« Home « Kết quả tìm kiếm

BàN Về Tự CHủ Và PHÂN CấP QUảN Lý ĐàO TạO TRONG TRƯờNG ĐạI HọC


Tóm tắt Xem thử

- Tự chủ (autonomy) và phân cấp (decentralized) ở trường đại học (ĐH) là hai vấn đề luôn được các phương tiện truyền thông và bản thân các trường ĐH đề cập trong các cuộc hội nghị và hội thảo.
- Phải chăng chiếc áo mà các trường ĐH đang mặc đã trở nên cũ kỹ, chật chội và cần được thay một chiếc áo mới? Vấn đề tự chủ và phân cấp được hiểu như thế nào? Người viết xin nêu một vài suy nghĩ và giải pháp về vấn đề trên..
- Như mọi người đều biết, hệ thống quản lý giáo dục của các trường ĐH Việt Nam, đặc biệt là hệ thống công lập, còn mang nặng tính chỉ huy tập trung quan liêu và “chỉ đạo từ xa”:.
- cơ chế xin-cho và trực thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã hình thành và ổn định từ rất lâu đã mang đến những trì trệ và rào cản cho sự phát triển của các trường ĐH.
- Chính cơ chế này đã làm cho các trường trong một thời gian dài mất đi tính chủ động và tự chủ trong việc hoạch định nội dung, chi tiêu, qui mô và chương trình đào tạo...Bên cạnh đó, sự yếu kém của các trường ĐH Việt Nam thể hiện ở chỗ thiếu hệ thống kiểm định chất lượng GD-ĐT.
- Điều này cho thấy khoảng cách rất lớn giữa đào tạo của các trường và yêu cầu của doanh.
- Việc đổi mới và cải tiến phương pháp giảng dạy “lấy học viên làm trung tâm” được Bộ Giáo dục- Đào tạo và các trường hô hào rất nhiều nhưng việc thực hiện xem ra còn bỏ ngõ bởi nếu dạy theo phương pháp mới, giảng viên phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức, phương tiện giảng dạy vào bài giảng trong khi hầu hết các giảng viên giỏi đều đã quá tải vì phải “chạy sô” quá nhiều ở các trung tâm luyện thi, tại chức, chuyên tu.
- Ngoài ra, việc đầu tư cơ sơ vật chất, thiết bị máy móc và phương tiện giảng dạy, giáo trình ở các trường còn khá hạn chế cùng với định mức giờ giảng không được hấp dẫn… đã không mang lại hiệu quả như mong đợi..
- 2 THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ Ở CÁC TRƯỜNG ĐH CÔNG LẬP VIỆT NAM Một trong những vấn đề tự chủ quan trọng nhất hiện nay ở các trường ĐH công lập là tự chủ về mặt tài chánh.
- Thế nhưng, cho đến nay, có thể nói các trường ĐH công lập chỉ được tự chủ một cách hạn chế.
- Kết quả của nghị định như một luồng gió mới, mang đến nhiều sinh khí cho các trường ĐH.
- Tuy nhiên, các trường vừa mừng vừa lo vì gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ.
- trong bài viết “Tự chủ tài chánh trong các trường ĐH-CĐ: khó khăn trong xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ” trên diễn đàn báo mạng giáo dục edu.net (http://www.forum.edu.net.vn) ngày thì các trường “hiện nay có nhiều khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu: Cơ chế chính sách vận dụng trong ngành GD- ĐT còn nhiều bất cập, nhiều quy định đã hơn 25 năm nay chưa được sửa đổi như vấn đề giờ giảng nghĩa vụ, quản lý các trung tâm trực thuộc… vì thực tiễn đã đi trước chính sách rất nhiều! Có lẽ nhận thấy những bất cập này mà Chính phủ đã ban hành các nghị định, quy định mới”.
- Mức lương tối thiểu Nhà nước yêu cầu tăng lên 290.000 đồng nhưng thực tế thì không đến mức đó vì thế các trường phải bù vào 40% học phí để thực hiện tăng lương.
- Điều này đồng nghĩa với việc giảm tính tự chủ của các trường.
- Các trường cũng đang thấp thỏm, hồi hộp chờ Chính phủ sớm ban hành khung học phí mới sao cho phù hợp”.
- Bên cạnh đó, nếu xem xét đến “khối các trường nông lâm ngư nghiệp” thì sẽ thấy nảy sinh ngày càng nhiều mâu thuẫn: “kinh phí thực hành thực tập rất lớn, đối tượng SV hưởng chế độ chính sách vùng sâu vùng xa… rất nhiều, các em vừa được miễn giảm học phí, vừa được nhận học bổng trợ cấp xã hội, chính sách.
- kinh phí từ học phí nhưng nếu Nhà nước không có chế độ lại cho khối các trường này thì lấy đâu ra tiền để bù đắp chi phí?”.
- nhưng trên nguyên tắc, các trường vẫn phải thực hiện một cách chặt chẽ theo các hướng dẫn và qui định của Bộ Tài chánh và Bộ GD-ĐT.
- Bên cạnh đó, ai cũng biết biết kinh phí của Nhà nước rót cho các trường ĐH chỉ có thể đảm bảo được hơn 1/3 kinh phí hoạt động của nhà trường.
- Vì vậy, đặt trường hợp giả sử từ tháng 7-2004, Chính phủ và Bộ GD-ĐT ký quyết định cho các trường ĐH công lập được toàn quyền tự chủ không những về mặt tài chánh mà còn về các mặt khác như đào tạo, phân cấp quản lý, thi tuyển sinh đại học- cao học v.v…cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động của nhà trường đối với xã hội nhưng kinh phí từ ngân sách nhà nước lại giảm phân nửa và số kinh phí còn lại từ từ bị cắt hẳn đến cuối năm.
- Người viết nêu lên thực trạng này vì kinh phí hoạt động của các trường ĐH công lập hiện nay chủ yếu từ nguồn kinh phí nhà nước (khoảng 30-40.
- Một trong những lý do dễ thấy là theo Luật Giáo dục, các trường ĐH không được kinh doanh, “bán sản phẩm giáo dục” và “thương mại hóa giáo dục” nên không thể lấy đâu ra kinh phí để duy trì hoạt động nếu ngân sách nhà nước cấp cho trường bị cắt.
- Cũng có ý kiến cho rằng các trường nên tăng học phí để lấy thêm kinh phí hoạt động nhưng đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm vì tăng học phí có ảnh hưởng đến toàn xã hội.
- Vấn đề này phải được thể hiện bằng một văn bản liên ngành có tính chất tổng thể, đồng bộ thì các trường mới được tự chủ thực sự.
- Điều đó cho thấy một khi các trường còn thiếu cơ chế, địa vị pháp lý và kinh phí hoạt động nhưng được quyền tự chủ trong chi tiêu thì bản thân các trường sẽ loay hoay và không.
- Tuy nhiên, các trường đều không muốn nhận quyền tự chủ này.
- Như vậy, nếu không có các văn bản hướng dẫn liên ngành có tính chất đồng bộ và tổng thể để tháo gỡ các vướng mắc thì các trường vẫn phải nằm trong “thắt nút cổ chai”.
- Như trên đã đề cập, hệ thống quản lý các trường ĐH công lập còn quản lý theo dạng tập trung, ôm đồm và xa rời thực tiễn đã dẫn đến những yếu kém và bất cập trong công tác quản lý giáo dục ĐH.
- Tình hình ở các trường ĐH NCL cũng không lấy gì làm sáng sủa hơn bởi bản thân Bộ GD-ĐT còn đang “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước.
- Theo Phó thủ tướng, để nâng chất lượng đào tạo bậc ĐH, cần phải đa dạng các loại hình đào tạo, phát huy tính tự chủ của các trường.
- Bàn về vấn đề tạo sức bật cho các trường ĐH NCL, Ông Trần Hồng Quân - Trưởng ban Vận động thành lập hiệp hội các trường ĐH, cao đẳng NCL Việt Nam (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết trong thời gian vừa qua, “một vài trường NCL có những trục trặc trong quản lý cũng như đào tạo, để lại một số ấn tượng không tốt trong xã hội.
- Với những ưu thế này, tôi cho rằng không lâu nữa các trường NCL sẽ vươn lên khẳng định được vị trí của mình và tốc độ sẽ phát triển nhanh hơn các trường công lập.
- Vì vậy, điều lo ngại của xã hội là các trường DL “ăn xổi ở thì".
- Sở dĩ nhiều trường chưa có cơ sở vật chất tốt là do phần lớn các trường không có đất để xây dựng.
- Nếu Bộ chỉ cấp giấy phép rồi để các trường tự xoay sở thì tỷ lệ 30% có thể không có ý nghĩa tích cực"- Gs.
- Trên thực tế, chất lượng đào tạo ĐH NCL đang thấp hơn nhiều so với các trường công lập.
- Cho nên các trường NCL có vai trò không nhỏ trong việc giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
- Nhưng để cho mô hình NCL phát triển, nếu Nhà nước không giúp đỡ về tài chính thì phải cho các trường này một quy chế hợp lý.
- Cũng theo các chuyên gia giáo dục, học phí của các trường NCL hiện cao hơn các trường công lập.
- Nhưng nếu so với khoản kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập trong đó có đất đai, cơ sở vật chất thì kinh phí hoạt động của các trường dân lập lại quá nhỏ nhoi.
- SV các trường NCL thường tự ti vì điều kiện trường lớp, phương tiện nghiên cứu quá kém..
- Sắp tới, khi Bộ giao quyền tự chủ cao hơn cho các trường và tăng cường cơ chế giám sát đảm bảo chất lượng thì các trường công lập hay NCL phải chịu trách nhiệm về ngân sách, biên chế giáo viên chất lượng đào tạo cũng như tất cả mọi vấn đề liên quan khác.
- Các trường phải nộp các bản kế hoạch hoạt động chi tiết cũng như thu chi tài chính lên các bộ, ngành chủ quản.
- Lựa chọn một số trường ĐH trọng điểm đạt chuẩn quốc tế và được xếp hạng, trước mắt là trong khu vực, để hợp tác với các trường ĐH lớn trong khu vực và trên thế giới như ĐH Quốc gia Singapore, ĐH POSTECH (Hàn Quốc), ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc), ĐH Cambridge (Anh) và ĐH Harvard (Mỹ)…(Nguồn: “Tư duy mới cho GDĐH” trên diễn đàn mạng giáo dục edu.net ngày .
- Bên cạnh việc tự chủ, vấn đề phân quyền cho các trường ĐH, khoa, bộ môn và bản thân cán bộ giảng dạy cũng là vấn đề hết sức nhạy cảm.
- bộ giảng dạy ở các trường ĐH cho rằng cần cho họ quyền phân cấp trong quản lý đào tạo, chương trình giảng dạy, cấp bằng…để họ được chủ động hơn trong việc giảng dạy-đào tạo.
- Đây là những đòi hỏi hợp lý vì việc này giúp phòng đào tạo-giáo vụ của các trường giảm bớt khối lượng công việc và bản thân các khoa cũng được quyền chủ động hơn..
- Tuy nhiên, chẳng hạn như, điều gì sẽ xảy ra khi bài thi của SV (ĐH và cao học) không được rọc phách và giáo viên mang bài thi về nhà chấm? Ai đảm bảo sẽ có không có tiêu cực khi chấm thi vì mối quan hệ “trên mức tình cảm” của giảng viên và SV ở các trường ĐH chính quy, đặc biệt là các trường tại chức, chuyên tu và các trung tâm giáo dục thường xuyên? Dĩ nhiên, một khi giảng viên đã có chủ ý tiêu cực thì dù có rọc phách hay không rọc phách, bài thi vẫn được “biến hóa” (ở một số trường, bài thi được rọc phách nhưng giảng viên lại được mang bài về nhà chấm.
- Vấn đề đặt ra là ai sẽ trả tiền lương cho số cán bộ đó cũng như lấy kinh phí từ đâu để mua sắm các trang thiết bị, phần mềm quản lý và đào tạo cán bộ cho tất cả các khoa? Như vậy, bài toán về phân cấp quản lý đào tạo cho các khoa chỉ được thực hiện khi các trường giải quyết được vấn đề tự chủ về tài chánh, tức các trường được toàn quyền quyền chủ động và tự chủ trong việc chi tiêu và tuyển dụng nhân sự cũng như chi trả lương mà không phải qua xét duyệt chỉ tiêu biên chế của Bộ GD-ĐT.
- Nếu vậy, các trường được quyền tăng học phí và mở các ngành nghề đào tạo kinh doanh để có thể bù đắp các chi phí theo dạng lấy thu bù chi.
- Phân cấp quản lý đào tạo cho các khoa và bộ môn là việc làm tốt nhưng phân cấp như thế nào, phân cấp đến đâu trong khi bản thân các trường ĐH còn loay hoay với cơ chế là điều cần phải xem xét.
- Một khi còn “chịu áp lực của tư duy kế hoạch chỉ huy quan liêu” thì khó có thể nói đến vấn đề phân cấp và tự chủ cho các trường ĐH.
- Như trên đã đề cập, phân cấp và tự chủ chỉ có thể thực hiện được khi Nhà nước có qui chế cụ thể và vị thế pháp lý rõ ràng cho các trường ĐH.
- Hai điều kiện tiên quyết này cần được thể hiện thật rõ trong Luật Giáo dục cũng như các văn bản, qui định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ và Bộ GD-ĐT, tức các trường ĐH được toàn quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm với xã hội nhưng phải cho họ hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng cũng như tạo những điều kiện cần và đủ (như kinh phí, cơ chế, nhân sự, thiết bị máy móc…) để các trường và các khoa thực hiện.
- Trường hợp không đủ kinh phí, các trường được quyền đa dạng hóa các nguồn hoạt động tài chánh để tăng chất lượng giáo dục chứ không trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước.
- Điều này có nghĩa là các trường được chủ động trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh “xuất nhập khẩu giáo dục”, tăng học phí SV cũng như ký kết hợp tác với các công ty kinh doanh trong việc đặt hàng đào tạo và nghiên cứu.
- Ngoài ra, các trường được quyền tìm các nguồn lực khác từ các nguồn tài trợ xã hội, các ngành công nghiệp và các đơn vị hợp tác cùng với lợi nhuận thu được từ các công ty con của trường ĐH.
- Những nguồn lực tài chính bổ sung này sẽ giúp các trường tuyển chọn được.
- Có thể nói đây là một mô hình khá lý tưởng để các trường ĐH Việt Nam có thể hoạt động với chất lượng cao mà không phải tăng học phí của SV..
- Ở các trường ĐH tiên tiến trên thế giới, tự chủ và phân cấp được tiến hành từ hàng thế kỷ nay.
- Bản thân các trường được toàn quyền chủ động về chi tiêu, quản lý đào tạo, ký kết hợp tác với các tập đoàn kinh doanh bên ngoài...Về phân cấp, không những các khoa và bộ môn được phân quyền rất lớn mà bản thân các giảng viên cũng có quyền hành rất cao và thường quyết định “số phận” của SV trong các phòng thí nghiệm.
- Như trên đã đề cập, giảng viên ở các trường ĐH tiên tiến trên thế giới làm được điều này vì họ đã được tự chủ và phân cấp cách đây hàng thế kỷ nên có rất nhiều kinh nghiệm, khả năng và uy tín để thực hiện..
- Có thể nói, đặc tính văn hóa (chú trọng vào cái tôi ở các nước phương Tây và chịu trách nhiệm cao), bản lĩnh, kinh nghiệm, uy tín, lương bổng cao, mức sống hợp lý…là những nét đặc trưng giúp các khoa, bộ môn và giảng viên các trường tiên tiến ở nước ngoài được quyền toàn quyết định về chương trình đào tạo, quản lý cũng như quyết định “số phận” SV.
- Do những trì trệ và sức cản trên, nếu cùng một lúc các trường giao ngay quyền tự chủ và phân cấp cho các khoa, bộ môn và giảng viên sẽ dẫn đến việc bản thân các khoa, bộ môn và giảng viên không dám nhận trách nhiệm vì chưa có hành lang pháp lý rõ ràng và nguồn kinh phí thực hiện.
- Mặc dù việc tự chủ và phân cấp cho các trường, khoa, bộ môn và giảng viên là xu hướng chung của các trường ĐH trên thế giới hiện nay nhưng cần phải có lộ trình và bước đi thích hợp bởi nếu làm không khéo sẽ dẫn đến việc xáo trộn và không quản lý được.
- 6.1 Quản lý tập trung.
- Làm mất đi tính chủ động, tự chủ, phân cấp và sáng tạo của các trường ĐH..
- Quản lý đào tạo theo dạng cào bằng.
- thiếu sự đầu tư vào các trường trọng điểm, cũng như việc phân cấp và phân luồng..
- 6.2 Quản lý phân cấp.
- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các trường và các đơn vị..
- Nâng cao tính chịu trách nhiệm của cá nhân và trách nhiệm của các trường với xã hội và nhân dân..
- Các trường còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để thực hiện cũng như các văn bản pháp qui và hành lang pháp lý..
- Luật Giáo dục hiện hành cấm các hành vi “thương mại hóa giáo dục” làm mất đi tính năng động sáng tạo của các trường..
- Chưa thể tin tưởng giao phó mọi việc cho các trường và các khoa (một số tiêu cực sẽ nảy sinh như các loại văn bằng có thể sẽ được mua bán và cấp tràn lan)..
- Mặc dù vậy, cần chú ý đến giai đoạn chuyển tiếp, thực hiện và rút kinh nghiệm trước khi giao hẳn quyền phân cấp cho các trường..
- Từ những phân tích trên, có thể thấy, tự chủ và phân cấp quản lý cho các trường ĐH luôn là vấn đề hai mặt với những ưu-nhược điểm khác nhau do cơ chế, trình độ xuất phát điểm khác nhau.
- Từ việc học hỏi kinh nghiệm, tham khảo và tập hợp ý kiến của một số chuyên gia về giáo dục, thiết nghĩ Nhà nước, Bộ GD-ĐT và các trường ĐH nên xem xét và tiến hành một số công việc sau:.
- Xây dựng các văn bản pháp lý phù hợp và xác định vị thế pháp lý của trường ĐH để các trường được thật sự tự chủ về tài chánh..
- “tự chủ tài chánh, được bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ” nhưng các trên thực tế các trường phải trích 40% học phí để bù vào mức nâng mức lương cơ bản lên 290.000 đồng.
- Nếu không có qui định này, các trường sẽ điều tiết các khoản chi phí đào tạo..
- các trường dự toán thu chi thì nên ban hành một cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc thu chi.
- Mỗi khi có nhu cầu mở ngành mới, các trường làm dự án thí điểm để cơ quan chủ quản duyệt.
- Nhà nước giao kinh phí tịnh tiến hàng năm theo yêu cầu thực tế của từng trường về đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học chứ không phải khoán một lượng ngân sách nhất định theo cách làm trước đây rồi đề nghị các trường làm qui chế chi tiêu..
- Nên xem giáo dục là hàng hóa để các trường có thể xúc tiến việc “xuất nhập khẩu” và.
- Điều này không có nghĩa là các trường bán bằng cấp mà là mở những lớp học, ngành nghề đào tạo có chất lượng cao với đầu vào nghiêm túc và học phí cao để cạnh tranh với các trường ĐH quốc tế..
- Giao quyền chủ động tuyển dụng nhân sự cho các trường dựa trên cơ sở nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và khả năng tài chánh của từng trường..
- Việc này sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước theo hướng tinh giản hệ thống biên chế và tăng quyền chủ động cho các trường..
- Các trường được toàn quyền chi trả lương cũng như định mức giờ giảng để thu hút giảng viên và cán bộ quản lý giỏi..
- Cần có hướng giải quyết giao quyền tự chủ trong đào tạo đến đâu để các trường có sự chuẩn bị, đồng thời đưa ra những qui định chung và thống nhất để tránh mỗi trường làm một kiểu khác nhau dẫn đến việc thiếu định hướng..
- Bộ không nên “ôm đồm” quá nhiều qui chế kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp như hiện nay mà nên chú trọng vào khâu đưa ra các qui định chuẩn cho các trường chủ động để kiểm tra, đánh giá..
- Bộ GD-ĐT không nên đứng ra làm từng công việc cụ thể cho từng trường mà nên giao công việc cụ thể cho các trường để các trường chủ động trong việc tuyển chọn đầu vào của SV.
- Nên chăng xem xét để các trường được quyền thi tuyển hoặc xét tuyển tùy theo tiềm lực thực tế của từng trường cũng như ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội nhằm tránh áp lực thi cử quá lớn, tiết kiệm công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân..
- giám sát và kiểm định chất lượng giảng dạy và công tác tuyển sinh của các trường..
- Nên để các trường tự xây dựng chương trình và nội dung giảng dạy cho riêng mình trên cơ sở chương trình khung của Bộ.
- Chương trình khung này cần chú ý đến thời lượng đào tạo, tính thực tiễn và tính hòa nhập cao so với các trường ĐH trên thế giới nhằm giúp SV có sự nhạy bén, năng động trong học tập và giải quyết vấn đề trong công việc sau khi ra trường..
- Một khi những vấn đề trên được thực hiện, tự chủ và phân cấp sẽ thật sự đi vào thực tiễn GD-ĐT ở các trường ĐH công lập Việt Nam..
- Trần Đình Lý, “Tự chủ tài chánh trong các trường ĐH-CĐ: khó khăn trong xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ” trên diễn đàn báo mạng giáo dục edu.net (http://www.forum.edu.net.vn) ngày .
- Vũ Thơ, “Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCLViệt Nam: Sức bật cho các trường tư