« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tập tổng ôn Quá trình trao đổi nước ở thực vật Sinh học 11


Tóm tắt Xem thử

- Vì sao nói: Thoát hơi nước là một "tai hoạ tất yếu "?.
- là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì quá trình thoát hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng:.
- Một lý do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO 2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường Câu 2.
- Khí khổng là một cấu trúc rất độc đáo trên bề mặt cây, chủ yếu là trên bề mặt lá, gồm hai tế bào bảo vệ có thành trong dày hơn thành ngoài, tạo nên một khe nhỏ giữa hai tế bào (miệng khí khổng), xung quanh hai tế bào bảo vệ là các tế bào lân cận tạo thành một khoang ở dưới miệng khí khổng..
- Tế bào bảo vệ có một nhân lớn và nhiều lục lạp.
- Khí khổng có ở hầu hết các loài thực vật, trừ nấm, tảo và phần lớn nằm ở mặt dưới lá.
- Trên thân và các bộ phận của hoa, quả cũng có khí khổng.
- Số lượng khí khổng/cm 2 của lá khác nhau ở các cây khác nhau, trung bình 10.000 khí khổng/ cm 2.
- Những cây chịu hạn kiểu mọng nước như cây xương rồng, cây dứa,…chỉ có 1.000 khí khổng/ cm 2 , trong khi ở nhiều cây gỗ mật độ khí khổng có thể lên tới 100.000/ cm 2.
- Vai trò chính của khí khổng là trao đổi khí (O 2 ,CO 2 , H 2 O khi quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước).
- Nói chung khí khổng mở ngoài sáng và đóng trong tối..
- Trình bày về cơ chế đóng mở khí khổng?.
- Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng..
- Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng.
- Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên, tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở.
- Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn.
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.
- Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại..
- Ngoài ra, còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng.
- giữa trong và ngoài tế bào..
- Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần.
- Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước..
- Như vậy, vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó..
- Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn..
- Nhờ sự thoát hơi nước của lá.
- Vì sao khi khi khí khổng mở thì hơi liên tục thoát ra ngoài, CO 2 từ ngoài vào lá.
- Nêu phương pháp xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh?.
- Dưới khí khổng: chứa hơi nước, O 2 , CO 2 .
- Khi khí khổng mở, hơi nước liên tục thoát do chênh lệch nồng độ hơi nước trong buồng khí cao (bão hoà) với không khí có nồng độ hơi nước thấp (do ánh sáng, nhiệt độ, gió).
- CO 2 buồng dưới khí khổng trực tiếp cung cấp cho quang hợp nên nồng độ thấp hơn so với bên ngoài CO 2 từ ngoài vào.
- khi tưới nước, lỗ khí mở ra làm cây thoát hơi nước mạnh dễ héo + nước đọng trên lá như thấy kính hội tụ tập trung ánh sáng đốt cháy lá..
- Khi mưa lâu ngày, đột ngột nắng to thì cây héomưa lâu ngày, độ ẩm không khí cao sẽ cản trở sự thoát hơi nước.
- Có 3 cây với thiết diện lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần.
- Lấy ví dụ minh họa: Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02ml) nhưng lượng thoát hơi nước khác nhau (hồng-6,2ml.
- Nêu các yếu tố kích thích thực vật mở khí khổng vào lúc mặt trời mọc.Vì sao thực vật CAM có thể đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm?.
- Ánh sáng kích thích tế bào khí khổng mở: Ánh sáng kích thích các thụ thể ánh sáng trên màng tế bào khí khổng (tế bào bảo vệ) làm hoạt hoá bơm prôton, bơm H + ra khỏi tế bào và kích thích tế bào hấp thu K + vào trong tế bào khiến cho tế bào hút nước trương lên làm khí khổng mở..
- Khi trong lá thiếu CO 2 cũng kích thích tế bào khí khổng mở để lấy CO 2 .
- Cây mở khí khổng mở theo nhịp ngày đêm..
- Khí khổng của thực vật CAM:.
- Có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm vì khí khổng mở vào ban ngày trong điều kiện khô nóng cây sẽ bị mất nhiều nước.
- Khi cây bị mất nước nhiều lượng axit abscisic (AAB) trong lá tăng lên kích thích kênh K + mở cho ion này ra khỏi tế bào bảo vệ làm chúng mất nước và xẹp lại nên khí khổng đóng..
- Ngược lại, ban đên cây không bị thiếu nước, khí khổng lại được mở để lấy CO 2 và CO2 được dùng trong quang hợp..
- Nêu những điểm khác nhau giữa thoát hơi nước ở lá qua cutin so với qua khí khổng?.
- Thoát hơi nước ở lá qua cutin Thoát hơi nước qua khí khổng - Vân tốc nhỏ và không được điều chỉnh.
- Phụ thuộc lượng khí khổng trên lá (do lượng khí khổng trên lá rất lớn nên tổng diện tích và chu vi thoát hơi nước qua khí khổng lớn hơn gấp nhiều lần so với qua cutin).
- Các khí khổng còn đóng mở theo sự thay đổi của các yếu tố sinh thái để thay đổi tốc độ thoát hơi nước phù hợp..
- Giải thích: Biểu bì mặt trên của lá được phủ lớp cutin dày, không có hay có rất ít khí khổng, nhờ đặc điểm này giúp cây giảm sự mất nước, giảm quá trình thoát hơi nước qua mặt trên của lá, đảm bảo đủ nước để duy trì sự sống..
- Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước.
- Vì vậy, khí khổng mở vào ban đêm hạn chế quá trình thoát hơi nước quá trình cố định CO 2 chuyển vào ban đêm..
- Thử nêu một vài phương pháp xác định khả năng thoát hơi nước của cây?.
- Thử nêu một vài phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá?.
- Khi xác định cường độ thoát hơi nước ( mg H 2 O/dm 2 lá.giờ) theo các giờ trong ngày qua bề mặt lá và qua khí khổng của một cây, người ta thu được nhiều số liệu.
- Có thể phân biệt các số liệu của hai con đường thoát hơi nước được không.
- Đó là nồng độ dịch tế bào..
- Như vậy nguyên tắc xác định P chính là nguyên tắc xác định nồng độ dịch tế bào..
- Nồng độ của dung dịch đó chính là tương đương với nồng độ dịch tế bào..
- Rút dịch tế bào ra khỏi lá.
- Xác định khả năng thoát hơi nước của cây:.
- Căn cứ vào thời gian chuyển từ màu trắng sang màu hồng của giấy, có thể xác định khả năng thoát hơi nước của cây..
- Có thể nêu hai phương pháp xác định mật độ khí khổng ở hai mặt lá:.
- Khi lớp keo khô, bóc lớp màng keo ra khỏi lá, soi dưới kính hiển vi, ta sẽ thấy hình của các khí khổng in rõ trên lớp màng keo và có thể xác định được mật độ khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá, thậm chí có thể tính được số lượng khí khổng/mm 2.
- Dùng phương pháp áp giấy Clorua Coban vào mặt trên và mặt dưới lá, rồi tính thời gian làm hồng giấy, ta có thể xác định gián tiếp mật độ khí khổng.
- Bởi vì thoát hơi nước chủ yếu bằng con đường khí khổng..
- Có thể được, vì con đường thoát hơi nước qua khí khổng có cường độ lớn và thường giảm vào ban trưa..
- Như vậy nếu căn cứ vào số liệu thu được để vẽ các đồ thị có trục tung là cường độ thoát hơi nước, trục hoành là thời gian, thì đồ thị có hai đỉnh sẽ là đồ thị chỉ sự thoát hơi nước qua khí khổng, còn đồ thị thấp hơn, có một đỉnh là đồ thị của con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá..
- Lá vẫn thoát hơi nước lượng nước trong lá giảm..
- Quá trình vận chuyển nước ở thân Quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Thành tế bào - gian bào Qua mạch gỗ - Qua lớp cutin - Qua khí khổng.
- Lực hút của quá trình thoát hơi nước.
- Đóng mở khí khổng..
- Ở ngoài sáng, CO 2 được sử dụng cho quá trình quang hợp CO 2 giảm, pH của tế bào tăng và gần trung tính xúc tác hoạt tính của enzim photphorinaza trong phản ứng phân giải tinh bột thành đường tế bào hút nước khí khổng mở..
- Khi lá thiếu nước, AAB được tích lũy trong tế bào khí khổng AAB ức chế tổng hợp amilaza ngừng thủy phân tinh bột thành đường giảm chất có hoạt tính thẩm thấu khí khổng đóng lại..
- Sự thoát hơi nước và dinh dưỡng khoáng có mối quan hệ mật thiết như thế nào?.
- Các chất khoáng tan trong dung dịch đất nhờ dòng thoát hơi nước mà được hút vào cây và vận chuyển lên phân phối cho các bộ phận có nhu cầu trên mặt đất.
- Nếu thoát hơi nước mạnh thì lượng chất khoáng đi vào cây và phân phối cho cây cũng nhiều hơn.
- Như vậy, quá trình thoát hơi nước sẽ tạo điều kiện cho sự tuần hoàn, lưu thông và phân phối vật chất trong cây..
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?.
- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng lên sự thoát hơi nước.
- Quan trọng nhất là các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp lên áp suất hơi nước trong khí quyển..
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với sự thoát hơi nước.
- Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá - không khí của hệ liên tục đất - cây - không khí (SPAC) nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước.
- Điều đó nói lên rằng độ ẩm đất không có một ảnh hưởng rõ ràng lên sự thoát hơi nước..
- Trường hợp khi nước trong đất giảm hướng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi nước giảm xuống.
- Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác động của ánh sáng.
- Phần lớn khí khổng mở khi phản ứng với ánh sáng..
- Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước.
- Khi nhiệt độ nước tăng lên do nhiệt độ không khí tăng, áp suất hơi (mật độ hơi nước) ở bề mặt tế bào thịt lá tăng theo số mũ nên thoát hơi nước tăng đáng kể..
- Ẩm độ tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố trong thoát hơi nước..
- Ở bất kỳ nhiệt độ không khí nào, khi ẩm độ tương đối giảm, thoát hơi nước sẽ tăng lên vì thoát hơi nước là hiệu của áp suất hơi giữa nước trong lá và nước trong không khí mà hiệu này lại là động lực cho thoát hơi nước..
- Khi nhiệt độ lá tăng hay ẩm độ tương đối của không khí giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên..
- Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước.
- Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước, làm giảm trở kháng tầng biên trên lá.
- Cân bằng nước được hiểu như sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước.
- Hệ số thoát hơi nước là tỉ số giữa số lượng nước thoát hơi để hình thành một đơn vị chất khô.
- Tham gia các phản ứng sinh hoá trong tế bào..
- Lực hút của tán lá do sự thoát hơi nước..
- Mục đích thí nghiệm là muốn tìm hiểu động thái hoạt động của khí khổng ở các cường độ ánh sáng khác nhau trong ngày..
- Nhóm thực vật ẩm sinh thường không có hoặc có rất ít khí khổng và thường không thoát hơi nước qua khí khổng,chúng thoát hơi nước cũng như hấp thụ nước thông qua toàn bộ bề mặt của cơ thể, tức là qua lớp cutin trên bề mặt cơ thể.
- Nhóm tiết kiệm nước bằng cách đóng khí khổng ban ngày để tránh thoát hơi nước và trở thành cây mọng nước, hoặc lá biến thành gai để giảm diện tích thoát hơi nước, hoặc trên bề mặt lá có một lớp cutin dày, lá có lông....
- Nhóm phung phí nước, tức là thoát hơi nước nhiều để tạo ra động lực lớn kéo cột nước từ rễ lên lá bằng cách tăng số lượng khí khổng trên bề mặt lá, hệ rễ phát triển mạnh về chiều sâu, tăng áp suất thẩm thấu của tế bào lông hút...