« Home « Kết quả tìm kiếm

Bản lĩnh Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam (1920-1945)


Tóm tắt Xem thử

- Người đầu tiên đặt vấn đề “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó”, phê phán Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản ở các nước tư bản ít quan tâm đến cách mạng thuộc địa.
- Trong quá trình xây dựng một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt Nam nổi lên bản lĩnh của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh..
- Sau 10 năm nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới trên cơ sở tiếp thu và phát triển những giá trị văn hoá của dân tộc và thời đại, cả phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh xác định một con đường cứu nước mới và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp..
- Nếu như các nhà sáng lập học thuyết về chủ nghĩa cộng sản hết sức nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản, thì Hồ Chí Minh lại tập trung vào cuộc đấu tranh dân tộc ở thuộc địa.
- Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, tuy hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Hồ Chí Minh có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế.
- Cộng sản, chẳng hạn như vấn đề dân tộc ở thuộc địa, quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa....
- Trong khi Quốc tế Cộng sản cho rằng chủ nghĩa dân tộc chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, thì Hồ Chí Minh khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước".
- Người kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản là: "Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản.
- Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn.
- Theo Hồ Chí Minh, phải "làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".
- Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạnh dân tộc, năm 1921, Hồ Chí Minh dự đoán cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Đây là điểm khác biệt với quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc 4 .
- Ngày trong bài báo nhan đề Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa, đăng trên báo La Vie Oùvrière, Người nêu rõ, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có quan hệ bình đẳng với cách mạng vô sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung:.
- Người thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản ở các nước tư bản chưa biết kết hợp phong trào cách mạng ở chính quốc và cách mạng ở các nước thuộc địa để thành lập một mặt trận đấu tranh chung.
- Tháng 7 – 1923, Người viết thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Pháp, phê phán các đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa không quan tâm đến phong trào cách mạng thuộc địa, phê bình báo L’Humanité đã bỏ mục Diễn đàn của các thuộc địa, và báo chí của đảng thì đưa tin rất chậm chạp về các nước thuộc địa.
- Ngày trong thư gửi thư Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người nhận xét: “Những thuộc địa của Pháp nói chung và xứ Đông Dương nói riêng ít được biết đến trong giới vô sản và cộng sản.
- Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp rất ít được thông tin về những gì đang xảy ra tại những thuộc địa đó”.
- Ngày phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Người nói: “Tôi đến đây không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa.
- Ngày tại phiên họp thứ 22 Đại hội V của Quốc tế cộng sản, Người phê phán các đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng Cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, trong khi giai cấp tư sản các nước đó đã làm tất cả để kìm giữ các dân tộc bị chúng nô dịch trong vòng áp bức 9.
- Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng giải phóng".
- Điều đó cũng cho thấy, không có một con đường cứu nước định sẵn, mà phải tiếp thu và phát triển sáng tạo những giá trị văn hoá và lý luận cách mạng của thời đại để xây dựng một học thuyết cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử của dân tộc.
- Đó là một đề xuất táo bạo, vượt lên những quan niệm phổ biến trong Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản ở các nước tư bản và nhiều nhà cách mạng thuộc địa lúc bấy giờ..
- Lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và những thử thách khắc nghiệt Những quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa mới hình thành trong những năm không phù hợp với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản, nên ngay lần đầu tiên khi tới Moskva, Người đã không nhận được sự quan tâm chu đáo.
- Nhiều lần Người đề nghị gặp Chủ tịch Quốc tế Cộng sản để thảo luận về vấn đề thuộc địa của Pháp, nhưng không được đáp ứng.
- Hôm nay, tôi xin mạn phép nhắc lại sự thỉnh cầu đó, và xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em”..
- Lúc tới Moskva (tháng kế hoạch của Người đã được quyết định: sau ba tháng lưu lại ở đây, Người sẽ đi Trung Quốc để tìm cách liên lạc với Đông Dương, nhưng không được Quốc tế Cộng sản tạo điều kiện.
- Ngày trong thư gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Người cho rằng chuyến về Việt Nam qua Trung Quốc của mình “sẽ là một chuyến đi điều tra và nghiên cứu” và đề nghị Quốc tế Cộng sản tạo điều kiện giúp đỡ.
- Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Người đã xây dựng một lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá vào Việt Nam 14 .
- Nội dung lý luận đó được trình bày qua nhiều bài viết cho các báo, những tham luận trình bày tại một số hội nghị và đại hội quốc tế, nhất là Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
- Về Trung Quốc (từ cuối năm 1924), Hồ Chí Minh sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng tại Trường Chính trị Quảng Châu .
- Khác với chiến lược đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản ở các nước tư bản phương Tây, Hồ Chí Minh khẳng định chiến lược cách mạng ở thuộc địa chưa phải là đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh dân tộc.
- Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc.
- Lực lượng của cuộc cách mạng đó bao gồm toàn dân tộc, trong đó công nhân và nông dân là.
- Vì không nhấn mạnh cuộc đấu tranh giai cấp, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh bị lên án bằng những lời lẽ rất nặng nề từ.
- những chiến sỹ cận vệ của Quốc tế Cộng sản.
- Theo Giôdép Marát (tức Hà Huy Tập), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng là “hai đảng cách mạng tiểu tư sản”, “có những sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin”,.
- Cuốn Đường Kách mệnh với sự nhấn mạnh “cách mạng dân tộc” và chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc bị phê phán là “những điều ngu ngốc về lý luận”.
- “Lẽ tự nhiên, những quan điểm như vậy giải thích rõ sự thực là “Những người cộng sản tự do chủ nghĩa” không thể xác định các động lực của cách mạng Đông Dương và không thể hiểu đúng sự độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cách mạng” 16 .
- “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chỉ có những khuynh hướng cộng sản mơ hồ, ít nhiều hỗn độn trái ngược nhau.
- Người muốn về công tác ở Xiêm, hoặc Thượng Hải 18 , nhưng rốt cuộc lại được Quốc tế Cộng sản cử đi Pháp, từ đó đi dự cuộc họp Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc ở Bỉ, rồi về Berlin.
- Mãi tới ngày Hồ Chí Minh mới được Quốc tế Cộng sản quyết định đồng ý cho trở về Đông Dương theo nguyện vọng..
- Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Với quan niệm Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, phải thành lập đảng cách mạng trong từng quốc gia dân tộc, Người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành một đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Quốc tế Cộng sản chủ trương chỉ thành lập ở Đông Dương một Đảng Cộng sản duy nhất 20 .
- Việc làm ấy bị coi là được thực hiện “bằng một con đường khác mà Quốc tế Cộng sản không lường trước” 21 .
- c) Công cuộc thống nhất chưa hoàn toàn thủ tiêu được hẳn tư tưởng nhóm phái của các nhà lãnh đạo các tổ chức cộng sản (những khuynh hướng chia.
- “đã làm sai chủ nghĩa Lênin, vì khẳng định rằng sách lược quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức không cho phép thành lập một Đảng Cộng sản cho công nhân tất cả các dân tộc ở Đông Dương, mà chỉ riêng cho công nhân của nước Việt Nam, do đó đã lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì cũng nhận định việc đặt tên đảng không đúng, vì gọi là Việt Nam Cộng sản Đảng thì không bao gồm được Cao Miên và Lào.
- Ban Chấp hành Trung ương quyết định "bỏ tên Việt Nam Cộng sản Đảng mà lấy tên Đông Dương Cộng sản Đảng"..
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng – Cương lĩnh Hồ Chí Minh, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, đã hoạch định con đường phát triển của dân tộc từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
- "Tư sản dân quyền cách mạng".
- "Thổ địa cách mạng".
- không nằm trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, mà là một giai đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất.
- "Đi tới xã hội cộng sản".
- Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với cách mạng ở các nước tư bản phương Tây..
- Với bút danh Hồng Thế Công, Hà Huy Tập viết bài Kỷ niệm ba năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương thống nhất, đăng trên tạp chí Cahier du Bolsévisme (cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Pháp, số 8, ngày kiên quyết khẳng định những “sai lầm chính” của Hội nghị hợp nhất:.
- “Trong khi ấn định tính chất cách mạng Đông Dương.
- đã coi cách mạng ruộng đất không phải là một bộ phận của cách mạng tư sản dân quyền” (TG nhấn mạnh), “đã đề ra sách lược sai lầm: dựa vào nông dân nghèo đoàn kết với trung nông, tiểu tư sản, trí thức, trung lập phú nông, tiểu và trung địa chủ”.
- “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất là trái ngược với học thuyết Lêninnít, với đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản”..
- “Hội nghị hợp nhất không hiểu rằng tính chất của cách mạng Đông Dương là tư sản dân chủ gồm hai nhiệm vụ (cách mạng phản đế và cách mạng ruộng đất).
- Hai nhiệm vụ ấy là những bộ phận khăng khít của cách mạng tư sản dân chủ và gắn bó mật thiết với nhau”.
- “Hội nghị lại không hiểu rằng cách mạng ruộng đất là cái trục của cách mạng tư sản dân chủ”.
- “Cương lĩnh của Hội nghị hợp nhất đề ra vấn đề làm cách mạng điền địa, nhưng không đả động một lời nào đến giai cấp địa chủ.
- Như vậy là cuộc cách mạng ruộng đất mà Hội nghị hợp nhất đề ra chỉ là một cuộc cách mạng bộ phận vì thế nó không có khả năng xoá bỏ các hình thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa ở Đông Dương".
- “Lúc mới thống nhất Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có đường lối chính trị đúng đắn” 26 .
- Quốc tế Cộng sản không đồng ý ý kiến đó.
- Hồng Thế Công khẳng định: “Các nhóm cộng sản năm 1929 và Hội nghị thống nhất đã nhiều lần xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, nhưng cứ luẩn quẩn trong một mớ lý luận hỗn độn, mơ hồ”.
- những "sai lầm của Hội nghị hiệp nhất là sai lầm rất lớn và rất nguy hiểm", có nhiều điều không đúng với chủ trương của Quốc tế Cộng sản và nêu trách nhiệm.
- Chiến lược đấu tranh dân tộc bị bác bỏ, và thay vào đó là một chiến lược đấu tranh giai cấp, thể hiện trong Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng).
- “đã tiến hành công việc bônsêvích hoá Đảng về phương diện lý luận”, “là người kiên quyết chống lại bất cứ một sai lầm nhỏ nào đi chệch đường lối chính trị của Quốc tế Cộng sản” 28.
- Những người cộng sản trẻ tuổi Việt Nam lúc đó, như Trần Phú, Hà Huy Tập.
- được Quốc tế Cộng sản đào tạo, ý chí cách mạng kiên trung, nhưng ít kinh nghiệm thực tiễn, nên chỉ có thể đi theo hướng của Quốc tế Cộng sản.
- Chiến lược giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh chưa trở thành tư tưởng chủ đạo trong Đảng, chưa được sự đồng thuận của số đông những nhà lãnh đạo của Đảng và của Quốc tế Cộng sản trong suốt những năm .
- Dũng cảm và khéo léo vượt qua thử thách, khẳng định lại chiến lược giải phóng dân tộc, đưa Cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công.
- Tháng 6 – 1938, trải qua 8 năm trong “tình trạng không hoạt động”, Hồ Chí Minh yêu cầu với Quốc tế Cộng sản "đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và như là sống ở bên cạnh, ở ngoài của Đảng".
- Rời Moskva, sau một thời gian tham gia cách mạng Trung Quốc, Người bắt được liên lạc với Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi về nước (từ tháng 2 – 1941)..
- Vấn đề đặt ra đối với cách mạng Việt Nam lúc đó là: tiếp tục chiến lược đấu tranh giai cấp được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 hay trở lại với chiến lược đấu tranh dân tộc như trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng?.
- Trung ương Đảng, quyết định “thay đổi chiến lược”, từ chiến lược đấu tranh giai cấp, sang chiến lược đấu tranh dân tộc: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là một cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”.
- Hội nghị chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, chỉ chia lại công điền và ruộng đất “tịch thu của Việt gian phản quốc” cho dân cày nghèo, tức là ruộng đất đang nằm trong tay kẻ thù của dân tộc, chứ không phải là của giai cấp địa chủ nói chung, nhằm đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế..
- Cách mạng tháng Tám thành công, Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
- Chặng đường cách mạng từ năm 1920 đến năm 1945 cho thấy: trong những năm cách mạng Việt Nam chịu sự chi phối chặt chẽ của Quốc tế Cộng sản, nên phạm sai lầm giáo điều, tả khuynh.
- Những năm cách mạng Việt Nam tiến lên dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đoàn kết toàn dân tộc, tự lực giành chính quyền, rồi đi vào kháng chiến chống Pháp.
- Hồ Chí Minh có bản lĩnh độc lập tự chủ, không chịu giáo điều, kiên định chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng phải trải qua nhiều gian truân, nhất là khi quan điểm của Người chưa được Quốc tế Cộng sản và đa số những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam tán thành.
- Người không được Quốc tế Cộng sản đồng tình, nên bị kiềm chế, bị phê phán, thậm chí có lúc bị “bỏ rơi”.
- Thực tiễn lịch sử đó để lại một bài học lớn của cách mạng Việt Nam là: phải nêu cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, bám chắc thực tiễn Việt Nam, giữ vững tính độc lập về tư duy, vận dụng và phát triển lý luận một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc, chống giáo điều, để xác định đường lối chính trị đúng đắn, phục vụ sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc..
- 4 Trong Tuyên ngôn thành lập của Quốc tế Cộng sản (1919), có viết: "Việc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công nhân chính quốc công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri, Bănggan, mà cả ở Batư hay Ácmêni chỉ có thể giành được độc lập khi nào công nhân ở Anh và ở Pháp lật đổ chính phủ "Lôiít Gioócgiơ".
- Điều đó có nghĩa là: khi nào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì các dân tộc thuộc địa mới được giải phóng.
- Lênin và Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Nga), NXB Tiến bộ, Moskva, 1970, tr.143)..
- Những Luận cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản cho rằng: "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến".
- Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.
- 5 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.298..
- 6 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, sđd, tr.36..
- 15 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.385..
- 16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.367..
- 20 Trong văn kiện Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nêu rõ:.
- “Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương” (Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 1, sđd, tr.614)..
- 21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.384..
- 26 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4, sđd, tr.385..
- Đến năm 1991, tạp chí Lịch sử Đảng mới công bố một bài nghiên cứu, khẳng định lại đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng..
- 31 Mùa Hè năm 1936, Nguyễn Ái Quốc được Vụ Tổ chức Cán bộ của Quốc tế Cộng sản mời đến làm tờ khai lý lịch, hộ chiếu, giấy đi đường.
- 33 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.118, 119 và 113.