« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh học 11


Tóm tắt Xem thử

- SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Nêu chiều tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?.
- Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài ở động vật?.
- Cơ quan sinh sản:.
- Tiến hoá từ cơ quan sinh sản chưa phân hoá  phân hoá..
- Trong sự phân hoá của cơ quan sinh sản: từ lưỡng tính  đơn tính..
- Hình thức thụ tinh:.
- Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong + Từ thụ tinh đến thụ tinh chéo.
- Trứng phát triển trong môi trường nước, lệ thuộc hoàn toàn môi trường nước đến phát triển càng cao càng ít lệ thuộc hơn..
- Phân biệt thụ tinh trong và thụ tinh ngoài:.
- TT Tiêu chí so sánh Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong.
- 1 Vị trí thụ tinh Ngoài môi trường Trong cơ thể.
- 2 Cơ quan sinh dục phụ Chưa có Có.
- Hãy giải thích hiện tượng các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của động vật có vú có thể thay đổi?.
- Trong giao phối (thụ tinh chéo) ở động vật, hãy trình bày ưu điểm của động vật lưỡng tính so với động vật đơn tính?.
- Đặc điểm sinh dục phụ là do HMSD kích thích để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ khi đến tuổi trưởng thành..
- Nếu tỉ lệ này thay đổi thì các đặc tính sinh dục phụ cũng thay đổi..
- HMSD không chỉ kích thích để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ mà còn duy trì đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp..
- HMSD không chỉ do tuyến sinh dục tiết ra mà còn do 1 số tổ chức khác tiết ra nên khi tuyến sinh dục mất đi đặc tính SD phụ không hoàn toàn mất..
- ĐV lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo nên khi giao phối xong cả 2 cá thể đều sinh sản nên phát triển nhanh về số lượng, giúp khắc phục được đặc tính di chuyển chậm của động vật lưỡng tính.
- Trong khi đó đối với động vật đơn tính thì sau khi giao phối xong chỉ có cá thể cái mới sinh sản..
- Đối với động vật lưỡng tính thì bất kì 2 cá thể nào gặp nhau trong thời kì sinh sản sau khi giao phối và thụ tinh đều có thể sinh con, trong khi đó ở ĐV đơn tính nếu cả 2 cá thể đực hoặc 2 cá thể cái gặp nhau thì không thể sinh con..
- Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được 1/3 đoạn đường trong ống dẫn trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác?.
- Trong quá trình tiến hóa, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp phải những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phuc như thế nào?.
- Trước khi được 1/3 đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng chưa thuận lợi cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh.
- Không thụ tinh sau vì vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian tồn tại của trứng chưa thụ tinh ngắn..
- Những trở ngại liên quan đến sinh sản:.
- Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước..
- Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập..
- Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ..
- Thụ tinh trong..
- Trình bày ảnh hưởng của hoocmôn tới sự dày lên và phá vỡ niêm mạc tử cung trong 1 chu kì kinh nguyệt?.
- LH và FSH tiết ra từ tuyến yên.
- LH tác động lên buồng trứng  tiết ostrogen  làm dày niêm mạc tử cung..
- FSH tác động lên buồng trứng tạo trứng  thể vàng tạo progesteron.
- Progesteron cùng ostrogen làm niêm mạc tử cung dày lên ức chế tiết LH, FSH..
- Thể vàng giữ ổn định progesteron  niêm mạc tử cung không vỡ..
- Sau khi trứng rụng các nang bào  thể vàng tiết hoocmon progesteron và hoạt động trong suốt thời kì có thai..
- Progesteron phối hợp với ostrogen có tác dụng liên hệ âm tới vùng dưới đồi  ức chế tiết yếu tố giải phóng, làm giảm mạnh nồng độ LH và FSH  không rụng trứng..
- HCG tác động như thế nào lên chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng của người phụ nữ?.
- HCG có tác động gián tiếp lên sự biến đổi chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng thông qua tác động duy trì và phát triển thể vàng, kích thích thể vàng tiết progesteron, kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH, kích thích tuyến yên tăng cường tiết kích nhũ tố (prolactin –PR)..
- HCG bắt đầu xuất hiện trong máu người phụ nữ từ ngày thứ 7-8 kể từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai hình thành tiết ra hooocmon HCG vào máu.
- Tại sao ở phụ nữ, nếu trứng rụng không được thụ tinh thì sau khoảng 14 - 16 ngày lại có hiện tượng hành kinh?.
- So sánh sự tác động của LH và FSH lên buồng trứng và tinh hoàn?.
- Cùng với sự phát triển của trứng, các tế bào nang trứng tiết ngày càng nhiều ơstrôgen.
- Hoocmôn này có tác dụng lên các tế bào niêm mạc thành tử cung phát triển ngày càng dày, xốp và xung huyết để chuẩn bị trứng được thụ tinh xuống làm tổ..
- Khi trứng rụng, bào nang trứng phát triển thành thể vàng tiết prôgesteron và hoocmôn vừa có tác dụng duy trì thể vàng, vừa cùng ơstrôgen duy trì sự phát triển niêm mạc tử cung lại vừa có tác dụng kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH nên trứng không phát triển, chín và rụng tiếp..
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tiếp tục tồn tại và hoạt động trong vòng 3 tháng.
- Cùng với thể vàng, nhau thai được hình thành cũng tiết hoocmôn nhau thai có tác dụng như hoocmôn thể vàng.
- Sau tháng thứ 3, hoocmôn do thể vàng tiết ra giảm do thể vàng thoái hoá, lúc này chỉ còn nhau thai đảm nhiệm chức năng kìm hãm tuyến yên và duy trì sự tồn tại của niêm mạc tử cung, ngoài chức năng nuôi thai..
- Nếu trứng không được thụ tinh, nhau thai không hình thành để hỗ trợ thể vàng thì thể vàng sẽ tiêu giảm dần.
- đồng thời, lượng prôgesteron tiết ra ngày càng ít.
- Sau 14 - 15 ngày kể từ khi trứng rụng, lượng prôgesterôn giảm tới mức tối thiểu làm co thắt các mạch máu nuôi dưỡng lớp tế bào niêm mạc tử cung, gây nên sự hoại tử lớp niêm mạc này, đồng thời với sự co thắt của tử cung làm cho lớp niêm mạc bong ra, mạch bị đứt, máu chảy kéo dài theo lớp niêm mạc tử cung bị thoái hoá ra ngoài: đó là hiện tượng hành kinh xảy ra theo chu kỳ hàng tháng (thường 28 - 32 ngày), liên quan đến chu kỳ rụng trứng gọi là kinh nguyệt b.
- Đều là hoocmon do tuyến yên tiết ra.
- Đều tác dụng lên cơ quan đích để tiết hoocmon tham gia vào quá trình sinh sản - Cùng bị ức chế bới các hoocmon của cơ quan đích.
- Điểm so sánh Buồng trứng Tinh hoàn.
- FSH Kích thích phát triển của bao noãn..
- Kích thích phát triển của ống sinh tinh và tạo tinh trùng..
- LH Gây rụng trứng và tạo thể vàng.
- Tác dụng lên tế bào kẽ gây tiết hoocmon testosteron..
- Ức chế tiết FSH và LH.
- Tại sao khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì sẽ không có trứng nào khác rụng trong khoảng thời gian đó?.
- Tác dụng của FSH và LH.
- Ở con đực: kích thích ống sinh tinh phát triển, tác động vào tế bào sertoli tham gia vào quá trình sản sinh ra tinh trùng..
- Ở con cái: kích thích nang trứng đang phát triển, tác động vào tế bào hạt của của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt..
- Ở con đực: tác dụng vào tế bào kẽ (tế bào leydig) làm tăng tiết testosteron..
- Ở con cái: cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích thích sự phát triển của thể vàng, tạo ostrogen và progesteron..
- Khi trứng chín và rụng, trứng được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì trong suốt quá trình đó nồng độ 2 hoocmon ơstrôgen và prôgesterôn được duy trì ở nồng độ cao (do thể vàng tiết ra)..
- Hai hoocmon này ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi, tuyến yên ức chế sự sản sinh FSH và LH nên trứng không chín và rụng..
- Trong suốt thời kì thai nhi phát triển thì nhau thai sản xuất ra ơstrogen và proôgesterôn để ức chế sự sản sinh ra FSH và LH của tuyến..
- Câu 8: Dưới đây là hình vẽ một tinh trùng:.
- Tinh trùng là một tế bào đặc biệt với các bào quan ở trạng thái đặc biệt.
- Tại sao trong quá trình thụ tinh chỉ có 1 tinh trùng kết hợp với trứng?.
- Màng sinh chất bao quanh toàn bộ tinh trùng..
- Mạng nội chất không phát triển do không có hoạt động tổng hợp..
- Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế bào trứng  ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng, đồng thời gây giải phóng Ca 2+ từ lưới nội chất trong tế bào chất.
- Sự tăng đột ngột Ca 2+ trong tế bào chất gây phản ứng vỏ..
- Các hạt vỏ gắn vào MSC của tế bào trứng và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa MSC và màng sáng.
- Các enzim trong dịch hạt vỏ gây phản ứng làm cứng màng sáng lại, ngăn không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng.
- Thể vàng có vai trò gì? Trình bày cơ chế hình thành và thoái hóa thể vàng?.
- Một người phụ nữ với đầy đủ các nét đặc trưng: vú phát triển đầy đủ, vóc dáng thon thả, da dẻ mịn màng, hông chậu nở rộng nhưng lại không có âm đạo, tử cung và buồng trứng, thay vào đó lại có tinh hoàn.
- Bác sĩ phụ khoa đã phát hiện điều này qua siêu âm và quyết định mổ để đưa tinh hoàn ra, nếu không có thể bị ung thư, theo em nguyên nhân của hiện tượng này là gì?.
- Vai trò của thể vàng: tiết progesteron.
- Ơstrogen và progesteron ức chế tiết FSH và LH, ức chế sự phát triển của nang trứng dẫn đến không có chín trứng và rụng trứng..
- Tuy hình thái bên ngoài là nữ nhưng bản chất (di truyền) người này mang cặp NST giới tính XY, có tinh hoàn vẫn tiết testosteron nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận testosteron nên không thể hiện được tác dụng của nó khi phân hóa giới tính và các đặc điểm sd phụ thứ cấp, đây là hội chứng thiếu mẫn cảm với anđrogen hay phụ nữ có tinh hoàn..
- Tinh hoàn chỉ hoạt động sinh tinh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 0 C .
- trong ổ bụng với nhiệt độ cơ thể, hoạt động sinh tinh bị kìm hãm có thể dẫn tới ung thư tinh hoàn..
- Trong nhiệt độ của hạ nang (bìu), hemoglobin mang oxy tới tinh hoàn nhiều hay ít hơn lượng oxy do hemoglobin mang tới các cơ quan nội tạng có nhiệt độ cao hơn.
- Vì sao? Sự kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự sản sinh tinh trùng?.
- Hạ nang như 1 cơ quan điều nhiệt, đảm bảo cho tinh hoàn ở một nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ trong khoang cơ thể khoảng 1,5 – 2 o C là điều kiện tối thích cho quá trình sinh tinh.
- Trong quá trình sinh tinh nhu cầu oxy không nhiều (đặc biệt là giai đoạn từ tinh bào 1 chuyển về sau) phù hợp với sự giải phóng oxy của hemoglobin ít trong điều kiện nhiệt độ thấp ở hạ nang.
- Còn trong cơ thể ở nhiệt độ cao hơn, hemoglobin giải phóng oxi lại nhiều hơn..
- Nếu đưa chất RU486 vào cơ thể phụ nữ ngay sau khi hợp tử làm tổ ở tử cung thì có ảnh hưởng đến phát triển của phôi không? Giải thích..
- Progesteron có vai trò phát triển niêm mạc tử cung và duy trì phôi thai phát triển trong tử cung..
- Nếu RU486 phong bế thụ thể của progesteron thì progesteron không tác động được lên niêm mạc tử cung, gây xảy thai..
- HCG có vai trò duy trì sự phát triển của thể vàng.
- Thể vàng tiết ra progesteron và estrogen duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung qua đó duy trì sự phát triển của phôi thai..
- Nếu đưa kháng thể chống lại HCG vào cơ thể thì thể vàng tiêu biến làm progesteron và estrogen giảm, do vậy không duy trì được sự phát triển niêm mạc tử cung và gây xảy thai..
- Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS lớp yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.