« Home « Kết quả tìm kiếm

Báo cáo tổng kết hội thảo “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”


Tóm tắt Xem thử

- Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các nhà khoa học..
- Sau một ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và với chất lượng cao, Hội thảo khoa học “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã thành công tốt đẹp.
- Thay mặt Ban Tổ chức, cho phép tôi trình bày dự thảo báo cáo tổng kết của hội thảo.
- Hội thảo “Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức trong một thời điểm hết sức có ý nghĩa: nhân dịp kỷ niệm 1970 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và 45 năm Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang..
- Hội thảo của chúng ta càng có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa chính trị sâu sắc, nhằm góp phần nhìn nhận lại kết quả thực hiện và đề ra những giải pháp tiếp tục thực hiện tốt hơn Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” và Nghị quyết 27-NQ/TƯ của Ban CHTƯ Đảng về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
- Trên tinh thần đó, Hội thảo đặt ra mục tiêu là tổng kết, đánh giá đúng và tôn vinh những đóng góp của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Hội thảo cũng nhằm đưa lại một bức tranh toàn cảnh, phân tích những đặc điểm của đội ngũ nữ trí thức hiện nay, trên cơ cơ sở đó đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm xây dựng đội ngũ, phát huy cao độ vai trò của nữ trí thức nước nhà, tạo điều kiện để đội ngũ nữ trí thức nói riêng và giới phụ nữ nói chung vươn lên ngang tầm thời đại, đóng góp toàn diện và to lớn hơn nữa vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.
- Với ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt như trên nên Hội thảo đã được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành cho sự quan tâm sâu sắc và sự chỉ đạo rất sát sao.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản số 282-TB/TW (ngày chỉ đạo và hướng dẫn công tác chuẩn bị hội thảo.
- Cá nhân các đồng chí Trương Tấn Sang, UVBCT, Thường trực Ban Bí thư TƯ, đ/c Tô Huy Rứa, UVBCT, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ, đ/c Nguyễn Thị Doan, UVTƯ Đảng, Phó Chủ tịch nước, đ/c Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, đ/c Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVTƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN và nhiều đồng chí lãnh đạo khác đã luôn dành cho Hội thảo sự động viên to lớn, sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao.
- Sự có mặt và trực tiếp chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Hội thảo ngày hôm nay là minh chứng rõ ràng nhất cho tình cảm và sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát đó.
- Ban Tổ chức và toàn thể các nhà khoa học tham dự hội thảo xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự động viên, ủng hộ và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng thời khẳng định rằng đây là một yếu tố tiên quyết, quan trọng nhất đối với sự thành công của Hội thảo.
- Triển khai ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trung ương Hội LHPNVN và ĐHQGHN đã xây dựng kế hoạch và tổ chức việc chuẩn bị hội thảo hết sức khẩn trương, khoa học và bài bản.
- Các chuyên gia đầu ngành về các vấn đề có liên quan đến chủ đề của hội thảo, đại diện nữ trí thức tiêu biểu trên các lĩnh vực, vùng miền vv… đều được gửi thư mời chuẩn bị tham luận và ý kiến phát biểu tại Hội thảo.
- Một đề án nghiên cứu đặc biệt cũng được ĐHQGHN khẩn trương tổ chức triển khai nhằm cung cấp cho Hội thảo những luận cứ khoa học cập nhật nhất.
- Sau một thời gian ngắn tích cực chuẩn bị, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 31 tham luận của 24 nhà khoa học nữ, 7 nhà khoa học nam..
- Trong phần khai mạc, Hội thảo vui mừng chào đón sự có mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
- Tiếp theo diễn văn khai mạc Hội thảo của đồng chí Nguyễn Thị Doan, UVTW Đảng, Phó Chủ tịch nước và báo cáo đề dẫn của đ/c Nguyễn Thị Thanh Hòa, UVTW Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN, Hội thảo đã được nghe bài phát biểu chỉ đạo quan trọng của đồng chí Trương Tấn Sang, UV Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư.
- Tiếp theo, Hội thảo được nghe những lời phát biểu đầy tâm huyết của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, một trong những nhà lãnh đạo và nữ trí thức Việt Nam tiêu biểu nhất của Thời đại Hồ Chí Minh.
- Trong một ngày làm việc thực sự nghiêm túc và sôi nổi, đã có 15 tham luận được trình bày cùng với 11 ý kiến phát biểu, trao đổi và thảo luận của các vị đại biểu và các nhà khoa học.
- Tất cả các tham luận và các ý kiến thảo luận đều tập trung vào những nội dung chính của Hội thảo.
- Nhìn một cách tổng quát nhất, Hội thảo của chúng ta đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung chính sau đây: Thứ nhất, Hội thảo đã hệ thống hóa và phân tích làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản và chính sách quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước đối với nữ trí thức.
- Đây là một nội dung quan trọng bậc nhất, là cơ sở khoa học và lý luận cho việc tiếp tục làm rõ những nội dung tiếp theo của Hội thảo.
- Vấn đề này được trình bày chủ yếu trong các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của Trung ương Hội LHPNVN và trong tham luận của một số nhà khoa học.
- Tiếp cận vấn đề chủ yếu trên hai phương diện chính là quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức và quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ, Hội thảo đã thống nhất ghi nhận sự quan tâm liên tục và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ Việt Nam nói chung và đối với nữ trí thức Việt Nam nói riêng.
- Nhờ sự quan tâm này mà từ khi Đảng ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã ngày càng lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp ngày càng to lớn hơn trên nhiều phương diện vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp phát triển đất nước ngày nay.
- Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay, Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” và Nghị quyết 27-NQ/TƯ của Ban CHTƯ Đảng về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” chính là cơ sở để Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là Hội LHPNVN tiếp tục đề ra những chính sách và những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nữ trí thức Việt Nam cả về số lượng và chất lượng nhằm giúp cho đội ngũ nữ trí thức nói riêng và phụ nữ VN nói chung phát huy tốt hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong các lĩnh vực cụ thể và đóng góp to lớn, thiết thực hơn nữa vào công cuộc Đổi mới, chấn hưng đất nước.
- Thứ hai, Hội thảo đã đưa lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình đội ngũ trí thức VN hiện nay, đồng thời bước đầu chỉ ra những đặc điểm cơ bản về số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ này.
- Theo đó, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đội ngũ nữ trí thức VN đã không ngừng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hoàn chỉnh hơn.
- Nếu như trước cách mạng số trí thức nữ có trình độ cao chỉ đếm trên đầu ngón tay thì sau cách mạng, đội ngũ nữ trí thức đã hình thành và chiếm khoảng 1/3 số người có trình độ đại học, cao đẳng, 6% tổng số cán bộ có học vị sau đại học của cả nước.
- Đội ngũ này đã phát triển nhanh trong thời kỳ Đổi mới.
- Nữ trí thức có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm gần 50% tổng số trí thức của cả nước, trong đó nữ thạc sĩ chiếm 39,1% trên tổng số người có bằng thạc sĩ.
- đặc biệt có tới 17,02% tổng số cán bộ khoa học có trình độ cao của cả nước là phụ nữ.
- Theo thống kê, từ năm 1975 đến nay tỉ lệ nữ trong đội ngũ giảng viên đại học không ngừng tăng lên, từ khoảng 22,5% của những năm 1975-1980 lên 34,5% của thời gian từ 2000 đến 2005.
- Tuy có những bước phát triển quan trọng như vậy, nhưng các tham luận cũng chỉ ra rằng sự phát triển của đội ngũ nữ trí thức VN hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của phụ nữ VN và cũng còn chưa tương xứng với yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Đây chính là vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nữ trí thức nước ta trưởng thành nhanh hơn cả về quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề cũng như cơ cấu trình độ..
- Những phân tích và đánh giá của Hội thảo càng thêm toàn diện và khách quan hơn khi được đặt trong sự đối sánh, tham khảo thông tin cập nhật về tình hình nữ trí thức ở một số nước.
- Thứ ba, Hội thảo đã bước đầu chỉ ra, đánh giá và tôn vinh vai trò, trách nhiệm và những đóng góp xuất sắc của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới trên các lĩnh vực lãnh đạo-quản lý, khoa học-công nghệ, giáo dục đào-đào tạo và văn hóa, xã hội.
- Trong tất cả các lĩnh vực nói trên, đội ngũ nữ trí thức nước ta đều có đóng góp nổi bật, được Đảng, Nhà nước biểu dương và được xã hội trân trọng nghi nhận.
- Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, nhiều công trình khoa học của nữ trí thức đã được trao những giải thưởng quốc gia, quốc tế có uy tín lớn, trong đó có 2 giải thưởng quốc tế lớn, 10 Giải thưởng Hồ Chí Minh, 13 Giải thưởng Nhà nước, 49 Giải thưởng Kovalevskaya và hàng trăm giải thưởng cao quý khác.
- Trong lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là đào tạo bậc cao, đội ngũ nữ trí thức cũng có nhiều đóng góp nổi bật.
- Trong lĩnh vực quản lý – lãnh đạo, đội ngũ nữ trí thức nước ta cũng có những đóng góp nổi bật.
- Một số nữ trí thức đã tham gia và giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội và Nhà nước cũng như trong các thành tố khác của hệ thống chính trị các cấp.
- Nhiều nữ trí thức đã và đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo - quản lý quan trọng tại các cơ sở giáo dục-đào tạo, KHCN, trong các doanh nghiệp và trong các hiệp hội văn hóa, nghệ thuật.
- Ở trên các cương vị lãnh đạo – quản lý đó nhìn chung các nữ trí thức đã phát huy tốt năng lực của mình và nhiều đồng chí đã có những đóng góp xuất sắc..
- Đội ngũ nữ trí thức còn trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, văn hóa, đặc biệt là trong việc xây dựng gia đình trí thức Việt Nam.
- Trước khi là những trí thức thì trước hết các chị đều phải là những người chị, người mẹ trong gia đình, và khi đã trở thành nữ trí thức thì các chị càng trở thành những người mẹ mẫu mực hơn.
- Hơn nữa, ngày nay, đội ngũ nữ trí thức còn tỏ rõ ưu thế trong việc trực tiếp tham gia các vấn đề nóng bỏng của xã hội như giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình, HIV/AIDS, nghiện hút, mại dâm, chống bất bình đẳng giới, ô nhiễm môi trường sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng lối sống mới văn minh, lành mạnh vv....
- Đánh giá đúng, tôn vinh và ghi nhận những đóng góp đa dạng và nổi bật của đội ngũ nữ trí thức trong thời gian qua chính là một trong những luận cứ khoa học quan trọng cho những chính sách và giải pháp nhằm tạo điều kiện để đội ngũ này tiếp tục phát triển và phát huy tốt hơn nữa vai trò và trach nhiệm của mình trong thời kỳ đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.
- Thứ tư, Hội thảo đã phân tích và chỉ ra những rào cản, khó khăn và thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam hiện nay.
- Bên cạnh những rào cản, khó khăn chung đối sự phát triển của đội ngũ trí thức và giới phụ nữ nước nhà hiện nay, đội ngũ nữ trí thức đang phải đối diện với những thách thức và khó khăn đặc thù.
- Việc làm rõ những thách thức và khó khăn riêng này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp thực tiễn để tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ nữ trí thức nước ta.
- Những phân tích khoa học đều chỉ ra rằng ngay cả đối với đội ngũ nữ trí thức thì định kiến giới vẫn là một rào cản lớn.
- Tiếp đó, việc giải quyết hài hòa giữa vai trò truyền thống của phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội với nhu cầu học tập, phấn đấu, nâng cao trình độ để vươn tới những đỉnh cao sáng tạo vẫn còn là một bài toán khó đối với nữ trí thức Việt Nam hiện nay.
- Những vấn đề trên cũng được xác nhận thông qua những báo cáo về trải nghiệm cá nhân của nhiều nhà khoa học tham gia hội thảo..
- Một điều được đặc biệt nhấn mạnh trong nhiều tham luận của các đồng chí lãnh đạo và của các nhà khoa học là: bản thân chị em phụ nữ, nhất là nữ trí thức phải tự mình vươn lên tháo dỡ các rào cản, vượt qua khó khăn để giành lấy cơ hội phát triển và tự khẳng định mình.
- Đó là bí quyết thành công của nhiều nữ trí thức tiêu biểu, đồng thời cũng là một giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đội ngũ nữ trí thức nước ta trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ hiện nay..
- Thứ năm, trên cơ sở làm sáng tỏ bốn nội dung quan trọng nói trên, Hội thảo đã bước đầu phác thảo và nêu ra những kiến nghị, đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm phát triển đội ngũ, phát huy tốt hơn năng lực, vai trò và trách nhiệm của nữ trí thức VN trong giai đoạn đẩy nhanh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Phát hiện, giới thiệu với Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức những nữ trí thức tiêu biểu, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt vào những vị trí phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của nữ trí thức..
- Nghiên cứu thay đổi chính sách về tuổi nghỉ hưu đối với nữ trí thức theo hướng linh hoạt, để nữ trí thức phát huy và cống hiến nhiều hơn khi tài năng và kinh nghiệm đang ở độ chín muồi và sung mãn nhất..
- Đảng và Nhà nước cần quan tâm xây dựng chiến lược phát triển nữ trí thức cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó đưa ra những chỉ tiêu cụ thể đảm bảo tăng tỷ lệ nữ trí thức có trình độ cao.
- đồng thời đảm bảo điều kiện để nữ trí thức trẻ tiếp tục được đào tạo ở trình độ cao hơn, những nữ trí thức đã được đào tạo có thêm điều kiện bồi dưỡng và cập nhật kỹ năng và kiến thức.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, đóng góp của đội ngũ nữ trí thức, cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh nữ trí thức với sự tham gia sâu rộng của các ngành và toàn xã hội.
- mở rộng tầm ảnh hưởng, ý nghĩa của các giải thưởng do Hội LHPN Việt Nam và các bộ ngành chủ trì dành cho nữ trí thức thành đạt, những phụ nữ Việt Nam tiêu biểu.
- Thúc đẩy hơn nữa các chương trình, hoạt động và hình thức thu hút, tập hợp nữ trí thức, trong đó đề nghị Hội LHPNVN thành lập Hội nữ trí thức để tập hợp nữ trí thức cả nước, động viên và giúp đỡ chị em mở rộng hợp tác trong nghiên cứu khoa học và phát huy trách nhiệm, sự tham gia của nữ trí thức vào việc giải quyết các vấn đề gia đình, xã hội.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ nữ trí thức giảm tối đa gánh nặng công việc gia đình để dành thời gian cho tham gia học tập và hoạt động chuyên môn.
- Do vậy, cần nhanh chóng phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc gia đình có chất lượng.
- Trong đó, Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ và các bộ ngành cần phát huy hơn nữa vai trò theo dõi, đôn đốc việc xây dựng đội ngũ trí thức nói chung, nữ trí thức nói riêng để đáp ứng yêu cầu của đất nước..
- Bản thân nữ trí thức phải nhận thức sâu sắc về trách nhiệm đối với cộng đồng, với đất nước, với chế độ và với xã hội để không ngừng phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ bản thân, khẳng định vai trò và vị thế của mình Kính thưa quý vị đại biểu, Thưa toàn thể hội thảo Trong một thời gian ngắn, việc khái quát những nội dung phong phú của gần 30 tham luận và các ý kiến trao đổi là một việc làm không đơn giản, chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến..
- Sau hội thảo, Hội LHPN Việt nam sẽ cùng với Đại học Quốc gia Hà nội tiếp tục tổng hợp các ý kiến, gửi báo cáo kết quả HT đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng.
- Xin được thay mặt lãnh đạo Hội LHPN Việt nam và Đại học Quốc gia Hà Nội chân thành cảm ơn sự tham gia, đóng góp tích cực của các quý vị đại biểu..
- Kính chúc các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt