« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài thu hoạch học tập Nghị quyết Đại hội XII Công Đoàn Việt Nam Mẫu bài thu hoạch học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn lần thứ 12


Tóm tắt Xem thử

- LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG.
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII diễn ra từ ngày .
- Với khẩu hiệu “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, đại hội xác định đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn.
- tập trung đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động;.
- đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
- góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
- Đại hội Công đoàn lần thứ XII là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và người lao động, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Tại đại hội có 947 đại biểu được triệu tập, đại diện cho hơn 10 triệu đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) cả nước và 7 đoàn đại biểu quốc tế..
- Đại hội đã tiến hành thảo luận, thông qua Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của nhiệm kỳ 2018-2023.
- Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và tổ chức công đoàn với Đảng, Nhà nước….
- Đồng thời các đại biểu dự Đại hội đã thảo luận các vấn đề trọng tâm tại 12 trung tâm: Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm.
- Đổi mới phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động theo hướng thiết thực hiệu quả.
- Phát triển đa dạng, hiệu quả hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên công đoàn.
- Công đoàn tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện và phản biện chính sách, pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả thương lượng, ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giải pháp cải cách hành chính trong tổ chức Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công và phong trào nữ công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới.
- Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn trong tình hình mới.
- Giải pháp xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.
- Công đoàn Việt Nam và việc làm của người lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4..
- Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp công nhân nước ta.
- Trải qua gần 90 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam..
- Công đoàn luôn gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, đồng hành với dân tộc và Đảng Cộng Sản Việt Nam, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập-hòa bình-thống nhất.
- Thứ nhất, Công đoàn Việt Nam đang ở thời điểm có tính bước ngoặt..
- Công đoàn Việt Nam vừa thực hiện chức năng và hoàn thành sứ mệnh của một đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa là tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động theo cơ chế hai bên và ba bên, phù hợp với thông lệ quốc tế..
- Công đoàn là đoàn thể chính trị - xã hội duy nhất tự thu kinh phí và tự chi kinh phí cho bộ máy và các hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật, không lấy từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế để đảm bảo tính độc lập với Chính phủ trong quan hệ ba bên (Chính phủ, đại diện giới chủ và Công đoàn)..
- Công đoàn Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đề ra..
- Hoạt động chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được tập trung đầu tư với nhận thức mới, tư duy mới..
- Chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, năm Vì lợi ích đoàn viên công đoàn lần đầu tiên được tổ chức, Tháng Công nhân, “Tết Sum vầy”, "Mái ấm Công đoàn” và nhiều hoạt động ý nghĩa khác được nâng tầm hiệu quả, góp phần thiết thực chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động..
- Việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tổ chức đầu tư, xây dựng các thiết chế tại những địa phương có nhiều bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, giải trí của công nhân..
- Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn được thực hiện với 647.203 cuộc tuyên truyền, thu hút lượt đoàn viên, người lao động tham gia.
- Công đoàn đã chủ động triển khai các hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và 5 năm thực hiện Kết luận số 79-KL/TW..
- Các cấp công đoàn đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”.
- phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”..
- Tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức thu hút, tập hợp người lao động tham gia tổ chức Công đoàn.
- Hoạt động kiểm tra được chú trọng hơn và ngày càng đi vào nề nếp với việc giao nhiệm vụ giám sát và tăng thêm thẩm quyền cho Ủy ban kiểm tra, ban hành 6 văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các cấp công đoàn..
- Công tác tài chính công đoàn có sự chuyển biến mới về tư duy, căn bản, toàn diện, theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả.
- Thu tài chính công đoàn tăng đều qua các năm và đột biến ở năm 2017, 2018.
- triển khai biện pháp thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua một tài khoản..
- Hoạt động đối ngoại của Công đoàn Việt Nam đã bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tăng cường vị thế của Công đoàn Việt Nam trong phong trào công nhân và công đoàn quốc tế;.
- tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong lĩnh vực lao động, công đoàn..
- Những kết quả toàn diện của hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động cả nước trong nhiệm kỳ qua đã có đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước, góp phần tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam..
- Đó là chất lượng hoạt động công đoàn chưa đồng đều, ở một số lĩnh vực, cơ quan, đơn vị.
- hiệu quả hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động chưa cao..
- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, Đại hội rút ra 5 bài học kinh nghiệm: Một là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi trong hoạt động Công đoàn Việt Nam.
- Hai là, quan tâm chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên, lấy lợi ích là một trong những điểm quan trọng tập hợp, thu hút người lao động đến với tổ chức công đoàn.
- Ba là, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
- Bốn là, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, kịp thời thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thực tế.
- Năm là, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trong tình hình mới..
- Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu, các khâu đột phá, hệ thống chỉ tiêu và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ XII như sau:.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, chuyên nghiệp.
- Về các khâu đột phá, nhiệm kỳ các cấp công đoàn tập trung thực hiện 3 khâu đột phá: Một là, Đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động.
- chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người lao động.
- Hai là, Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ.
- Ba là, Xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh, đẩy mạnh công tác truyền thông công đoàn đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới..
- Thứ 2, tập trung nguồn lực để tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động..
- Nhiệm kỳ XII, cấp công đoàn tiếp tục tập trung nguồn lực và nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ này..
- Hoạt động chăm lo lợi ích cho đoàn viên, người lao động được tiếp tục đẩy mạnh trên cơ sở quan điểm coi lợi ích là chất kết dính thu hút, tập hợp người lao động đến với tổ chức công đoàn..
- Tham mưu với Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương chăm lo lợi ích người lao động, tập trung vào việc xây dựng các thiết chế công đoàn, phát triển và bảo vệ việc làm bền vững, phòng ngừa vi phạm pháp luật của giới chủ đối với người lao động..
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, coi đây là cách bảo vệ người lao động từ xa, trên diện rộng và hiệu quả.
- Tăng cường các hoạt động tham gia hoặc chủ động tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội..
- Thứ 3, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động, phát huy hiệu quả các phong trào thi đua, nâng cao chất lượng công tác nữ công, góp phần chăm lo, xây dựng đội ngũ những người lao động nữ trong tình hình mới..
- 5 năm tới, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, các cấp công đoàn phải tập trung đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động..
- Tham gia xây dựng người lao động Việt Nam yêu nước, đoàn kết, nghĩa tình, lao động sáng tạo, tôn trọng pháp luật, trách nhiệm cao, tay nghề giỏi.
- Phát triển, cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”.
- Phát động phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” hoạt động công đoàn trong cán bộ, đoàn viên công đoàn..
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tiến trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và đổi mới hoạt động nữ công.
- Tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyền của lao động nữ.
- nghiên cứu tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của lao động nữ..
- Thứ tư, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sách, vững mạnh..
- Công đoàn các cấp tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đoàn viên, đổi mới cách thức tiếp cận, tuyên truyền, vận động người lao động.
- Thực hiện đồng bộ công tác quản lý, đánh giá, phân loại đoàn viên ở các cấp công đoàn.
- Nghiên cứu, sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn các cấp theo hướng rõ nhiệm vụ, rõ quyền hạn của mỗi cấp công đoàn, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả..
- Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động của ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.
- chức, nhân sự uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn đảm bảo về năng lực, bản lĩnh..
- Tham gia xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước.
- Thứ năm, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác tài chính công đoàn, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệp quả hoạt động đối ngoại..
- Nhiệm kỳ Công đoàn Việt Nam chọn một trong 3 khâu đột phá là tạo nguồn lực đủ mạnh để triển khai các nhiệm vụ ngày càng to lớn, nặng nề của tổ chức, muốn vậy công tác tài chính công đoàn phải có bước chuyển mạnh theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả..
- Bố trí cán bộ làm công tác tài chính phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có năng lực chuyên môn và đạo đức tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính công đoàn chuyên nghiệp.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Duy trì quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống của Công đoàn Việt Nam.
- chú trọng quan hệ hợp tác với công đoàn các nước láng giềng, bạn bè truyền thống, các nước trong ASEAN..
- Thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên có trách nhiệm trong Liên hiệp công đoàn thế giới (WFTU)..
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam, về đất nước, con người Việt Nam với các tổ chức quốc tế và bạn bè trên thế giới..
- Thứ sáu, đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và phương thức hoạt động của các cấp công đoàn..
- Tình hình, nhiệm vụ mới đòi hỏi Công đoàn Việt Nam phải đổi mới toàn diện, trong đó đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo và phương thức hoạt động công đoàn là một trong những ưu tiên hàng đầu..
- Đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động Công đoàn theo hướng cấp trên phục vụ, hỗ trợ cấp dưới.
- tổ chức công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động.
- Xây dựng cơ chế để các cấp công đoàn phát huy tính chủ động, sáng tạo, gắn với trách nhiệm trong hoạt động công đoàn phù hợp với thực tiễn ngành, địa phương, cơ sở và quy định của Tổng Liên đoàn..
- Phân định rõ mối quan hệ phối hợp, quyền hạn, trách nhiệm giữa công đoàn ngành và liên đoàn lao động địa phương trong việc hướng dẫn công đoàn cơ sở hoạt động và xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
- giải quyết tranh chấp lao động tập thể..
- Thực hiện cải cách hành chính trong tổ chức công đoàn.
- hướng các hoạt động công đoàn về cơ sở, vì cơ sở.
- Để thực hiện tốt nghị quyết của Đại hội mỗi cá bộ công đoàn cần làm tốt các nhiệm vụ:.
- đề cao trách nhiệm tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa, tham gia xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn..
- Kết hợp tuyên truyền Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII gắn với tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi CNVCLĐ