« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo hoạt động đào tạo của bộ môn khoa học chính trị giai đoạn 2006-2010


Tóm tắt Xem thử

- BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010 TS.
- Bộ môn Khoa học chính trị,.
- Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội Bộ môn Khoa học chính trị - đơn vị thành viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập từ năm 1995.
- năm 2005 Bộ môn được giao nhiệm vụ đào tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ thuộc 2 chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học, từ năm 2008 nhận nhiệm vụ đào tạo bậc đại học ngành chính trị học.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy và ban Giám hiệu Nhà trường, sự lãnh đạo của Chi bộ thời gian qua Bộ môn đã đạt được một số kết quả nhất định.
- Trong báo cáo này sẽ đề cập đến một trong những hoạt động chính của Bộ môn – công tác đào tạo.
- Chương trình đào tạo Hiện nay Bộ môn đang đảm nhận các chương trình đào tạo thuộc các hệ sau đây: (1) Bậc đại học ngành Chính trị học, mã số 507 (2) Bậc thạc sĩ.
- Chuyên ngành chính trị học, mã số Chuyên ngành Hồ Chí Minh học, mã số Bậc tiến sĩ.
- Chuyên ngành Chính trị học, mã số Chuyên ngành Hồ Chí Minh học, mã số Chương trình đào tạo ngắn hạn: Bồi dưỡng giảng viên môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh (Quyết định số.
- Chính trị học là ngành mới ở Việt Nam, vì vậy để có được chương trình đào tạo trên Bộ môn Khoa học Chính trị đã trải qua quá trình chuẩn qua nhiều năm, với sự cộng tác, đóng góp của nhiều chuyên gia đầu ngành về chính trị học ở Việt Nam.
- Chương trình sau nhiều lần chỉnh sửa đã đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính hiện đại, tính Việt Nam và tích hợp, phát huy được thế mạnh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà nội – một trong những cơ sở đào tạo khoa học cơ bản hàng đầu ở nước ta.
- Hoạt động đào tạo 2.1.
- Hoạt động đào tạo bậc đại học Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Chính trị hành gồm 138 tín chỉ.
- Từ năm 2008 Bộ môn đã đảm đương nhiệm vụ đào tạo bậc đại học (Là một trong 2 cơ sở đào tạo bậc đại học hệ chính quy ngành chính trị học thuộc hệ thống giáo dục đại học ở nước ta hiện nay).
- Sau đây là bảng số liệu mô tả quy mô đào tạo bậc đại học ngành chính trị học do Bộ môn khoa học chính trị đảm nhận: K .
- Tỷ lệ nguyện vọng 1 giữa các khóa K.53/k.54/k phản ánh sự chủ động lựa chọn và mức độ hẫp dẫn nhất định của ngành đào tạo này ở nước ta hiện nay.
- Mặc dù chưa có khóa sinh viên nào tốt nghiệp, nhưng bộ môn khoa học chính trị đã chủ động trong tìm hiểu thị trường đầu ra cho các sinh viên sẽ tốt nghiệp trong tương lai.
- Năm 2009 Bộ môn Khoa học Chính trị đã tổ chức hội thảo với các cơ sở có khả năng tuyển dụng các cử nhân ngành chính trị học, một mặt để quảng bá nguồn nhân lực này, mặt khác cũng để nắm bắt yêu cầu của các cơ sở sự dụng nguồn nhân lực, từ đó có những điều chỉnh trong công tác đào tạo.
- Ngoài ra hàng năm bộ môn còn đảm đương giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cho Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với số lớp khoảng 60 lớp/năm.
- Đây là khối lượng công việc lớn trong điều kiện biên chế giảng viên của Bộ môn hạn hẹp.
- Hoạt động đào tạo sau đại học: Bậc thạc sĩ: Từ năm 2005 Bộ môn Khoa học Chính trị bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc thạc sĩ ngành chính trị học gồm 2 chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành chính gồm 54 tín chỉ, trong đó khối kiến thức chung và cơ sở ngành (chung cho cả chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học) là 31 tín chỉ, khối kiến thức chuyên ngành là 10 tín chỉ và 13 tín chỉ luận văn tốt nghiệp.
- Chương trình đào tạo đào tạo thạc sĩ đã được xây dựng theo hướng đảm cung cấp tri thức chuyên sâu của ngành học và những kỹ năng nghiên cứu.
- Số lượng học viên theo học qua các năm được thể hiện qua bảng sau đây: Khóa.
- Chuyên ngành chính trị học.
- Chuyên ngành HCM học 2005-2008.
- Qua các khóa đào tạo số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ học viên chưa có việc làm khi vào học chiếm khoảng 20% tổng số học viên, nhưng sau khi tốt nghiệp 100% số học viên này đều có việc làm ngay năm đầu tiên.
- Bậc tiến sĩ: Bậc đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học và Hồ Chí Minh học tại Bộ môn Khoa học Chính trị được thực hiện từ năm 2006.
- Số lượng học viên theo học qua các năm được thể hiện qua bảng sau đây: Tổng số NCS của các Khóa học 2006-2010.
- Đào tạo ngắn hạn Hiện nay Bộ môn đang thực hiện 02 chương trình đào tạo ngắn hạn: Giảng viên môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh và Bổ sung kiến thức dự thi sau đại học ngành Chính trị học.
- Lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ Giảng viên môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh giành cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học, hiện đang công tác trong các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở nghiên cứu.
- Mục tiêu của lớp đào tạo này nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, đủ khả năng tác nghiệp trong công tác giảng dạy, nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Từ thực tế hoạt động của các học viên theo học chương trình này cho thấy hiệu quả tích cực của chương trình.
- Số lượng học viên theo học qua các năm được thể hiện qua bảng sau đây: Khóa 1 (2002).
- Lớp t/p Hồ Chí Minh.
- Một số khó khăn trong công tác đào tạo (1) Về đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên cơ hữu hiện tại của Bộ môn thiếu hụt về số lượng, trong đó số giảng viên trẻ chiếm hơn 50%, số giảng viên đang theo học các bậc thạc sĩ và tiến sĩ là 66%.
- Vì vậy để tổ chức thực hiện các môn học Bộ môn phải mời không ít giảng viên ngoài Bộ môn.
- Đối với giảng viên mời ngoài chúng tôi chúng tôi gặp những khó khăn nhất định, nhất là ở một số điểm sau đây.
- Khó chủ động kế hoạch đào tạo, nhất là theo quy định lịch trình tín chỉ mỗi môn học phải trải đều trong suốt 15 tuần trong một học kỳ.
- Chất lượng giảng viên mời ngoài chưa được thẩm định thường xuyên, nhiều giáo viên lên lớp chưa chú ý đến việc đổi mới các phương pháp giảng dạy, và điều này có thể ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo.
- Thù lao giảng dạy trả cho giáo viên mời ngoài thấp, vì vậy rất khó có thể mời những chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn cao thường xuyên tham gia giảng dạy.
- Mặc dù Bộ môn đã chủ động xây dựng cơ sở học liệu phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu của sinh viên, học viên và cán bộ, nhưng so với nhu cầu vẫn còn thiếu rất nhiều.
- Hệ thống sách tham khảo, giáo trình nhiều môn học trong chương trình trung tâm thư viện của Đại học Quốc gia cung cấp không đủ.
- Không khắc phục được sự thiếu hụt trên về học liệu sẽ tác động xấu đến chất lượng đào tạo.
- Một số vấn đề và hướng giải quyết Qua 05 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học, một số những vấn đề, những khiếm khuyết đã bộc lộ.
- Có những vấn đề có liên quan đến quy mô điều tiết vĩ mô cấp trường, hoặc trên cấp trường mới có thể giải quyết, có những vấn đề ở cấp cơ sở đào tạo có thể chủ động tìm phương hướng giải quyết nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo ngành chính trị học.
- Sau đây là một số phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo của Bộ môn.
- Tập trung biên soạn bài giảng môn học/chuyên đề Trong thời gian thời gian tới việc tập trung xây dựng hệ thống bài giảng chi tiết cho các môn học/chuyên đề thuộc các chương trình đào tạo do bộ môn đảm nhận được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
- Để thực hiện việc này Bộ môn cần thực hiện có hiệu quả vai trò tổ chức, có kế hoạch, yêu cầu cụ thể và điều tiết công việc để có thể huy động sự đóng góp của các nhà khoa học trực tiếp giảng dạy các môn học.
- Tuy nhiên, chúng tôi cũng đề nghị Nhà trường nghiên cứu để có chính sách ưu tiên đối với những ngành mới, khi mà các môn học/chuyên đề được xây mới từ đầu.
- Tập hợp đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo * Đối với các giảng viên cơ hữu của Bộ môn.
- Tăng cường đội ngũ giảng viên cơ hữu có thể đảm đương công tác giảng dạy đại học và sau đại học.
- Trong thời gian tới, Bộ môn tiếp tục thực hiện cơ chế cử cán bộ của Bộ môn đi dự giờ và tiếp nhận từng bước việc giảng dạy một số môn học.
- Đối với các giảng viên kiêm nhiệm và thỉnh giảng.
- Bộ môn Khoa học Chính trị, ngành học mới nên việc duy trì, thu hút sự cộng tác của các nhà khoa học kiêm nhiệm, thỉnh giảng có vai trò rất quan trọng trong thực hiện các chương trình đào tạo của Bộ môn.
- Các thầy, cô hiện nay đang tham gia trực tiếp giảng dạy nhiều môn học/chuyên đề sau đại học, các môn học thuộc bậc đào tạo đại học của Bộ môn là một tập hợp các nhà giáo, nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn chính trị học.
- Tri thức, kinh nghiệm và tâm huyết của các thầy cô là điều Bộ môn luôn cảm nhận được.
- Trong chủ trương phát triển đội ngũ, Bộ môn xác định việc phải chú ý không chỉ giữ, mà quan trọng hơn là quy tụ sự cộng tác, sự tham gia của các nhà giáo, nhà khoa học kiêm nhiệm.
- Về phương pháp giảng dạy: sẽ chọn thực hiện thí điểm ở một số môn học/chuyên đề phương pháp dạy và học tích cực để trên cơ sở đó có thể hình dung quy trình, cách thức về tổ chức và những yêu cầu cần thiết cho việc phương pháp giảng dạy tích cực trong điều kiện cho phép của Trường và Bộ môn.
- Trên đây là một số điểm chính của báo cáo tổng quan của Bộ môn về công tác đào tạo.
- Chúng tôi luôn mong mỏi sự đóng góp ý kiến của tất cả các nhà khoa học để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo