ địa phương hay có nhiều tiếng lóng, không chuẩn mực thì nhiệm vụ của giáo viên là giúp sinh viên hiểu ý trong từng ngữ cảnh cụ thể sau đó dẫn họ đến hiểu toàn bộ nội dung bài khoá.
- Đối với các thành tố ngôn ngữ đất nước học.
- Giúp sinh viên tìm trong bài khoá những thông tin mang thành tố ngôn ngữ đất nước học ở các cấp độ khác nhau.
- Giải thích để giúp sinh viên hiểu nội dung bài khoá trong quá trình đọc tại lớp.
- Giải thích sâu hơn cách sử dụng các thành tố ngôn ngữ đó trong một số cụm từ, danh từ hàm chứa ý chủ đạo của bài khoá.
- Giảng giải cho sinh viên hiểu rõ vai trò mang tính chủ đạo của các thành tố văn hoá của ngôn ngữ trong việc thiết lập hệ thống hình tượng của tác phẩm.
- Làm rõ ý nghĩa đặc thù mang tính dân tộc trong việc sử dụng các thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật để giúp người đọc hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học tương đương.
- Xem xét hệ thống bài tập đọc để kiểm tra độ hiểu sâu từng bài khoá văn học cụ thể bằng 4 loại câu hỏi sau.
- Bài khoá nói về cái gì.
- Nói nhằm mục đích gì? Hai cấp độ ba và bốn được đặc biệt chú ý vì nó kiểm tra độ hiểu khía cạnh về ngôn ngữ đất nước học và thành phần bài khoá.
- Để sinh viên giữ được hứng thú với các bài khoá văn học thì không nên phân tích trọn vẹn toàn bộ bài khoá, nên để dành phần này cho người học trong phần đọc nhắc lại, để tạo cho họ cơ hội thể hiện khả năng tự cảm nhận văn học của mình mặc dù đó là khám phá nhỏ bé.
- Kết luận Trên đây là một số gợi mở mang tính thử nghiệm mong giúp việc dạy và học ngoại ngữ có kết quả hơn, đặc biệt là sinh viên tự hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo tự đọc các bài khoá văn học , dạy cho họ tạo ra xúc cảm đối với bất kì một từ ngữ mang tính hình tượng nào