« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 01


Tóm tắt Xem thử

- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GVPT 01: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.
- Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.
- Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng trong nhân cách nhà giáo.
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của họ được duy trì thành nền nếp trong nhà trường dựa trên hệ thống các khuôn phép, quy tắc đạo đức nhằm định hướng, điều chỉnh nhận thức, đánh giá thái độ, hành vi của nhà giáo phù hợp với yêu cầu mô phạm của nghề dạy học.
- Các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo hiện nay:.
- Sự tha hóa về đạo đức trước sức hút của đồng tiền đã dẫn tới những hành động mù quáng như việc cướp tiệm vàng của thầy giáo Nguyễn Xuân Khôi – giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 4 mới đây là một minh chứng điển hình..
- Các quy định về đạo đức nhà giáo..
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao..
- Đạo đức nghề nghiệp.
- thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục..
- thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..
- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo.
- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục..
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường..
- Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo..
- Bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo phải được xem là việc làm trọng tâm, thường xuyên có tính lâu dài không chỉ trong nhận thức, mà quan trọng hơn là mỗi nhà giáo phải tự xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao đạo đức của mình qua từng năm học..
- Thường xuyên cụ thể hóa việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Coi trọng việc đổi mới, khát vọng vươn lên, hoàn thiện văn hóa sư phạm, biết tự học để có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, luôn ý thức chấp hành tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh..
- Nêu cao tính nguyên tắc, tính kỷ luật, tính sư phạm các hoạt động giáo dục trong nhà trường..
- Sống và làm việc theo pháp luật của Nhà nước và quy định về đạo đức nhà giáo của Bộ GDĐT, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức và tự học”..
- Thực trạng đạo đức nhà giáo hiện nay:.
- Xem xét thực trạng từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều đại biểu cho rằng đại bộ phận nhà giáo nước ta hiện nay có phẩm chất đạo đức tốt, song vẫn còn bộ phận giáo viên thiếu gương mẫu, không đấu tranh với những gian dối trong giáo dục, thậm chí còn bị lôi cuốn vào những việc làm tiêu cực, làm tổn hại đến uy tín đội ngũ người thầy.
- Rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như tư duy giáo dục chậm đổi mới, mặt trái của nền kinh tế thị trường.
- công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho nhà giáo còn bị coi nhẹ,….
- PGS.TS Trần Thị Mai Phương, Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng, đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay không chỉ là những phẩm chất, năng lực cá nhân mà đã trở thành chuẩn mực pháp luật.
- Trong đó, vấn đề đạo đức được hiểu là sự tổng hòa giữa 3 yếu tố gồm lý tưởng nghề, đạo đức nghề và kỹ thuật làm nghề.
- Trong bối cảnh cả nước đang chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên môn, giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào phương pháp, kỹ năng và thủ thuật dạy học..
- Những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo..
- khiến dư luận những ngày qua dậy sóng về tình trạng vi phạm đạo đức của giáo viên..
- Vụ việc giáo viên phạt tát học sinh bằng 231 cái tát, đánh học sinh bầm tím, ép học sinh súc miệng bằng nước giặt giẻ lau bảng… Dẫu rằng đây chỉ là những hiện tượng cá biệt song những hành vi lệch chuẩn này đã làm mất đi hình ảnh cao đẹp của nhà giáo, làm giảm niềm tin của xã hội với giáo dục..
- Lên án những trường hợp nhà giáo vi phạm đạo đức nghiêm trọng trong thời gian qua, GS.VS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, hiện nay cả nước có tới hơn 1 triệu giáo viên, học sinh cũng tới trên 24 triệu học sinh, với một quy mô lớn như vậy, rất có thể sẽ nảy sinh ra các vi phạm của nhà giáo.
- thì giáo viên cũng không thể đổ lỗi cho sức ép nào đó mới dẫn đến hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí xâm hại, xúc phạm thân thể học sinh.
- Những giáo viên vi phạm, cần căn cứ vào các quy định hiện nay để xem xét loại ra khỏi ngành giáo dục..
- Để làm trong sạch môi trường giáo dục, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: “Những trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo trong thời gian qua là những hiện tượng dị biệt, khó có thể chấp nhận được với những người như thế khi đứng trên bục giảng.
- Dù chỉ là cá nhân, song liên tiếp xảy ra các vụ việc còn cho thấy một bộ phận giáo viên hiện nay đang suy thoái về đạo đức gây mất niềm tin trong xã hội.
- Những vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo phải xử lý nghiêm và cương quyết đưa ra khỏi ngành”..
- Theo các nhà quản lý giáo dục, hiện nay Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.
- nhiều nhà trường cũng ban hành quy chế làm việc, trong đó quy định rõ những việc nhà giáo được làm và không được làm… Bên cạnh đó là một loạt các văn bản đề nghị các địa phương chỉ đạo, quán triệt, chấn chỉnh để nâng cao đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.
- Về phía các nhà trường, cần phổ biến lại các quy định về đạo đức nhà giáo, đồng thời cho giáo viên phải ký cam kết không vi phạm.
- Trường hợp vi phạm cam kết, vi phạm đạo đức nghiêm trọng thì xem xét loại ra khỏi ngành.
- Trong tuyển chọn “đầu vào” sư phạm, bên cạnh việc dựa vào điểm số cũng cần xem xét thêm các yếu tố khác như lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức..
- Ngành Giáo dục cũng phải có sàng lọc, nếu những giáo viên không xứng đáng là thầy cô giáo thì nên sa thải..
- Những những tấm gương đạo đức nhà giáo tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức và dạy học học sinh:.
- Cho nên, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mặc dù bận rộn với vô vàn công việc lãnh đạo công cuộc kháng chiến và kiến quốc nhưng Người vẫn rất quan tâm và giành nhiều thời gian cho sự nghiệp giáo dục.
- Và theo Người, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục, của các nhà trường là phải hết sức coi trọng giáo dục đạo đức cho người học, nhất là thế hệ trẻ..
- Giáo dục đạo đức – mối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục trong nhà trường.
- Trong đó, giáo dục đạo đức được Người đặt lên hàng đầu.
- Ngay từ năm 1926, khi đang ở Quảng Châu, Người đã gửi một bức thư cho đại diện Đoàn Thanh niên cộng sản Pháp tại Quốc tế Thanh niên cộng sản nêu rõ ý định muốn gửi 3 hay 4 học sinh qua Nga để các em được tiếp thụ một nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp..
- Từ năm 1945 cho đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thăm nhiều cơ sở giáo dục, dự nhiều hội nghị giáo dục ở Trung ương và ở các địa phương.
- Đến đâu, Người cũng đề cập và yêu cầu các lực lượng giáo dục, các trường học cần phải chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh.
- sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) ngày Người dạy các em phải yêu đạo đức.
- Đức là đạo đức cách mạng.
- Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”(2).
- Nhân ngày Quốc khánh Người gửi thư cho nam nữ chiến sĩ bình dân học vụ nhấn mạnh việc cần phải dạy các em “đạo đức của công dân”.
- Sau khi miền Bắc được giải phóng, giữa bộn bề công việc lãnh đạo công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới và đấu tranh thống nhất nước nhà, Người đã viết Thư gửi các em học sinh, trong đó yêu cầu các lực lượng giáo dục phải chú trọng giáo dục đạo đức.
- Với những việc Người đã làm và những lời dạy Người để lại, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng, giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là một trong những tâm nguyện lớn nhất của Người..
- Vì sao phải chú trọng giáo dục đạo đức?.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp giáo dục, phải đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức.
- Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các em sẽ thành người tốt.
- “Vì tương lai của con em ta”, đó là khẩu hiệu và cũng là nhiệm vụ Người giao cho đội ngũ các thầy giáo, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ..
- Vì thế, giáo dục đạo đức cần phải được chú trọng.
- Đây là nhiệm vụ vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài của nền giáo dục nước nhà..
- Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phải dùng tinh thần và đạo đức mới để rửa gột những ảnh hưởng ấy..
- Thứ ba, mỗi thời đại, mỗi chế độ xã hội có những tư tưởng và quan niệm khác nhau về đạo đức.
- Chế độ mới ở nước ta – chế độ dân chủ nhân dân – cũng cần phải có đạo đức mới.
- Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới”.
- Đạo đức mới để làm nên con người mới:.
- Đồng thời, Người còn chỉ ra rằng, trong xã hội vẫn tồn tại tình trạng nhiều người có thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, do đó giáo dục đạo đức mới chính là nhằm cải hoá những tư tưởng không đúng đắn đó..
- Thứ tư, giáo dục đạo đức học sinh còn là vì tương lai của dân tộc.
- Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc ngày Người khẳng định rằng, công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc.
- Người cho rằng, nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.
- Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang của ngành giáo dục..
- Giáo dục đạo đức có tầm quan trọng lớn lao, song không phải ở đâu và trong thời gian nào các lực lượng giáo dục cũng nhận thức được đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề.
- phê bình công tác giáo dục trong thời gian qua còn “máy móc”, “rập khuôn”, “học nhưng không hành”, ít chú ý tới giáo dục đạo đức, đạo đức công dân còn kém…, Người đã yêu cầu các cấp giáo dục cần phải chấn chỉnh ngay hiện tượng này..
- Về nội dung giáo dục đạo đức.
- Trong những bài viết và trong các buổi nói chuyện tại các trường học, các cơ sở giáo dục và các hội nghị giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần giải thích về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là giáo dục những gì.
- Theo Người, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất đa dạng, từ việc nhỏ cho tới việc lớn, từ quan hệ thầy trò, bạn bè trong nhà trường cho tới giáo dục thái độ, trách nhiệm của các em đối với gia đình, xã hội và Tổ quốc..
- Về phía giáo viên, Người yêu cầu các thầy giáo, cô giáo phải luôn chú trọng việc giáo dục các phẩm chất đạo đức mới cho học sinh, đó là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công, giữ kỷ luật, giữ vệ sinh, học văn hoá..
- Đối với các em học sinh – những người chủ tương lai của nước nhà, Người chỉ ra rằng, các em cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường để có thể trở thành người công dân tốt, người cán bộ tốt.
- Với các em, đạo đức cách mạng là: yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
- Trong nhà trường, các em phải luôn thi đua, thi đua giữa lớp này với lớp khác, giữa trường này với trường khác trong việc học và hành, nhằm làm cho nền giáo dục của nước ta phát triển tốt đẹp.
- Trong quan hệ bạn bè, các em phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với cha mẹ, các em phải yêu kính và biết giúp đỡ cha mẹ.
- Tuy nhiên, trung và hiếu là những phạm trù trừu tượng, nếu chúng ta giáo dục lòng yêu nước cho các em mà cứ nói các em phải trung với nước, phải hiếu với dân thì điều đó sẽ gây cho các em sự.
- Đi đôi với “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, Người dạy các em phải biết ghét và biết chống.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, trong giáo dục đạo đức, nếu chỉ dùng lời nói thì kết quả sẽ không cao và không chắc chắn.
- Tuổi các em còn nhỏ thì các em làm những công việc nhỏ.
- Đồng thời với việc nói phải đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, trong giáo dục đạo đức cần phải phát hiện, động viên và khen thưởng kịp thời những gương.
- Nhận thấy vai trò to lớn của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo – những người có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành nhân cách của học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, để giáo dục học sinh thì người giáo viên trước hết phải gương mẫu, tận tâm với trẻ, với nghề.
- Trong giáo dục đạo đức, Người không tán thành với hiện tượng nói không đi đôi với làm, nói một đường nhưng làm một nẻo, nói nhưng không làm.
- Người cho rằng, nếu người làm công tác giáo dục mà như thế thì giáo dục lại thành ra phản giáo dục.
- Nhận thấy trách nhiệm giáo dục các em trước hết thuộc về các thầy giáo, cô giáo, Người yêu cầu người giáo viên cần tuyệt đối tránh thái độ bàng quan, làm ngơ.
- Bên cạnh đó, để giáo dục đạo đức cho học sinh, Người cũng yêu cầu cần phải có sự tham gia, phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục khác là gia đình và xã hội.
- Về vấn đề này, trong Thư gửi các em học sinh đăng trên báo Nhân dân, số 600, ngày Người viết: “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội.
- Theo Người, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh phải mang tính đồng bộ, nhất là trong nội dung giáo dục, tránh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”.
- Cho nên, muốn giáo dục các cháu thành người tốt, nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội phải kết hợp chặt chẽ với nhau..
- Đến nay, dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa gần 40 năm, nhưng những tư tưởng của Người về công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường vẫn còn nguyên giá trị.
- Thiết nghĩ, ngày nay, các thầy giáo, cô giáo và các lực lượng giáo dục cần vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ vào công tác giáo dục cụ thể, góp phần đào tạo nên những con người tốt, những công dân tốt cho nước nhà..
- Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.