« Home « Kết quả tìm kiếm

Bàn về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh “Cần Thơ”


Tóm tắt Xem thử

- BÀN VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH “CẦN THƠ”.
- Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ.
- Cần Thơ, địa danh, địa danh học, đồng bằng sông Cửu Long.
- Thành phố Cần Thơ là trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
- Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Cần Thơ có những tên gọi khác nhau, trong đó có tên gọi “Cần Thơ”.
- Tên gọi này chính thức ra đời năm 1876 khi chính quyền bảo hộ Pháp thành lập hạt Cần Thơ, sau đổi thành tỉnh Cần Thơ..
- Về tên gọi “Cần Thơ” đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến.
- Bài viết này nhằm trao đổi ý kiến để góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi “Cần Thơ” và một số tên gọi liên quan..
- Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KTXH của vùng.
- Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Cần Thơ có những tên gọi khác nhau, trong đó có tên gọi “Cần Thơ”.
- năm 1876 khi chính quyền bảo hộ Pháp thành lập hạt Cần Thơ, sau đổi thành tỉnh Cần Thơ (Tỉnh ủy.
- UBND tỉnh Cần Thơ, 2002)..
- Mặc dù địa danh “Cần Thơ” đã được nhiều tài liệu đề cập, nhưng đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau.
- Vì vậy, bài viết này nhằm trao đổi ý kiến để góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh “Cần Thơ” và một số tên gọi liên quan..
- Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.
- Phương pháp địa lý học lịch sử được vận dụng trong nghiên cứu này để tìm hiểu sự hình thành và biến đổi địa giới hành chính ở vùng đất Cần Thơ qua các thời kỳ lịch sử như đạo Trấn Giang, trấn Vĩnh Thanh, phủ Định Viễn, phủ Tuy Biên, huyện Vĩnh Định, huyện Phong Phú, hạt Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ,....
- Trong nghiên cứu này, phương pháp từ nguyên học được vận dụng nhằm xác định từ nguyên của địa danh “Cần Thơ” dựa trên mối quan hệ với tên gọi dân gian (tục danh) của địa phương và sự chuyển hóa sang tiếng Việt theo phương ngữ Nam Bộ..
- cứu này tìm hiểu địa danh “Cần Thơ” theo phương pháp tiếp cận liên ngành từ nhiều góc độ: sử học, địa lý học, ngôn ngữ học và văn hóa học..
- Khái quát sự hình thành vùng đất Cần Thơ.
- Trong tiến trình khẩn hoang Nam Bộ, vùng đất Cần Thơ được khai phá tương đối muộn.
- Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu chiêu tập dân cư khai phá vùng đất Hà Tiên và dâng đất này cho chúa Nguyễn Phúc Chu để thuộc vào lãnh thổ Đàng Trong, thì vùng đất Cần Thơ vẫn còn là một vùng hoang hóa (Tỉnh ủy &.
- Vùng đất Cần Thơ bấy giờ thuộc trấn Vĩnh Thanh.
- Vùng đất Cần Thơ thuộc hạt Sa Đéc (Tỉnh ủy &.
- Ngày Thống đốc Nam kỳ ra nghị định lấy huyện Phong Phú và một phần các huyện An Xuyên, Tân Thành để thành lập hạt Cần Thơ (arrondissement de Cantho).
- Theo đó, hạt Cần Thơ được đổi thành tỉnh Cần Thơ, gồm 4 quận: Châu Thành, Phụng Hiệp, Ô Môn, Cầu Kè.
- Tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ đặt tại làng Tân An thuộc quận Châu Thành (Tỉnh ủy &.
- Trong thời kỳ chống Pháp chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ.
- Trong đó, Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (tỉnh Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (tỉnh Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng).
- năm 1956, tên tỉnh Cần Thơ được đổi thành tỉnh Phong Dinh.
- Về phía chính quyền Cách mạng, tên gọi tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì nhưng địa giới hành chính có thay đổi một phần: Năm 1969, thị xã Cần Thơ được tách khỏi tỉnh Cần Thơ để trực thuộc khu Tây Nam Bộ.
- Năm 1971, thị xã Cần Thơ trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ.
- Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành thành phố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam Bộ (Tỉnh ủy &.
- Sau ngày miền Nam giải phóng ta hủy bỏ hệ thống hành chính của chính quyền Sài Gòn, lấy lại tên gọi tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ.
- Năm 1976, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ được hợp nhất với tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang.
- Đến cuối năm 1991, hai tỉnh Cần Thơ và Sóc.
- 4 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- Ngày Quốc hội ra Nghị quyết chia tách tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
- Đầu năm 2004, thành phố Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động với hệ thống hành chính mới bao gồm 4 quận:.
- điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ (Chính phủ, 2008)..
- Hiện nay, thành phố Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh).
- Theo số liệu năm 2019, thành phố Cần Thơ có diện tích 1.439 km 2 .
- Bàn về địa danh “Cần Thơ”.
- “Cần Thơ” không được sử sách ghi chép rõ ràng..
- Sách Địa chí Cần Thơ (2002) có đoạn viết: “Về tên gọi Cần Thơ, trong sử sách xưa nay, không có ghi chép xuất xứ rõ ràng như tên gọi một số tỉnh khác, chỉ có những truyền thuyết do các bô lão địa phương đời trước kể cho con cháu đời sau” (Tỉnh ủy &.
- Trong sách Cần Thơ xưa và nay, soạn giả Huỳnh Minh (1966) cũng cho rằng: “Riêng hai tiếng “Cần Thơ” trong sử không có ghi chép rõ ràng như các tỉnh khác”.
- Từ đó, ông đã đề cập đến nguồn gốc tên gọi “Cần Thơ” do dân gian truyền lại như sau:.
- Ngài xúc động và đặt tên con sông này là Cầm Thi giang.
- Lần lần hai tiếng Cầm Thi được lan rộng ra dân chúng, được đọc trại là “Cần Thơ”.
- Thứ hai: Các bô lão địa phương kể lại rằng, nơi đây xưa có trồng rất nhiều loại rau cần và rau thơm, mỗi khi chủ vườn cắt rau đem đi bán, rao cùng đường: ai mua rau cần, rau thơm không?.
- Rau cần lại với rau thơm Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều..
- “Cần Thơ”..
- nên khi rao hàng phải gọi là “cần ngò”.
- (3) không có tài liệu hoặc bằng chứng thực tế nào cho thấy ở Cần Thơ xưa có nổi tiếng về trồng rau cần, rau thơm.
- Khi tra cứu các sử liệu về thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn thì thấy tên gọi “Cần Thơ” đã có từ rất sớm, trước khi xuất hiện đạo Trấn Giang.
- Sách Gia Định thành thông chí do Trịnh Hoài Đức biên soạn dưới triều vua Gia Long vào năm Ất Sửu (1805) và dâng lên vua Minh Mạng vào năm Canh Thìn (1820) đã chép về “Cần Thơ giang” (sông Cần Thơ) như sau: “Cần Thơ giang: ở bờ phía tây Hậu Giang, rộng 8 tầm, sâu 5 tầm, cách trấn về phía nam 210 dặm rưỡi.
- Cũng sách này khi chép về trị sở huyện Vĩnh Định đã nói đến “xứ Cần Thơ” như sau: “Huyện Vĩnh Định: Công việc khó khăn, trị sở tại đất thôn Tân An, xứ Cần Thơ, quy chế như các huyện trước” (Trịnh Hoài Đức, 2006)..
- của chúa Nguyễn Ánh đã nhiều lần đề cập đến địa danh Cần Thơ.
- Sách Quốc triều chính biên toát yếu chép chuyện chúa Nguyễn Ánh đến Cần Thơ vào năm Bính Thân (1776) như sau: “Mùa đông năm Bính Thân, Ngài qua xứ Tam Phụ (thuộc tỉnh Định Tường) chiêu tập binh Đông Sơn, Tây Sơn chiếm thành Sài Gòn (thuộc tỉnh Gia Định), đức Duệ Tôn vào Đăng Giang (thuộc tỉnh Định Tường), Ngài đem binh Đông Sơn ứng tiếp, hầu đức Duệ Tôn qua Cần Thơ…” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1972)..
- Chúa lại đi Cần Thơ (tên đất, tức thủ sở đạo Trấn Giang, Mạc Thiên Tứ từ khi thất thủ Hà Tiên lui đóng ở đấy), hợp quân với Mạc Thiên Tứ” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007)..
- Sách Quốc triều chính biên toát yếu chép về sự kiện quân Tây Sơn tấn công quân Nguyễn Ánh tại cửa Cần Thơ (nơi sông Cần Thơ đổ vào sông Hậu) vào năm Nhâm Dần (1782) như sau: “Tháng 3, Nhạc, Huệ vào đánh cửa Cần Thơ, Ngài sai Tống Phúc Thiêm đem binh thủy bày trận ở sông Thất Kỳ, giặc nhơn thắng thế xông tới, quân ta phải lui”.
- Dưới triều Nguyễn, thủ sở đạo Trấn Giang được sách Đại Nam nhất thống chí gọi là “thủ sở đạo Trấn Giang cũ” khi chép về sông Cần Thơ như sau: “Sông Cần Thơ: ở về phía bờ tây Hậu Giang, cách huyện Phong Phú 3 dặm về phía đông, rộng 4 trượng, sâu 2 trượng rưỡi.
- Đồng thời, sách Đại Nam nhất thống chí còn chép về chợ Cần Thơ ở lỵ sở huyện Phong Phú như sau: “Chợ Cần Thơ: ở lỵ sở huyện Phong Phú, gần sông Cần Thơ” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006)..
- Như vậy, tên gọi “Cần Thơ” dùng để chỉ sông Cần Thơ đã có trước khi chúa Nguyễn Ánh đến Trấn Giang.
- Đến thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn thì ngoài tên sông, tên gọi “Cần Thơ” còn dùng để chỉ xứ Cần Thơ và chợ Cần Thơ.
- Tuy nhiên, tên gọi.
- “Cần Thơ” lúc bấy giờ chỉ là địa danh dân gian, mà không được sử dụng làm địa danh hành chính.
- Đến thời Pháp thuộc thì tên gọi “Cần Thơ” mới được sử dụng cho đơn vị hành chính là hạt Cần Thơ..
- Về nguồn gốc ngôn ngữ của tên gọi “Cần Thơ”, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó không phải là từ tiếng Việt hoặc Hán-Việt.
- Theo Bùi Đức Tịnh (1999), “Cần Thơ không phải là từ Hán-Việt và không có nghĩa”.
- Còn Lê Trung Hoa (2011) nhận xét: “Trong tiếng Việt hiện đại, Cần Thơ không có ý nghĩa gì"..
- tên gọi “Cần Thơ” bắt nguồn từ ngôn ngữ địa phương và được biến âm sang tiếng Việt (Việt hóa)..
- Hiện nay, tại trung tâm thành phố Cần Thơ có hai ngôi chùa Khmer rất nổi tiếng là chùa Munir Ansay ở đại lộ Hòa Bình, phường Tân An và chùa Pitu Khosa Rangsay ở đường Mạc Định Chi, phường An Cư.
- Đây là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Khmer trong vùng và là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến thành phố Cần Thơ..
- Nói về người Khmer ở Cần Thơ, sách Chuyên khảo về tỉnh Cần Thơ (Monographie de la province de Can-tho), xuất bản năm 1904, có đoạn viết.
- “Người Khơ-me [người Khmer] trước đây là những người cư ngụ duy nhất ở vùng này cho tới cuối thể kỷ qua, thời kỳ người An-nam [người Việt] bắt đầu tới định cư tại vùng đất này” (Hội Nghiên cứu Đông Dương, 2017, tr.47)..
- Về nguồn gốc tiếng Khmer của tên gọi “Cần Thơ”, nhà nghiên cứu Bùi Đức Tịnh (1999) nhận xét: “…ngữ âm của từ Khmer Kìntho chỉ một loại.
- cá hiện nay còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặt rằn, nhưng đồng bào ở Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vẫn gọi là cá lò tho.
- Từ quan điểm vững chắc rằng lò tho là một danh từ chung tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer Kìntho, người nghiên cứu có thể sưu tầm những tư liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer thời xa xưa trong địa phương này trong nhiều hướng đi đến kết luận” (Bùi Đức Tịnh, 1999)..
- Còn nhà địa danh học Lê Trung Hoa (2011) cho rằng sự chuyển đổi từ Kìntho thành Cần Thơ là phù hợp với quy luật biến âm trong tiếng Việt: “Về mặt ngữ âm, âm cổ của vần “ân” là “in”.
- Ngoài ra, giữa âm o (kìn tho) và âm ơ (cần thơ) cũng có nhiều tiền lệ chuyển đổi: (con) so – sơ (ban đầu), đó – nớ (chỗ nớ), (hàng) dỏm – rởm, họp (lại.
- Như vậy, từ các góc độ địa lý, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, có thể hình dung quá trình hình thành và biến đổi địa danh “Cần Thơ” như sau: (1) tên gọi đầu tiên xuất hiện ở vùng này là sông Cần Thơ, bắt nguồn từ tiếng Khmer “kìn-tho” (có nghĩa là cá sặc rằn).
- (2) từ tên sông Cần Thơ trở thành tên đất (xứ) Cần Thơ và chợ Cần Thơ dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn.
- (3) đến thời Pháp thuộc, tên gọi “Cần Thơ” được đặt cho đơn vị hành chính là hạt Cần Thơ.
- (4) từ đó, tên gọi “Cần Thơ” được sử dụng làm địa danh hành chính các thời kỳ tiếp theo như tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ đến ngày nay..
- Nhìn lại lịch sử 265 năm từ đạo Trấn Giang (1739) và 128 năm từ hạt Cần Thơ (1876) đến thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (2004) thời gian thật là ngắn ngủi, nhưng Trấn Giang - Cần Thơ đã phát triển vượt bậc, từ một thủ sở quân sự trở thành một đô thị sầm uất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển miền Tây Nam Bộ.
- Đáng lưu ý là sự phát triển của Cần Thơ không làm mất đi dáng vẻ hiền hòa, thơ mộng của một đô thị miền sông nước:.
- Cần Thơ gạo trắng, nước trong Ai đi đến đó, lòng không muốn về..
- Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/1/2004 về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ.
- điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ..
- Chuyên khảo về tỉnh Cần Thơ (Monographie de la province de Can-tho).
- Cần Thơ xưa và nay.
- UBND tỉnh Cần Thơ.
- Địa chí Cần Thơ.
- Cần Thơ