« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người Mã số Chuyên ngành đào tạo thí điểm.
- Quyền con người.
- Thu hồi đất.
- Đất nông nghiệp.
- Pháp luật Việt Nam..
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Những năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới.
- Có được thành công đó là do Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện một loạt những cải cách về kinh tế, đặc biệt trong đó có cải cách về đất đai.
- Những chính sách đổi mới ban đầu của công cuộc Đổi Mới vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã tập trung vào việc giao ruộng đất của các hợp tác xã nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân.
- Những chính sách tiếp theo trong những năm 90 của thế kỷ trước đã tập trung vào công nghiệp hóa, dẫn tới làm giảm đáng kể tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế đất nước xuống còn 20% GDP vào năm 2007 và tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ vào năm 2007 tương ứng là 42% GDP và 38% GDP.
- Là một phần của quá trình này, một lượng đáng kể đất đai chuyển dịch từ nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và sự chuyển dịch tương ứng về người sử dụng đất..
- Pháp luật và chính sách đất đai đã thường xuyên được đổi mới để tìm ra những giải pháp thực tế nhằm kết hợp giữa lý tưởng xã hội chủ nghĩa về sở hữu đất đai với những yêu.
- Tuy vậy, mặc dù thường xuyên điều chỉnh khung pháp luật để hoàn thiện lĩnh vực quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được hơn 30.000 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của người dân gửi tới từ năm 2003 đến 2006.
- Số lượng khiếu kiện tăng đều đặn và sự không vừa lòng của những người bị ảnh hưởng cũng như của nhà đầu tư chứng tỏ sự cần thiết của việc tiếp tục làm rành mạch và chi tiết đối với các quy định của pháp luật về đất..
- Sự thiếu minh bạch và chồng chéo của hệ thống pháp luật về đất đai gây ra không ít những khó khăn cho người dân.
- Đặc biệt, trong lĩnh vực thu hồi đất nông nghiệp, một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người nông dân.
- Người nông dân Việt Nam, là một trong những thành phần, lực lượng quan trọng có những đóng góp to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
- Họ là những người có trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế, thường là không có khả năng bảo vệ trước những tình huống pháp lý xảy ra khi Nhà nước thực hiện các chính sách thu hồi đất nông nghiệp.
- Hơn nữa, trong quá trình thực thi pháp luật, không ít những cán bộ đại diện cho Nhà nước thực thi công quyền có những hành vi tham nhũng, gây khó khăn cho người nông dân.
- Từ đó, việc thu hồi đất nông nghiệp để lại không ít những khó khăn, hậu quả cho những người nông dân Việt Nam.
- Đó là những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống, các quyền công dân theo quy định của pháp luật bị xâm phạm.
- Tuy vậy, ở một mức độ nào đó xét theo quy định của pháp luật Việt Nam và Luật Quốc tế về quyền con người thì những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp cũng không được đảm bảo..
- Quyền con người theo quy định của các Công ước của Liên Hợp Quốc và Luật Quốc tế thì gồm nhiều quyền khác nhau từ quyền dân sự, kinh tế, chính trị… Dưới góc độ của những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, bị mất đi nguồn tư liệu sản xuất chính, sinh kế duy nhất đảm bảo cuộc sống của họ thì các quyền con người về: quyền sở hữu tài sản.
- Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng cũng rất quan tâm, đảm bảo các quyền cơ bản nêu trên của người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, trong các quy định pháp luật còn nhiều hạn chế, thiếu sót so với thực tế, trong quá trình thực thi còn nhiều điểm bất cập dẫn đến vi phạm các quyền của người nông dân trong quá trình thu hồi.
- đất nông nghiệp.
- Luật Đất đai được ban hành năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2014 có nhiều điểm mới, sửa đổi bổ sung nhằm đảm bảo hơn quyền lợi của người nông dân trong thu hồi đất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, giữa quy định của luật và thực tế triển khai còn cả một khoảng cách, do đó việc nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết, mang tính thời sự cao.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những ý kiến đóng góp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai trong lĩnh vực thu hồi đất nông nghiệp nhằm bảo đảm các quyền con người cơ bản cho người nông dân..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, cũng như những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu cũng đã phần nào nêu lên những khó khăn của người nông dân khi bị thu hồi đất..
- Một số bài viết đăng trên một số tạp chí chuyên ngành đã phân tích, đánh giá ở một vài khía cạnh của sự bất cập, mâu thuẫn của pháp luật hiện hành, cũng như những rủi ro, thiệt hại ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Các tác giả cũng lên tiếng cảnh báo sự xâm phạm đến một số quyền cơ bản của người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
- Cụ thể như: “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất” của tác giả Duy Hữu đăng trên trang www.baomoi.com.
- “Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề”.
- “Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa và các giải pháp phát triển”, đăng trên www.ncseif.gov.vn....
- Ở tầm nghiên cứu cao hơn là những công trình nghiên cứu chuyên khoa, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ đề cập đến những nội dung liên quan của luận văn như: tác giả Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn và Philippe Lebailly: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến sinh kế của các hộ nông dân ở Hưng Yên”, năm 2011.
- tác giả Quách Thị Kiều Dung: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân qua “thực tiễn ở huyện Mê Linh – Hà Nội.
- năm 2010, đặc biệt là Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Thủy: “Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội”, năm 2014.
- Sách chuyên khảo “Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp ở Việt Nam” do TS Nguyễn Bình Giang (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế và chính trị thế giới) làm chủ biên.
- Công trình khoa học cấp Nhà nước KX.01-2005 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về “Việc làm, thu nhập cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình Công nghiệp.
- Trần Thị Ngọc Minh làm chủ nhiệm, nghiên cứu về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu dưới góc độ quyền con người và xem xét sự ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến một số quyền cơ bản của con người về dân sự, kinh tế, chính trị thì chưa có tác phẩm nào được công bố đề cập đến..
- Như vậy, có thể khẳng định luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về “Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố ở nước ta..
- Mục đích nghiên cứu.
- Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về Bảo đảm quyền con người khi thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, qua đó tìm hiểu những bất cập còn tồn tại của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người và những khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai thi hành trên thực tế của các cơ quan nhà nước gây bất lợi cho người nông dân.
- Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình tác giả mong muốn lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập của pháp luật và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của pháp luật hiện hành, đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu do thực tế cuộc sống đặt ra..
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam để chứng minh quyền con người là một trong những vấn đề quan trọng, cốt lõi cần được quan tâm và bảo vệ, đặc biệt đối với những người nông dân trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay..
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng để chỉ ra những thiếu sót, hạn chế làm ảnh hưởng đến các quyền con người cơ bản của những người nông dân bị thu hồi đất..
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của việc bảo đảm quyền con người của người nông dân khi bị thu hồi đất để kịp thời ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người chính đáng của người nông dân khi nhà nước thực hiện thu hồi đất nông nghiệp vì các mục đích khác nhau..
- Nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật.
- đưa ra các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp cũng như bảo đảm các quyền con người cơ bản của người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các hệ thống lý luận, quan điểm, tài liệu khoa học.
- luận điểm về quyền con người..
- Hệ thống quy định của Hiến pháp, Pháp luật Dân sự, Pháp luật Đất đai, Chính sách thuộc lĩnh vực thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường khi thu hồi đất..
- Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam và những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đất nông nghiệp và bảo đảm các quyền con người cơ bản của người nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Thu hồi đất nông nghiệp là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
- Hơn nữa lĩnh vực quyền con người là một lĩnh vực còn mới và được đề cập khá dè dặt trong hệ thống khoa học pháp lý của Việt Nam.
- Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của một đề tài luận văn thạc sỹ luật học, tác giả chỉ đề cập đến một số mặt hạn chế của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam và phản ảnh một số quyền con người cơ bản của người nông dân bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hồi đất nông nghiệp và hậu quả của quá trình đó để lại.
- Phương pháp nghiên cứu.
- đánh giá các vấn đề lý thuyết, pháp lý và thực tiễn về quyền con người theo một cách khách quan, toàn diện.
- Bên cạnh phương pháp luận triết học biện chứng duy vật, Luận văn cũng vận dụng một số học thuyết, lý thuyết xã hội trong nghiên cứu như thuyết duy lý, thuyết cấu trúc, thuyết văn hóa, thuyết tự do… Ngoài ra, trong nghiên cứu và trình bày, Luận văn còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân.
- Chương 1: Vấn đề thu hồi đất và quyền của người bị thu hồi đất tại Việt Nam..
- Chương 2: Bảo đảm quyền con người cơ bản của nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam..
- Chương 3: Những giải pháp bảo đảm quyền con người của nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp tại Việt Nam..
- Báo Mới (2013), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, http://www.baomoi.com/Giai-quyet-tot-viec-lam-cho-nong-dan-bi-thu-hoi-.
- DiaOcOnline (2009), Quy định mới về thu hồi đất nông nghiệp: Bồi thường một, hỗ trợ năm, http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/chinh-sach-quy-hoach-c16/quy-dinh-moi-ve-thu-hoi-dat- nong-nghiep-boi-thuong-mot-ho-tro-nam-i15719..
- Nguyễn Thị Diễn, Vũ Đình Tôn, Philippe Lebailly (2011), Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp cho công nghiệp hóa đến các hộ nông dân ở tỉnh Hưng Yên, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quách Thị Kiều Dung (2010),“Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân.
- Hà Nội..
- Hoàng Quốc Hùng (2013), Những bất cập của pháp luật đối với quyết định giải quyết khiếu nại, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=5959..
- Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội (2010), Quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Luật Minh Khuê (2014), Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, http://luatminhkhue.vn/cap-so-do/chinh-sach-dat-nong-nghep-o-viet-nam.aspx..
- Ngân hàng thế giới (WB) (2011), Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện, Hà Nội..
- Minh Phương (2008), Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề, http://www.cpv..
- Thông tấn xã Việt Nam (2014), Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa và các giải pháp phát triển, http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/tinhhinhthuhoidatcua-nd-7986.html..
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS) (2011), Giới thiệu các văn kiện Quốc tế về quyền con người, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội..
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS) (2011), Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong pháp luật và thực tiễn ở Việt Nam, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội..
- Phạm Thị Thủy (2014), Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Hương Thủy (2012), Thu hồi đất nông nghiệp: Nhiều người lợi, trừ nông dân, http://danviet.vn/xa-hoi/thu-hoi-dat-nong-nghiep-nhieu-nguoi-loi-tru-nong-dan-.
- Vietnamnet (2014), Điểm mới trong thu hồi và bồi thường của Luật Đất đai, http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/183557/diem-moi-trong-thu-hoi-va-boi- thuong-cua-luat-dat-dai.html.