« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3


Tóm tắt Xem thử

- KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN MẦM NON HẠNG III.
- XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TÂM LÝ – XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.
- Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý xã hội mang tính chất môi trường gia đình.
- Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và lĩnh vực giáo dục mầm non nói riêng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt các nhiệm vụ của viên chức giảng dạy và chăm sóc trẻ, đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non.
- Với những lý do trên, trong dịp hè năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương đã phối hợp với Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên cho các cấp học trên địa bàn tỉnh.
- Tôi đã mạnh dạng đăng ký tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non hạng III..
- Chuyên đề 1: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước Chuyên đề 2: Luật trẻ em và hệ thống quản lí giáo dục Chuyên đề 3: Kĩ năng làm việc nhóm.
- Chuyên đề 5: Phát triển chương trình giáo dục mầm non của khối lớp Chuyên đề 6: Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Chuyên đề 7: Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non.
- Chuyên đề 8: Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.
- Chuyên đề 10: Tổ chức, huy động cộng đồng tham gia giáo dục trẻ mầm non.
- Chuyên đề 11: Đạo đức của giáo viên mầm non trong xử lý tình huống sư phạm ở trường mầm non.
- Một trong các chuyên đề giúp tôi hiểu sâu hơn và có thể áp dụng hiệu quả hơn trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của bản thân đó là chuyên đề “Xây dựng môi trường tâm lí – xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”.
- Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục đến hình thức và phương pháp giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất.
- Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- 5 cao chất lượng giáo dục.
- chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” với mong muốn động viên, khuyến khích thầy cô giáo, cán bộ quản lí, toàn thể học sinh cùng các lực lượng ngoài xã hội tích cực, chủ động tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt..
- Tuy nhiên trên thực tế việc xây dựng môi trường thân thiện - môi trường tâm lý - xã hội cho trẻ ở trường mầm non chưa thực sự được chú trọng.
- Trong thời gian vừa qua ngành giáo dục luôn phải đối mặt với các vấn nạn về bạo hành trẻ (kể cả thể chất lẫn tinh thần, “khủng bố” trẻ bằng lời nói.
- đánh trẻ, xâm hại trẻ em xảy ra với môi trường giáo dục làm phụ huynh phải đặt câu hỏi “nơi nào là an toàn cho con trẻ”, trẻ vẫn chưa thật sự „thích” đến trường mầm non.
- Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng môi trường vật chất chúng ta cần hết sức quan tâm đến việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non để trẻ thực sự cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng.
- Môi trường giáo dục trong nhà trường là tập hợp các yếu tố về vật chất và tâm lý - xã hội có tác động trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học và giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người học..
- 6 Môi trường tâm lý - xã hội được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ của người dạy với người học, mối quan hệ của người học với nhau.
- Môi trường tâm lý - xã hội trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi của người học cũng như ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình giáo dục.
- Như vậy, môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non là môi trường được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối quan hệ tác động qua lại giữa người lớn với trẻ (giáo viên mầm non, cán bộ công nhân viên trong trường, phụ huynh, khách), người lớn với người lớn, trẻ với trẻ..
- Việc tạo nên bầu không khí tâm lý - xã hội dựa trên các giá trị trong xây dựng môi trường nhà trường là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy hiệu quả giáo dục vì nó đáp ứng các nhu cầu quan trọng của trẻ.
- Kết quả nghiên cứu của UNESCO trong chương trình giáo dục giá trị sống toàn cầu trẻ em cần được sống trong môi trường mà trẻ cảm thấy: được an toàn, được có giá trị, được yêu thương, được hiểu và được tôn trọng..
- Trường tôi nằm ở điểm trường nông thôn nhưng cơ bản cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng đã cố gắng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt danh hiệu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 3 vào năm 2017..
- Trong năm học vừa qua, nhà trường đã phát động cho toàn giáo viên tham gia xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng trường học an toàn, thân thiện.
- Sau khi tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III tôi “bắt gặp” được chuyên đề “xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trong giáo dục trẻ ở trường mầm non” với sự truyền đạt, hướng dẫn, chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Phước Mạnh - giảng viên khoa tâm lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tôi đã có thể xác định được “hướng đi” cho mình trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non đạt hiệu quả và tôi sẽ áp dụng vào thực tế khi năm học mới bắt đầu..
- Bản thân tôi là một giáo viên chủ động, tích cực trong việc tìm tòi, học hỏi và đã được tham gia bồi dưỡng chuyên đề “xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”..
- Giáo viên chưa có nhiều kỹ năng trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non..
- Chưa nhận được sự hợp tác, phối hợp của một vài phụ huynh và thành viên trong nhà trường trong việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non..
- Xuất phát từ những lý do và thực trạng nêu trên và thông qua việc tham gia lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trong thời gian vừa qua tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Tôi đã nghiên cứu, sưu tầm và đưa ra những giải pháp xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non như sau:.
- Giải pháp 1: Xây dựng môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình.
- Điều này không có được ở trường mầm non.
- Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non là nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố ban đầu của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một (Điều lệ trường mầm non), phát huy hết những tiềm năng đang nảy nở ở.
- 9 trẻ thì nhà trường cần xây dựng môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình.
- Môi trường an toàn: Môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non cần đảm bảo trẻ được chăm sóc, giáo dục bằng tình cảm thương yêu.
- Hoạt động trong môi trường tâm lý - xã hội nhà trường mang đặc trưng văn hóa gia đình, trẻ em được người lớn chăm sóc, giáo dục bằng tình cảm thương yêu, được thỏa mãn đầy đủ và kịp thời, hợp lí mọi nhu cầu để phát triển.
- “môi trường an toàn” vốn có.
- 10 Ví dụ: Khi bước vào môi trường phong phú các mối quan hệ như trường mầm non trẻ sẽ nhìn thấy, nghe thấy và học được các quy tắc ứng xử như thế nào cho phù hơp.
- đều được giáo viên sử dụng trong quá trình chăm sóc, giáo dục giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về tên gọi, đặc điểm, công dụng/ích lợi, cách sử dụng/cách chăm sóc chúng.
- Bên cạnh đó giáo viên luôn nhắc nhở, giáo dục trẻ các hành vi tích cực như thu dọn sau khi chơi xong, nhặt rác bỏ vào thùng rác, không nghịch phá đồ vật, con vật nguy hiểm....
- 11 + Môi trường mà người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên: Ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống của cuộc sống, người lớn đều có thể bảo ban, dạy dỗ trẻ.
- Việc nuôi và dạy trẻ trong môi trường tâm lý - xã hội nhà trường cần được kết hợp một cách khéo léo và tự nhiên..
- Hay trong tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời khi có bạn lỡ trượt chân vấp ngã tận dụng tình huống đó cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, không trêu ghẹo bạn và xem bạn có bị trầy xướt gì không.
- Môi trường tâm lý - xã hội này tạo điều kiện cho trẻ tự do hoạt động do chính mình và vì chính mình.
- Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử trong trường mầm non.
- Để xây dựng được môi trường tâm lý - xã hội mang tính chất của môi trường gia đình, môi trường tâm lý - xã hội lành mạnh, an toàn, thân thiện trong trường mầm non thì chúng ta cũng cần phải xây dựng một hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử, các mối quan hệ và hành vi tích cực trong trường mầm non..
- Thiện ý trong giao tiếp: Trong các mối quan hệ xã hội đặc biệt là trường mầm non rất cần sự thiện ý.
- Nội quy, quy tắc giao tiếp, ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non:.
- Kết hợp giữa nuôi và dạy trong chăm sóc, giáo dục trẻ..
- Giải pháp 3: Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện trong trường mầm non.
- Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống nội quy, quy tắc ứng xử trong giao tiếp thì chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện trong trường mầm non.
- Trước tiên cần xây dựng mối quan hệ tích cực, thân thiện giữa các thành viên trong trường mầm non với nhau.
- Cô giáo cần tạo ra môi trường tâm lý - xã hội tích cực, thân thiện để trẻ:.
- 20 Trong trường mầm non, giáo viên là người giữ vị trí trực tiếp, vai trò chủ đạo trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, xây dựng được mối quan hệ tích cực, thân thiện giữa giáo viên mầm non với trẻ sẽ đảm bảo trẻ phát triển toàn diện cũng như đảm bảo hiệu quả của hoạt động giao tiếp sư phạm.
- Mối quan hệ tích cực, thân thiện giữa giáo viên mầm non với trẻ được biểu hiện trong các phương thức giao tiếp, ứng xử.
- Có nhiều phương thức tiếp cận với trẻ như: phương thức áp đặt từ phía người lớn, phương thức kết hợp giữa giáo dục và hoạt động tích cực của trẻ, phương thức tự lựa chọn những định hướng giá trị xã hội mà cá nhân cho là có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của họ.
- Từ vị trí xã hội quy định cho cô giáo mầm non và để xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện với trẻ, giáo viên mầm non cần thực hiện hai phương thức giao tiếp, ứng xử đó là:.
- Cô giáo là người thay thế mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Phương thức giao tiếp ứng xử của cô là cô giáo: là nhiệm vụ của cô được quy định trong Điều lệ trường mầm non, là mục tiêu của giáo dục mầm non.
- Cô giáo mầm non là người quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Để phát triển toàn diện nhân cách trẻ theo mục tiêu của giáo dục mầm non, cô giáo không chỉ là hình mẫu nhân cách để trẻ nhập tâm, bắt chước và học tập mà còn phải tạo ra môi trường tâm lý - xã hội các mối quan hệ tích cực, thân thiện..
- Giải pháp 4: Xây dựng hành vi tích cực trong trường mầm non.
- Hành vi giao tiếp ở trường mầm non phải là những hành vi văn hóa..
- trong chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non..
- Giải pháp 5: Phối hợp, tổ chức, huy động cộng đồng tham gia xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non.
- Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao.
- Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cần phải coi trọng giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
- Chỉ riêng giáo dục nhà trường thì không thể làm tốt công tác giáo dục toàn diện.
- Trách nhiệm của từng môi trường trong công tác phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ được quy định rõ tại Điều Chương VI trong Luật Giáo dục năm 2005..
- 23 Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
- Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 06/1957, Bác Hồ căn dặn “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh.
- Bởi vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trng nhà trường được tốt hơn.
- Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
- Huy động cộng đồng tham gia vào xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non nói riêng và chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung là quá trình kêu gọi các tổ chức, cá nhân những người sống trong cộng đồng cùng tham gia vào công việc chăm sóc, giáo dục trẻ..
- Các tổ chức cộng động có thể tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ gồm: Hội cha mẹ học sinh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Y tế, Đoàn thanh niên.
- Cha mẹ và các tổ chức cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cùng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ:.
- Hỗ trợ, giám sát, chia sẻ với cơ sở giáo dục mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Góp sức để thực hiện các hoạt động chung nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Vật liệu xây dựng.
- Khi tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ cộng đồng có cơ hội được nâng cao hiểu biết về sự phát triển của trẻ, hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường, được trực tiếp đóng góp công sức của mình để hỗ trợ nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
- Ví dụ: Đại diện Hội phụ huynh tham gia xây dựng nội quy, quy tắc giao tiếp ứng xử của phụ huynh, giáo viên trong nhà trường, tham gia xây dựng các hành vi tích cực, quyên góp, ủng hộ cây xanh, hoa kiểng xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp....
- Xây dựng môi trường văn hóa trong cac phong trào thi đua.
- “Toàn xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo” tăng cường phát huy vai trò các đoàn thể, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, hội cha mẹ học sinh....
- Sự phối hợp chắt chẽ đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời, mâu thuẫn.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng diễn ra dưới nhiều hình thức, vấn đề là các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước..
- Ngoài ra, môi trường tâm lý - xã hội thân thiện còn phát triển ở trẻ năng lực tự đánh giá một cách tích cực và trẻ biết tự điều chỉnh hành vi của mình trong quá trình hoạt động để hài hòa với các thành viên trong lớp..
- Môi trường tâm lý - xã hội ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi của trẻ cũng như hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ của trường mầm non.
- Với mội trường tâm lý - xã hội lành mạnh, an toàn, thân thiện nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng có điều kiện thuận lợi để chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả kể cả về thể chất và tâm lý..
- Giáo dục mầm non mang tính chất của giáo dục gia đình, mang nặng yếu tố cảm xúc.
- Giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ hai của trẻ..
- Do đó, cần xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong trường mầm non gần gũi, ấm cúng, thân thiện, tạo cho trẻ sự an toàn, thoải mái, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá.
- Trên đây là một vài điều tôi đã tiếp thu được qua chuyên đề 6 “xây dựng môi trường tâm lý - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non” sau khi tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng III.
- Kính mong hội đồng xem xét góp ý giúp đỡ thêm để bản thân tôi ngày càng vững hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ của mình..
- Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, năm 2017.