« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo tồn trong bổi cảnh xã hội: Đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển


Tóm tắt Xem thử

- BẢO TỒN TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI:.
- ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN.
- Cộng đồng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức to lớn khi cố gắng đảm bảo việc bảo tồn và duy trì di sản thiên nhiên của trái đất.
- Tuy nhiên, trên thực tế, các cố gắng làm cân bằng hoặc hòa hợp hai mục tiêu của bảo tồn và phát triển con người đã và đang đạt được các kết quả lẫn lộn..
- Nghiên cứu bảo tồn trong bối cảnh xã hội (ACSC) nhằm tìm hiểu: những lựa chọn tối ưu (trade-offs) giữa các mục tiêu của bảo tồn đa dạng sinh học và sinh kế, cũng như những lựa chọn tối ưu giữa các chương trình nghị sự về bảo tồn về chính trị và xa õ hội ở mức độ quốc gia và quốc tế.
- những lựa chọn tối ưu giữa các ưu tiên và lợi ích khác nhau, đặc biệt trong các mục tiêu về môi trường, phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
- và những lựa chọn tối ưu giữa dài hạn và ngắn hạn, trong đó đặc biệt là bảo tồn.
- Trong một vài trường hợp, những phạm vi thời gian và không gian, trong đó các lợi ích phát triển và bảo tồn được nhìn nhận như là kết quả của những lựa chọn tối ưu lại không tương xứng với chi phí.
- Thông qua một chương trình nghiên cứu chiến lược, ACSC sẽ làm sáng tỏ những vấn đề về đánh đổi phức tạp này (trade-offs) và xác định những phương thức có khả năng cao nhất để nâng cao năng lực của các bên liên quan chính, nhằm nêu lên được những cơ hội và thách thức đối với bảo tồn bền vững và an ninh sinh kế..
- ACSC dựa trên quan điểm coi bảo tồn và phát triển có mối quan hệ tổng thể với nhau và mối quan hệ này bao hàm ý nghĩa khác nhau đối với đa dạng sinh học và sự phồn thịnh của các nhóm người khác nhau.
- Trong khi bảo tồn và phát triển có thể hỗ trợ lẫn nhau, trong nhiều hoàn cảnh về thời gian và không gian, chúng có thể mâu thuẫn với nhau, tạo ra các lựa chọn tối ưu hay đánh đổi (trade-offs) và mang lại tranh chấp, xung đột và đàm phán.
- Mặc dù hoạt động bảo tồn được thiết kế một cách hợp lý, có thể được thực hiện mà không gây tác động hoặc tác động ít đến lĩnh vực phát triển và việc nâng cao phúc lợi xã hội có thể thực hiện được với tổn thất không đáng kể đối với đa dạng sinh học, thách thức đối với các nhà bảo tồn là phải nhận thức một cách rõ ràng rằng, cần phải chia sẻ các rủi ro cũng như chi phí và tìm kiếm sự cân bằng giữa cải thiện sinh kế và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đồng thời, dự án sẽ chú trọng tới sự hiểu biết về các khía cạnh, giá trị, nhu cầu và năng lực khác nhau của các nhà ra quyết định chính, cùng với tác động phức tạp qua lại lẫn nhau giữa các tài nguyên sinh học và các thể chế quản lý, tạo ra các cấu trúc mà ở đó các lựa chọn về bảo tồn, phát triển và sinh kế được thực hiện..
- Ở Việt Nam, ACSC đã phân tích bối cảnh bảo tồn và phát triển ở cấp quốc gia từ năm 1960, khi các văn bản pháp quy liên quan đến ngành lâm nghiệp và bảo tồn ra đời cho đến thời kỳ đổi mới và nhất là trong thời gian gần đây.
- Ba khu bảo tồn thiên nhiên đại diện cho các hệ sinh thái và đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội khác nhau đã được lựa chọn để triển khai là Vườn Quốc gia Bái Tử Long - Quảng Ninh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Bắc Hướng Hóa - Quảng Trị và KBTTN Phong Điền - Thừa Thiên Huế..
- ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN Khái niệm về đánh đổi (trade-offs).
- Trong khuôn khổâ Dự án “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội - ACSC” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES.
- l Các quyết định về bảo tồn và phát triển có thể gây tác động tiêu cực và tích cực;.
- l Bảo tồn đóng góp vào sự thịnh vượng, nhưng lợi ích lại tích lũy và phân bổ ở mức không gian cấp cao hơn như mức quốc tế và thời gian có tính dài hạn, trong khi đó thì chi phí/trả giá lại ở cấp địa phương và có tính ngắn hạn;.
- McShane và các cộng sự (2010) đã đưa ra các nguyên tắc về đánh đổi hay lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển như dưới đây:.
- Tiếp cận nhằm tìm hiểu cũng như thương thảo về đánh đổi cần phải tôn trọng sự đồng phát triển của cả lịch sử tự nhiên cũng như lịch sử của loài người..
- Việc áp dụng các phương pháp cũng như công cụ phân tích cần phải nhạy cảm với bối cảnh chính trị, kinh tế, thể chế và xã hội mà ở đó các quyết định về bảo tồn và phát triển sẽ diễn ra..
- Nhiều vấn đề phát triển và môi trường quan trọng luôn có tính không chắc chắn..
- Tất cả các mô hình và công cụ nhằm hiểu biết về bảo tồn và phát triển luôn ràng buộc ở một dạng nào đó của việc đơn giản hóa tính phức tạp và không cho ta một bức tranh tổng thể nào..
- Sẽ có những điều tốt hơn xuất hiện khi cách nghĩ mới về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển được hình thành trên cơ sở hợp tác và được lặp lại nhiều lần với sự đóng góp của các tiếng nói và cách nhìn nhận khác nhau..
- ĐÁNH ĐỔI GIỮA BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN (TRADE-OFFS) Ở VIỆT NAM Bối cảnh chung.
- Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tỷ lệ tăng trưởng trên 7% kể từ năm 1986.
- Theo báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, cũng đã có những “quan hệ tiêu cực” giữa tỷ lệ phát triển kinh tế và chất lượng môi trường.
- cái giá phải trả cho sự phát triển là không nhỏ..
- Một loạt sự kiện liên quan đến đánh đổi giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đã diễn ra như việc xả thải chất ô nhiễm độc hại xuống vịnh Vân Phong của Vinashin, làm ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống hạ lưu sông Đồng Nai của Vedan, khai thác du lịch thiếu quy hoạch hợp lý ở Hạ Long.
- là những ví dụ điển hình về sự đánh đổi môi trường cho phát triển kinh tế..
- Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng chính sách phát triển của Việt Nam là theo định hướng phát triển bền vững (Dung, 2003).
- Theo đó, phát triển bền vững sẽ chỉ đảm bảo khi đạt được tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và bình đẳng.
- Trên cơ sở những vấn đề mà Việt Nam đang phải đổi mặt, phát triển bền vững có thể là sự lựa chọn tối ưu/hay sự đánh đổi giữa quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế.
- Nhưng sự đánh đổi là gì đối với Việt Nam? Các yếu tố nào quyết định những lựa chọn này? Những cơ chế và quá trình nào sẽ kết nối bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển?.
- Việc ra quyết định về bảo tồn và phát triển để vừa bảo tồn được thiên nhiên, bảo vệ môi trường lại vừa cải thiện được đời sống của người dân, đảm bảo phát triển bền vững là sự lựa chọn đầy khó khăn.
- Phát triển/Bảo tồn Được Hòa Mất.
- Nhiều cách tiếp cận như cung cấp sinh kế thay thế cho người dân địa phương, hỗ trợ việc thành lập và cung cấp kinh phí cho các tổ tuần tra rừng cộng đồng, hỗ trợ tài chính cho bảo vệ rừng, hay một số cách tiếp cận mới như: chi trả cho dịch vụ môi trường (PES - Pay for Environmental Services), hay giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD - Reduce Emmision from Degradation and Degraded Forest) đã và đang được thử nghiệm và áp dụng ở Việt Nam như là phương pháp để hài hòa giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển và chia sẻ chi phí - lợi ích giữa các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế..
- Đa dạng sinh học đảm bảo tính ổn định và khả năng phục hồi của nền kinh tế, đồng thời cũng tạo ra các cơ hội tăng sản lượng, phát triển ngành nghề và tạo thu nhập.
- Đa dạng sinh học là sức mạnh tinh thần và văn hóa truyền thống của Việt Nam, vì vậy bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học là vô cùng quan trọng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)..
- Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về kinh tế kể từ khi đổi mới và những thành tựu đã đạt được thì Việt Nam cũng gặp phải những vấn đề bất cập về môi trường.
- nhất là đối với rừng ngập mặn, từ 409.000 ha xuống còn 105.000 ha (62%) từ năm 1943 đến 1999 do chiến tranh cũng như do phát triển nuôi tôm một cách ồ ạt..
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất đa dạng sinh học ở Việt Nam đã được nghiên cứu và phân tích (MONRE, 2005), như sự hủy hoại của chiến tranh, dân số phát triển quá mức, khai thác hủy diệt, du canh du cư, mở rộng đất nông nghiệp và các khu kinh tế, cháy rừng, nghèo đói, buôn bán động, thực vật hoang dã, xây dựng các đập thủy điện và làm đường giao thông.
- Bên cạnh đó, việc phát triển các đập thủy điện cũng như xây dựng đường sá cũng gây những tác động trước mắt cũng như lâu dài lên nơi sống, làm mất đa dạng sinh học và sinh kế của cộng đồng.
- Các nhà khoa học đã dự đoán là một diện tích không nhỏ của Việt Nam bao gồm 27% nơi sống tự nhiên và 33% diện tích các khu bảo tồn sẽ bị ngập do mực nước biển dâng vào năm 2100..
- Trên phương diện môi trường, hội nhập kinh tế thế giới sẽ đưa lại những tác động không mong muốn như xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại, buôn bán các loài động, thực vật hoang dã, sinh vật biến đổi gen và ngay cả việc tăng số lượng du khách đến Việt Nam cũng đe dọa bảo tồn đa dạng sinh học (Bảng 2)..
- Tuy nhiên, cân bằng giữa bảo tồn và phát triển vẫn là một thách thức không nhỏ trong phát triển bền vững của Việt Nam..
- Thêm vào đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) và các nhà khoa học đã khẳng định rằng, việc thiếu một cơ chế tổ chức, điều hành và năng lực cũng như sự cam kết trong việc thực hiện tốt các chính sách và thiếu hụt quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng địa phương cũng là những nhân tố thách thức bảo tồn đa dạng sinh học, mặc dù rất nhiều các văn bản pháp quy đã được ban hành cũng như được cập nhật, bổ sung trong các thập kỷ qua..
- Đánh đổi ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, hay cân bằng giữa bảo tồn và phát triển có thể được coi là những khái niệm được diễn giải trên cơ sở tiếp cận “win-win” (được - được) phổ biến này..
- Phát triển thuỷ điện và mất đất, di dời dân địa phương, đa dạng sinh học.
- Phát triển cà phê, cao su và mất rừng Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.
- Phát triển công nghiệp, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học Phát triển cơ sở hạ tầng (cầu, đường...).
- Trước tình trạng suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều dự án về bảo tồn và phát triển tổng hợp (ICDP - Integrated Conservation Development Projects), bảo tồn dựa vào cộng đồng (CBCM - Community Based Conservation Management) trong những năm vừa qua cũng thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận về bảo tồn theo hướng này.
- ICDP là một cách tiếp cận để đáp ứng các ưu tiên về phát triển xã hội và mục tiêu bảo tồn.
- McShane and Wells (2004) đã kết luận rằng các dự án bảo tồn và phát triển thường dựa trên các giả thuyết thiếu tính chắc chắn hoặc thiếu minh chứng và thường bị ảnh hưởng bởi các tiếp cận win-win.
- Các yếu tố chính tác động đến “đánh đổi” ở Việt Nam.
- (2010) cho thấy ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương (tỉnh và huyện) các yếu tố tác động đến sự đánh đổi hay lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển về cơ bản là như nhau và được thể hiện ở các khía cạnh như sau:.
- l Các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia thiếu đồng bộ và thường là không gắn với mục tiêu bảo tồn, không mang tính tổng hợp đa ngành, liên ngành;.
- cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng, nhất là trong việc phân cấp quản lý hệ thống các khu bảo tồn;.
- Kinh tế.
- l Chia sẻ lợi ích không công bằng giữa các bên liên quan - chẳng hạn như người dân và cộng đồng không được hưởng lợi, hoặc được hưởng rất ít từ các dự án bảo tồn;.
- l Nhận thức và kiến thức về bảo tồn và phát triển còn thiếu và yếu..
- l Các chỉ tiêu về bảo tồn không rõ ràng hoặc không sát với thực tế;.
- l Không xác định được hoặc định lượng được lợi ích giữa bảo tồn và phát triển..
- Mặc dù chưa có các đánh giá về tác động của kế hoạch, nhưng có thể thấy chắc chắn là dự án này sẽ gây một sức ép rất lớn lên công tác bảo tồn.
- Nhìn chung, như UNDP (2004) đã chỉ ra, các chiến lược phát triển của tỉnh không được gắn kết với các chiến lược bảo tồn.
- Nói một cách khác, các yêu cầu về bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn và các kế hoạch đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư đã không được kết hợp/lồng ghép với các ưu tiên bảo tồn của các cơ quan chịu trách nhiệm về công tác này..
- Cho đến hiện tại, vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng nào được xây dựng để quy hoạch cũng như phân vùng cho phát triển kinh tế và bảo tồn do sự thiếu phối kết hợp giữa Ban Quản lý VQG và chính quyền, nhất là cộng đồng địa phương.
- hữu thuộc về tư nhân hay Nhà nước, công tác bảo tồn chỉ thành công khi có sự sẵn sàng tham gia và hỗ trợ của cộng đồng địa phương (IUCN, 2008).
- UNDP (2004) cho rằng cần có các chính sách đặc biệt, rõ ràng và đồng thuận cho cộng đồng sinh sống trong các khu bảo tồn..
- Bên cạnh đó, do giao thông phát triển nhờ việc xây dựng đường Hồ Chí Minh, thì ngoài việc săn bắt cho tiêu dùng tại chỗ, việc săn bắt và tiêu thụ ra bên ngoài vẫn diễn ra và có chiều hướng tăng lên..
- Khoảng gần một nửa số hộ người dân sống trong khu vực Khu Bảo tồn có ít nhất một người săn bắt thú.
- Nghiên cứu, phân tích về quá trình phê duyệt dự án du lịch sinh thái ở VQG Bái Tử Long cho thấy có sự thiếu hụt về nguồn nhân lực cũng như các cán bộ có đủ trình độ về bảo tồn và phát triển.
- Một ví dụ khác, chính quyền địa phương nhìn chung không có đủ nhân lực cũng như năng lực để quản lý một cách hiệu quả các khu bảo tồn như trường hợp ở Phong Điền và Bắc Hướng Hóa - ranh giới của khu bảo tồn vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, dẫn đến việc đất bảo tồn bị xâm lấn và chuyển đổi cho các mục đích canh tác và phát triển các ngành kinh tế khác..
- Các tổ chức chính trị-xã hội hầu như không có tiếng nói và cũng không được mời tham dự vào quá trình ra quyết định về các hoạt động bảo tồn và phát triển ở địa phương..
- hơn cả rừng trồng, chính vì thế mà họ cho rằng việc duy trì rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học không có hiệu quả bằng xây đập thủy điện.
- Phong tục tập quán của cộng đồng địa phương đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn..
- Mẫu thuẫn giữa các mục tiêu sinh kế và bảo tồn.
- Về thời gian: Nghiên cứu ở Minh Châu - Bái Tử Long cho thấy người dân địa phương bày tỏ mong muốn phát triển trước mắt và bảo tồn là về lâu về dài..
- Trường hợp chuyển đổi đất rừng đặc dụng sang rừng sản xuất nhằm phát triển kinh tế ở Phong Mỹ, huyện Phong Điền lại có những nét khác biệt so với trường hợp ở trên.
- Di dời: Nghiên cứu ở Khu BTTN Phong Điền cũng cho thấy một số chương trình phát triển kinh tế hỗ trợ người dân vùng đệm đã không được tính toán một cách kỹ lưỡng.
- Tương tự như thế, người dân địa phương sau khi bị di dời cho thủy điện Quảng Trị (Rào Quán) vẫn phải sống dựa vào khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trong Khu Bảo tồn Bắc Hướng Hóa.
- Điều này đã gây áp lực rất lớn lên công tác bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên này..
- Bảo tồn và phát triển là hai mặt của một vấn đề cùng song song tồn tại.
- Hiện nay, cộng đồng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển bởi nhiều nguyên nhân và lý do khác nhau.
- Được - được giữa bảo tồn và phát triển là một sự lựa chọn đầy khó khăn..
- Sau hai mươi năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ và ổn định ở mức tăng trưởng trên 7%/năm.
- Mặc dù vậy, song hành cùng với sự phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo là những thay đổi không nhỏ về môi trường tự nhiên của Việt Nam cả mặt tích cực và tiêu cực.
- Tuy nhiên, phát triển kinh tế cũng đã gây nên những tổn thất đáng kể đối với môi trường mà thực tế là rất phức tạp và không giống nhau qua các giai đoạn phát triển của đất nước..
- Kết quả nghiên cứu đã bước đầu xác định được một số vấn đề về thể chế, kinh tế, xã hội và sinh thái liên quan đến bảo tồn và phát triển.
- l Nghèo đói tác động đến sự lựa chọn đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển;.
- l Sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ về các loài, không rõ ràng về các tiêu chí bảo tồn và không có các nghiên cứu, quan trắc các chủng quần sinh vật dẫn đến việc bảo tồn thiếu hiệu quả, đồng thời gây khó khăn cho việc thương thảo trong quá trình ra quyết định giữa bảo tồn và phát triển;.
- l Những phân tích chi phí lợi ích có chất lượng cao hơn sẽ nâng cao tính hiệu quả của việc ra quyết định về bảo tồn và phát triển;.
- l Có rất nhiều bên liên quan ở các cấp khác nhau trong trade-offs, từ các cơ quan Nhà nước ở trung ương, tỉnh, huyện, xã đến các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-dân sự, các hộ gia đình, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu và đào tạo, các cơ quan bảo tồn....
- Những nghiên cứu này cần phải được truyền tải đến các cơ quan chức năng, các cán bộ lãnh đạo để họ có thể hiểu và đưa ra những quyết định phù hợp hơn trong các dự án bảo tồn cũng như các dự án phát triển.
- Tác động của chính sách định canh, định cư, di dân và phát triển vùng kinh tế mới đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội ở miền núi.
- Trong: Lê Trọng Cúc và Chu Hữu Quý (Chủ biên).Phát triển bền vững miền núi Việt Nam:.
- Tóm tắt tham luận Hội thảo Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội: Vận hành trong thế giới của sự đánh đổi.
- Việt Nam: Môi trường và cu ộ c sống