« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình – qua thực tiễn Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình – qua thực tiễn.
- Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.
- Luận văn đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
- phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vấn vấn đề đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân nói chung và tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng.
- phân tích thực trạng về đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội.
- Từ đó đưa ra những yêu cầu, mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
- Với những kết quả mà luận văn đạt được, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại Việt Nam nói chung và tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng..
- Quyền công dân.
- Vụ án hôn nhân và gia đình.
- Luật hôn nhân và gia đình.
- Quyền công dân là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản của bất cứ quốc gia nào..
- Quyền công dân phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện..
- Một trong những tiêu chí rất quan trọng của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm cao nhất quyền công dân trong mọi hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án.
- Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm quyền công dân trên tất cả mọi mặt nói chung và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử của Tòa án trong đó có hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình..
- Thực tế hoạt động xét xử của ngành TAND trong những năm gần đây đã cho thấy các vụ.
- án tranh chấp về hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp, do vậy việc nhận thức và vận dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này cũng như đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử cũng gặp không ít khó khăn.
- Tuy nhiên, với sự cố gắng của các Thẩm phán và cán bộ ngành Tòa án, việc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật về tố tụng dân sự và đảm bảo quyền công dân trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn bất hòa trong quan hệ hôn nhân, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời góp phần làm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Không những vậy, thông qua hoạt động xét xử đối với các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình đã tăng cường việc phổ biến tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân để họ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật..
- Bên cạnh những mặt đã đạt được, thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm của ngành TAND đã phát hiện được những thiếu sót, hạn chế nhất định: để quá thời hạn chuẩn bị xét xử, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, bản án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự, thiếu người tham gia tố tụng, xác định tài sản chung, tài sản riêng để phân chia chưa đúng hoặc chưa bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự dẫn đến Tòa án cấp trên phải sửa, hủy bản án của Tòa án cấp dưới.
- Đặc biệt còn có một số vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình có tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều tài sản chung của gia đình, vợ chồng nên bị kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp xét xử ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân.
- Đội ngũ Thẩm phán còn hạn chế về chuyên môn và thiếu kinh nghiệm xét xử đã làm giảm lòng tin của các đương sự, cũng như các chủ thể khác vào phán quyết của Tòa án.
- Do đó, trong hoạt động xét xử các vụ án nói chung và các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng phải bảo đảm cho các đương sự tìm thấy lẽ công bằng, tính nhân đạo, tin tưởng vào cơ quan Tòa án..
- Thành phố Hà Nội là thủ đô của Việt Nam được coi là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa.
- Nền kinh tế càng phát triển thì các mâu thuẫn phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp đặc biệt những mâu thuẫn phát sinh trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình.
- Trong những năm qua số vụ án về hôn nhân và gia đình mà toàn ngành Tòa án nói chung và TAND thành phố Hà Nội nói riêng thụ lý đã tăng vượt bậc.
- Ngoài bảo đảm xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình đúng với các quy định của pháp luật thì bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình luôn được lãnh đạo TAND thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo.
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử của Toà án nói chung và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc làm tấm gương cho toàn ngành Tòa án.
- Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND Thành phố Hà Nội còn nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng xét xử của TAND Thành phố Hà Nội..
- Trong bối cảnh Thành phố Hà Nội đang tiếp tục thực hiện Chương trình cải cách Tư pháp theo Nghị quyết số 48/NQ – TW ngày của Ban chấp hành Trung Ương về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49/NQ – TW ngày 02/6/2005 của Ban chấp hành Trung Ương về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và thực hiện các Nghị quyết, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố thì tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử nói chung và trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là yêu cầu bức thiết..
- Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội ” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Nghiên cứu về hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình ở Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Hoàng Văn Hạnh “Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND ở tỉnh Thái Nguyên” Luận văn thạc sỹ luật học, năm 2006.
- “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Đào Thị Mai Hường năm 2010.
- “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Cừ năm 2005.
- Vũ Thanh Tuấn “Một số vấn đề khi giải quyết việc hôn nhân và gia đình” Tạp chí Tòa án số 14 tháng 7/2007.
- Thủy Nguyên “Áp dụng Luật hôn nhân, gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” Tạp chí Tòa án số 17 năm 2005.
- Các nghiên cứu của các học giả trên đã đề cập đến vấn đề giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình dưới góc độ về áp dụng pháp luật, giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài..
- Vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử nói chung và các vụ án hôn nhân và gia đình của các chuyên gia pháp lý và đặc biệt là những người làm công tác xét xử của ngành Tòa án nghiên cứu ở nhiều mức độ và khía cạnh khác nhau.
- cũng có nghiên cứu về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
- Tuy nhiên, các bài viết trên hoặc nghiên cứu chung về vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử của TAND hoặc nghiên cứu về một khía cạnh nào đó của hoạt động xét xử các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
- Song đến nay, chưa có một công trình khoa học nào phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống dưới góc độ lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình đặc biệt là tại TAND thành phố Hà Nội.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền công dân, về hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình..
- Phân tích thực trạng hoạt động bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội;.
- Từ đó đưa ra một số yêu cầu tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
- đưa ra một số giải pháp chung và riêng, một số kiến nghị nhằm tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình..
- Có ý nghĩa thực tiễn góp phần tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của Việt Nam nói chung và tại TAND thành phố Hà Nội nói riêng..
- Đóng góp cho công tác tăng cường chất lượng, hiệu quả xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của Việt Nam nói chung và TAND thành phố Hà Nội nói riêng..
- Đóng góp một phần vào thành quả của chương trình cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 48/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng..
- Đồng thời, luận văn cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho những người trực tiếp làm công tác giải quyết các tranh chấp các vụ án hôn nhân và gia đình trong.
- Với phạm vi là một luận văn thạc sỹ Luật học thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình đồng thời nghiên cứu thực tiễn vấn đề trên tại TAND thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến nay..
- Luận văn đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang tiếp tục phát huy hiệu quả của chương trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 48/NQ – TW và Nghị quyết số 49/NQ- TW.
- Với những kết quả mà luận văn đạt được, tác giả hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của Việt Nam nói chung và của TAND thành phố Hà Nội nói riêng..
- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình..
- Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội..
- Chương 3: Yêu cầu, giải pháp và kiến nghị tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình..
- C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000-QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TƯ ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ ngày 14 tháng 5 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành TW khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đại học Luật Thành phố Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đại học Luật Thành phố Hà Nội (2008), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Hoàng Văn Hạnh (2006), Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội..
- Đào Thị Mai Hường (2010), “Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của Tòa án nhân dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh..
- Thủy Nguyên (2005), “Áp dụng Luật hôn nhân, gia đình khi giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài” Tạp chí Tòa án, (17)..
- Quốc hội (2002), Hiến pháp Việt Nam (năm và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000-QH10 ngày 9 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2002), Luật tổ chức TAND, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Chu Đức Thắng (2004), Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự của TAND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội..
- 2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2002), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ- HĐTP ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10 tháng 8 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2006), Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2011), Báo cáo tổng kết của TAND Tối cao năm 2011, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2012), Báo cáo tổng kết của TAND Tối cao năm 2012, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2013), Báo cáo tổng kết của TAND Tối cao năm 2013, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết TAND thành phố Hà Nội năm 2011, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết TAND thành phố Hà Nội năm 2012, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Kế hoạch số 838/KH-TA ngày 12/6/2012 về việc kiểm tra tình hình thụ lý, giải quyết các vụ án đã quá hạn luật định và án tạm đình chỉ, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Thông báo kết luận Hội nghị giao ban số 1713/TB-VP ngày Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012),Công văn số 1776/TA-VP ngày 7/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết TAND thành phố Hà Nội năm 2013, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Nghị quyết số 16/NQ-BCS ngày 19 tháng 3 năm 2013 về Đổi mới công tác Hành chính - Tư pháp, Hà Nội..
- UBND thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2012, Hà Nội..
- UBND thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2013, Hà Nội.