« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 10


Tóm tắt Xem thử

- Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Từ nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của công tác giáo dục.
- Trong thời gian qua đảng và nhà nước ta được đăc biệt coi trọng công tác giáo dục.
- Coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu..
- Giáo dục phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Là một cán bộ quản lý giáo dục ở một trường THCS, trong quá trình giảng dạy và công tác bản thân tôi thường xuyên trăn trở, suy nghĩ tìm mọi cách để cùng tập thể sư phạm nhà trường và lãnh đạo địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, khai thác các điều kiện thuận lợi và các nguồn lực để áp dụng vào thực tế nhà trường, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục..
- Vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường.
- SKKN tôi mong muốn được góp phần mình vào cùng tập thể giáo dục nhà trường và các cán bộ nhân dân địa phương tìm ra hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở trường.
- Việc nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề lớn, phong phú cả về lý luận và thực tiến đòi hỏi người nghiên cứu phải có sụ hiểu biết sâu rộng, thấu đáo, có trình độ lý luận và kiến thức thực tế phong phú..
- Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung ở nhà trường tôi quan tâm đến vấn đề chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Hội cha mẹ học sinh hoạt động tương đối tích cực, duy trì tương đối hiệu quả việc học tập của con em trong cộng đồng địa phương..
- Một số học sinh ý thực học tập chưa cao do đó khi có quyết định lưu ban là bỏ học..
- Cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo tốt cho việc dạy và học nguồn đầu tư của địa phương cho giáo dục hàng năm còn thấp..
- có 10 lớp tổng số học sinh là 325.
- Trong một vài năm gần đây số học sinh có xu hướng giảm, trường là một đơn vị có phong trào giáo dục đạt tiên tiến cấp huyện đơn vị đạt phổ cập giáo dục THCS..
- Giáo viên có trình độ đại học: 18.
- *Giáo viên cao đẳng: 07.
- Giáo viên có trình độ thạc sỹ: 01.
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, phòng giáo dục.
- của chính quyền địa phương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhận viên trong nhà trường và học sinh của toàn trường.
- Phát triển và duy trì sỹ số, phổ cập giáo dục:.
- Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS..
- Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục..
- đầu năm có: 10 lớp với 325 em, huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 tại trường THCS, trong đó có 03 em học ở trường THCS Lý Nhật Quang..
- Tỷ lệ học sinh lớp 9 đậu tốt nghiệp năm.
- Tỷ lệ huy động các em học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6 hàng năm đều đạt 100%..
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trường THPT: Còn thấp so với các trường ban trong toàn huyện,năm học.
- học sinh đậu THPT chỉ đạt 23,1%..
- Các phòng chức năng đã cơ bản đủ, hàng năm nhà trường đều mua thêm sách, tài liệu đảm bảo cơ bản cho dạy và học, ngoài ra nhà trường cùng với đoàn đội xây dựng tủ sách dùng chung(các sách có được đều do học sinh và giáo viên tự nguyện đóng góp.
- Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên:.
- Chất lượng giáo dục.
- Chất lượng học sinh giỏi tỉnh:.
- Trong hai năm gần đây mặc dù nhà trường thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo của ngành học về việc thực hiện “Hai không với bốn nội dung”, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhằm nâng cao chất lượng thực chất nhưng chất lượng học tập của nhà trường vẫn cơ bản ổn định..
- Công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy phụ đạo cho học sinh yếu đều được gắn vào trách nhiệm cho từng giáo viên, các tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và đại trà của nhà trường..
- Công tác xã hội hoá giáo dục: Bước đầu thu được kết quả tốt.
- Trường vận động phụ huynh học sinh ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường được tổng số tiền đ (mười hai triệu đồng chẵn)và một số hiện vật như cây cảnh, trang, tư liệu lịch sử về truyền thống nhà trường..
- Được sự quan tâm chỉ đạo đúng hướng của các cấp uỷ Đảng, ngành học đặc biệt là nhiệm vụ triển khai nhiệm vụ của từng năm học của Sơ Giáo dục.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục.
- Đổi mới quản lý tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”..
- Thực trạng giáo dục của Trường.
- Tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường.
- Huy động hết học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đợt 1 và đợt 2 vào học lớp 6..
- Duy trì và giữ vững số lượng đầu năm đến cuối năm, hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học giữa năm..
- Thành lập tiểu ban phổ cập, giúp đỡ những đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn được theo học.Nâng cao chất lượng dạy học thu hút các em ngay trong từng tiết học tạo cho các em yêu trường, yêu lớp..
- Kết hợp với nề nếp hoạt động đội, ban ANTH để duy trì tốt nề nếp học tập, kiện toàn ban ANTH chỉ đạo ban ANTH thông tin đầy đủ các qui định, qui chế, Thông tư liên tịch số 10 của bộ công an, ký cam kết thực hiện tốt trường học thân thiện, học sinh tích cực..
- Quán triệt sâu sắc, phổ biến đầy đủ các nội dung tới tận giáo viên chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 và kế hoạch số1553/KH-SGD&ĐT-VP ngày 23 tháng 8 năm 2008 của sở giáo dục ...Quyết định 16/BGD&ĐT/2008 chuẩn mực đạo đức nhà giáo: Mỗi một thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;quán triệt qui định 86 về định giá xếp loại giáo viên, xây dựng phong trào thi đua: Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tiếp tục đổi mới quản lý giáo dục tăng cường nề nếp kỷ cương trong trường học, tập trung kiến thức cơ bản ở những học sinh yếu kém, nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi để bồi dưỡng.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện, thực tập, thao giảng, đổi mới PP dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, chú trọng đúc rút SKKN, tháng 9 đăng ký đề tài, tháng xây dựng, góp ý kiến, hoàn thành, tháng 03, 04 xét chọn, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, thăm lớp dự giờ, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tham gia sinh hoạt cụm, tổ, nhóm để trao đổi bài khó, chương khó và cách kiểm tra đánh giá học sinh..
- *Về chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục giáo viên, học sinh xây dựng trường lớp xanh - sạch- đẹp – an toàn.
- giải quyết kịp thời những hiện tượng vi phạm trong học sinh.
- Bàn giao học sinh giỏi năm trước, phát hiện thêm học sinh giỏi khác..
- Phong trào thi đua phải gắn liền đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng, khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học, áp dụng SKKN để nâng cao chất lượng giáo dục.
- học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng phụ đạo ngay từ đầu năm học.
- Xử lý nghiêm những giáo viên học sinh vi phạm..
- Phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Tuyên truyền đến tận giáo viên học sinh chủ trương do Bộ GD&ĐT đề ra..
- *Chỉ đạo hoạt động của các tổ chức nhà trường:.
- Thường xuyên nắm bắt kịp thời chính xác các diễn biến về tư tưởng, nâng cao giáo dục chính trị thực hiện tốt qui chế nội bộ..
- Tổ chức họat động NGLL “Rung chuông vàng” cho học sinh tất cả các khối lớp, tổ chức “ hái hoa dân chủ” toàn trường..
- Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử của huyện.
- Sử dụng có hiệu quả sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh.
- Đó là trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giáo viên chủ nhiệm đề ra một số hình thức để giáo viên có thể liên lạc với phụ huynh học sinh và thông báo lịch định kỳ liên lạc với gia đình để thông báo kết quả học tập rèn luyện trong thời gian qua để phụ huynh theo dõi ký vào sổ để học sinh nạp lại cho giáo viên, kỳ họp phụ huynh tiếp theo phát lại sổ liên lạc cho phụ huynh để để một lần nữa kiểm tra độ trung thực của các nhận xét của phụ huynh tránh tình trạng một số em bị nhiều khuyết điểm nhờ người khác nhận xét hộ mà phụ huynh không biết lỗi của con em mình, đối với các em học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm cùng với chi hội trưởng đến trực tiếp gia đình để thông báo và nắm bắt tình hình để có cách giáo dục thích hợp..
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém..
- Về quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh - Quản lý hoạt động dạy của giáo viên..
- Quản lý việc thực hiện chương trình dạy và học: Chương trình các môn học trong nhà trường là bắt buộc thực hiện, yêu cầu giáo viên dạy đủ, dạy đúng, dạy có chất lượng chương trình do bộ giáo dục và đào tạo quy định..
- Quản lý việc soạn giáo án: Bài soạn phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu về kiến thức kỹ năng cần đạt, thể hiện sự đổi mới trong phương pháp nhằm làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức bài học một cách hiệu quả nhất,tránh thụ động.
- +Quản lý các giờ lên lớp của giáo viên..
- Quản lý các giờ lên lớp của giáo viên.
- Thông quan việc xem xét vở ghi, vở bài tập của học sinh để nắm bắt tình hình của học sinh..
- Quản lý việc đáng giá xếp loại của học sinh về chất lượng văn hoá..
- Vào đầu năm học và cuối từng kỳ thông quan họp hội đồng triển khai học tập quy chế đánh giá xếp loại học sinh:.
- Để kiểm tra phải kiểm tra chuẩn kiến thức do Bộ giáo dục quy định, đảm bảo đánh giá thực chất, chất lượng học sinh..
- Thực hiện giao khoán chất lượng đại trà cho giáo viên đại trà vào đầu năm, chỉ đạo việc đánh giá kết quả của học sinh nghiêm túc đặc biệt là trong kiểm tra thi cử lấy đó là cơ sở đánh giá chất lượng..
- Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng nhân tài và tạo lực lượng nòng cốt mũi nhọn trong học tập.
- Bên cạnh đó làm tốt công tác phụ đạo học sinh yếu, kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phụ đạo học sinh yếu kém có thời gian biểu cụ thể, trừ tiết cho các giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu là 3 tiết trên tuần, ngoài ra có chế độ thưởng học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi..
- Việc phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu cần phải được lựa chọn những giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng, phụ đạo sau khi cân nhắc xem xét ký đề nghị các tổ chuyên môn và hiệu phó rồi quyết định hiệu trưởng có phương pháp kế hoạch nghiên cứu.
- khảo sát tìm tòi nhân tố mới có kinh nghiệm để bổ sung dần vào đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi một cách thận trọng..
- Quản lý việc học của học sinh.
- Xây dựng và duy trì nề nếp tốt, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý học sinh..
- Tổ chức các hình thức nhằm xây dựng động cơ, thái độ học tập tốt nhằm phát huy tinh thần, nổ lực phấn đấu học tập của học sinh.
- Trong quá trình dạy học phải hình thành từng bước phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập suy luận của học sinh và khuyến khích học sinh sáng tạo trong suy luận và vận dụng kiến thức, tự giác xây dựng và thực hiện thời gian biểu học tập ở nhà, mặt khác cần xây dựng một môi trường giáo dục tốt tạo nên một phong trào học tập, chăm lo cho việc học tập của con em ở địa phương..
- Tích cực tham mưu để tạo nguồn tài chính động viên các cơ quan đoàn thể tham gia vào quỹ khuyến học, thưởng cho học sinh có thành tích và có cố gắng vươn lên trong học tập..
- Quan tâm chỉ đạo và đảy mạnh xã hội hoá giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thường xuyên chăm lo công tác tuyên truyền vận động nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
- trong việc giáo dục học sinh tổ chức họp phụ huynh định kỳ mỗi năm 3 lần vào đầu năm học, cuối học kỳ 1 và cuối năm học.
- giám sát hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh..
- Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá,môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.
- Phát huy truyền thống “ Tôn sư trọng đạo ” làm tốt công tác chính trị tư tưởng phấn đấu để mỗi thầy cô giáo thực là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- -Nhà trường kết hợp với với hội cha mẹ học sinh làm sao để hội cha mẹ là cầu nối giữa nhà trường với gia đình học sinh trong việc phối hợp giáo dục con em..
- Kiện toàn và xác định rõ vai trò, tăng cường hoạt động của hội đồng giáo dục nhà trường..
- Nâng cao nhận thức tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của hội đồng nhân dân, sự quản lý của UBND xã phát huy vai trò các tổ chức đoàn thể ở địa phương, hội phụ huynh, hội khuyến học và các tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường..
- Phối hợp giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức trong nhà trường trong việc giáo dục học sinh, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm học.
- Củng cố, kiện toàn các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường hướng các tổ chức hoạt động có hiệu quả tập trung vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục..
- Phát huy sức mạnh tổng hợp ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội.
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với ban văn hóa xã và hội khuyến học phát động phong trào “ Tiếng trống học bài” phân công nhóm giáo viên kiểm tra đôn đốc việc học tập ở nhà, phối hợp với địa phương để thông báo kết quả học tập của học sinh thông qua sổ liên lạc và thông qua họp xóm, mỗi giáo.
- viên xuống xóm kiểm tra học sinh học 2 lần/1 học kỳ.Huy động sự đóng góp tự nguyện của hội cha mẹ học sinh mỗi năm tổ chức cho các em “Hành trình tri ân” tới các di tích lịch sử văn hóa trên đất.
- Để phát huy nội lực của ngành của trường cần nắm vững thực trạng chung của ngành, của trường để xây dựng và vận dụng những giải pháp phù hợp, đồng bộ, trên cơ sở kế thừa phát huy những mặt tiến bộ tích cực của các giải pháp truyền thống để cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường..
- Qua quá trình thực hiện các giải phát trên tôi nhận thấy rằng chất lượng giáo dục toàn diện tại trường.
- Ý thức học tập có chuyển biến tích cực: Học sinh giỏi huyện khối 9 có 5 em, có 01 em đạt giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý.
- Như vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục là quá trình tìm tòi, thực hiện nhiều các giải pháp, sự ủng hộ tạo điều kiện của tất cả các ban ngành từ cấp xã đến huyện, từ đội ngũ thầy cô giáo, phụ huynh học sinh.Trong đó yếu tố chỉ đạo quản lý rất quan trọng, đòi hỏi sự kiên trì, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên và các em học sinh.Vì vậy trong đề tài này tôi mạnh dạn nêu ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường