« Home « Kết quả tìm kiếm

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ


Tóm tắt Xem thử

- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ.
- Thăng Long - Hà Nội, di sản kiến trúc đô thị có giá trị vào bậc nhất của Việt Nam.
- Đô thị được đánh giá là một trong những thành tựu văn hoá lớn lao nhất của nhân loại trong quá trình lao động sáng tạo không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ con người để tạo lập một cơ cấu không gian nhân tạo hoàn chỉnh mang tính nhân văn sâu sắc.
- Cơ cấu không gian đô thị luôn phản ánh thái độ ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên, con người với xã hội và quan hệ giữa con người với nhau.
- Do đó, trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở các thành phố lớn như Hà Nội cần xuất phát từ góc độ di sản kiến trúc đô thị..
- Quan niệm về di sản kiến trúc đô thị được thể hiện rõ trong mục d, khoản 1, Điều 28 Luật Di sản văn hoá được sửa đổi, bổ sung năm 2009 khi xác định tiêu chí di tích kiến trúc là “công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc nghệ thuật”.
- Các công trình kiến trúc;.
- Trung tâm lịch sử của một đô thị cổ;.
- Hội Di sản Văn hoá Việt Nam..
- 428 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI….
- Từ khái niệm mở rộng nói trên, ta thấy di sản kiến trúc đô thị sẽ bao gồm các yếu tố.
- Ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị qua các giai đoạn lịch sử phản ánh thái độ ứng xử văn hoá của chúng ta đối với thiên nhiên và sự tôn trọng trước nhu cầu của cộng đồng cư dân đô thị;.
- Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái đô thị (yếu tố quy định và tác động.
- đến hình thái kiến trúc đô thị);.
- Cơ cấu không gian kiến trúc của đô thị;.
- Diện mạo kiến trúc đô thị;.
- Các di tích lịch sử, văn hoá đơn chiếc trong lòng đô thị;.
- Đời sống sinh hoạt cộng đồng của cư dân đô thị (di sản văn hoá phi vật thể)..
- Thứ nhất, lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội với tư cách là một đô thị phương Đông thể hiện rõ thái độ thân thiện và tôn trọng thiên nhiên, coi đô thị là một bộ phận hữu cơ của môi trường tự nhiên..
- Trong ý tưởng quy hoạch Thăng Long thời Lý - Trần, người Việt Nam đã gắn kết đỉnh “núi chủ” Ba Vì, các dòng sông Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Hồng thành hệ quy chiếu cho quá trình phát triển đô thị.
- Ý tưởng quy hoạch sáng tạo như thế còn tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu thực tế là cư trú, phát triển đô thị, phòng thủ chống giặc ngoại xâm, phòng chống lũ lụt và khắc phục ngập úng đô thị..
- Thứ hai, Thăng Long - Hà Nội là một trong những đô thị cổ có lịch sử lâu đời nhất Đông Nam Á.
- Từ năm 1010, Thăng Long đã được ghi nhận là đô thị trung đại tiêu biểu của Việt Nam với sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La cũ, xây dựng Kinh đô Thăng Long - trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước.
- Từ thực tế đó, có thể coi môi trường đô thị Thăng Long - Hà Nội như “một bảo tàng sống” ngoài trời.
- Trong “bảo tàng sống” đó đang có sự hiện diện dấu ấn văn hoá và kiến trúc của nhiều giai đoạn phát triển đô thị: Đại La, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, kiến trúc thuộc địa và kiến trúc thời kỳ xã hội chủ nghĩa.
- Sự hội tụ tại Thăng Long - Hà Nội các yếu tố văn hoá từ nhiều quốc gia lớn trên thế giới (Hoa, Ấn, Chămpa, Đông Nam Á, Pháp, Nga.
- chứng tỏ sức sống mãnh liệt và khả năng hội nhập, tiếp biến văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Dựa trên nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc mà tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác để tạo nên nét văn hoá.
- và kiến trúc độc đáo của Việt Nam là bài học thiết thực được rút ra từ di sản kiến trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội.
- Đó cũng là “quan điểm hiện đại” trong giao lưu văn hoá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo đuổi.
- Trong báo Cứu quốc, ngày 25 tháng 11 năm 1046, Người đã viết: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam.
- Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và văn hoá nay, trau dồi văn hoá thật có tinh thần thuần Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”.
- Có lẽ đây sẽ là bài học sống động mà chúng ta có thể vận dụng vào quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc đô thị của Thăng Long - Hà Nội..
- Thứ ba, từ năm 1010 đến nay, Thăng Long - Hà Nội gần như liên tục là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của đất nước.
- Hầu như tất cả danh nhân tiêu biểu của Việt Nam, dù không sinh ra và lớn lên trên đất Thăng Long - Hà Nội, nhưng muốn thành tài, đều phải hội tụ về đây để rèn luyện, hun đúc ý chí, thi thố tài thao lược rồi không ngừng tỏa sáng và có những đóng góp xứng đáng thúc đẩy quá trình phát triển lịch sử của đất nước, tạo ra nét thanh lịch trong ứng xử văn hoá đậm chất Thăng Long - Hà Nội.
- Có thể nói, các di tích lịch sử, văn hoá gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của Thủ đô và các danh nhân văn hoá tiêu biểu cùng các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng cũng là một bộ phận làm nên nét đặc trưng trong di sản kiến trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội..
- Phải xuất phát từ những đặc trưng nổi trội trong di sản kiến trúc đô thị của.
- Thứ nhất, hạt nhân kiến trúc tiêu biểu trong tổng mặt bằng quy hoạch đô thị Thăng Long - Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long xưa mà dấu ấn còn lại chỉ có thể hoài niệm, gợi nhớ qua các cột “mốc giới văn hoá” như: Cửa Bắc, nền điện Kính Thiên, cửa Đoan Môn, Cột Cờ và gần đây nhất là Khu di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu.
- Với tư cách là một di sản kiến trúc đô thị có giá trị nổi bật toàn cầu, Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (di tích khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu và khu vực thành cổ Hà Nội) đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá thế giới sau danh hiệu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt mà Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng.
- Những phát hiện khảo cổ học tại khu vực 18 Hoàng Diệu là một minh chứng quan trọng cho một hiện tượng đặc thù là trong lòng đất của đô thị Thăng Long - Hà Nội hiện còn lưu giữ rất nhiều dấu tích khảo cổ học giá trị đòi hỏi có sự dày công nghiên cứu và khám phá của các nhà khảo cổ..
- Thứ hai, trong cơ cấu không gian đô thị của Thăng Long - Hà Nội còn có hai bộ phận quan trọng nữa cần được quan tâm bảo vệ là khu vực “36 phố phường” (phần thị dân.
- 430 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI….
- Tập trung bảo tồn những giá trị kiến trúc của hai khu vực di tích nói trên cũng tức là tạo điều kiện vật chất cho sự tiếp nối nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa, không khí sinh hoạt cộng đồng cư dân đô thị (giá trị văn hoá phi vật thể) hấp dẫn khách tham quan trong nước và quốc tế..
- Thứ ba, cảnh quan sinh thái - nhân văn của đô thị Thăng Long - Hà Nội được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là sông hồ và “làng trong phố”.
- Như chúng ta đã thấy, cảnh quan sinh thái - nhân văn là một trong những yếu tố cấu thành quan trọng trong di sản kiến trúc đô thị của Thăng Long - Hà Nội cần được quan tâm bảo vệ và phát huy..
- Lịch sử và kinh nghiệm thực tế là những ông thầy thông minh có thể chỉ dẫn cho chúng ta bài học bổ ích về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội, những nguyên nhân, yếu kém cần khắc phục, những vấn đề bức xúc đặt ra từ thực tế cùng các định hướng hoạt động trong tương lai..
- Trong tâm thức những người yêu mến hoặc ít nhiều có liên quan đến lĩnh vực di sản văn hoá và quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội, đều có chung sự hoài niệm và tiếc nuối vẻ đẹp tự nhiên và cổ kính, nét thanh lịch của người Hà Nội vào những năm 90 của thế kỷ trước.
- Nghiêm trọng hơn nữa là hiện tượng cơi nới, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, vi phạm khu vực bảo vệ di sản văn hoá, làm biến đổi cảnh quan di tích lịch sử và văn hoá.
- Vấn đề ùn tắc giao thông, ngập lụt đường phố khi có mưa, ô nhiễm môi trường sinh thái là những vấn nạn gây bức xúc trong xã hội, chẳng những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của cộng đồng cư dân đô thị mà còn là áp lực đe doạ sự toàn vẹn của di sản văn hoá.
- Thứ nhất, nhận thức của các cơ quan nhà nước ở các cấp và các tầng lớp cư dân trong xã hội về tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hoá cũng như vấn đề quy hoạch phát triển đô thị chưa đầy đủ và toàn diện.
- Đó là nguyên nhân chính dẫn tới thái độ ứng xử chưa thật văn hoá khi phải xử lý những vấn đề do thực tế đề ra..
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng như công ước quốc tế về di sản văn hoá và “Thập kỷ phát triển văn hoá thế giới” do Đại hội đồng Liên hợp quốc và UNESCO phát động đều xác định rất rõ vị trí của văn hoá nói chung và di sản văn hoá nói riêng với tư cách là yếu tố điều tiết sự phát triển của toàn xã hội.
- Di sản văn hoá cần được bảo vệ như một bộ phận quan trọng cấu thành môi trường sống của con người.
- Môi trường văn hoá lành mạnh sẽ có tác động tới việc hình thành nhân cách và điều chỉnh hành vi của từng cá nhân như là những tế bào quan trọng đầu tiên của mọi hoạt động xã hội.
- Một quốc gia chỉ có thể tạo lập sự ổn định xã hội khi đại bộ phận thành viên trong xã hội đã được “văn hoá hoá” và có thái độ ứng xử đúng theo những chuẩn mực văn hoá.
- Chỉ bằng con đường giáo dục văn hoá như vậy các quốc gia mới có khả năng đóng góp xứng đáng vào việc tạo lập một thế giới an ninh, hòa bình không có xung đột vũ trang và khủng bố - điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của toàn nhân loại..
- Chúng ta cũng hiểu rằng, quy hoạch phát triển đô thị phải hướng tới mục tiêu cao đẹp nhân văn, nhất là tạo điều kiện sống lành mạnh cho cộng đồng cư dân đô thị, để họ có thể sáng tạo và cống hiến cao nhất cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Cho nên, quy hoạch phát triển đô thị phải căn cứ vào hai tiền đề quan trọng nhất là điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và nhu cầu sống (đi lại, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và giao tiếp) của một cộng đồng cư dân lớn, đa thành phần, đa ngành nghề và có những nhu cầu rất khác nhau..
- đô thị và khu dân cư có điều kiện sống tốt và lành mạnh như sau:.
- Năng động trong phát triển kinh tế xã hội, đồng thời vẫn có khả năng phát triển, mở rộng đô thị một cách hợp lý trong tương lai..
- dân đô thị..
- Thật đáng tiếc là trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, chúng ta chưa quan tâm đúng mức và giải quyết thỏa đáng vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hoá và việc đáp ứng nhu cầu của cộng đồng cư dân đô thị.
- Nhận thức xã hội về di sản văn hoá chưa sâu sắc dẫn đến hiệu lực thực tiễn của các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao là một trong những nguyên nhân làm cho di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội bị xuống cấp, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội..
- Thứ hai, chúng ta còn lúng túng, chưa tìm ra đáp án đúng để xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đô thị..
- 432 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI….
- ứng đầy đủ yêu cầu bảo tồn di sản văn hoá..
- Trong khi đó, không gian sinh hoạt công cộng trong cơ cấu đô thị hoặc không gian xanh xung quanh khuôn viên các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng (đình, đền, chùa dù đã được xếp hạng di sản quốc gia) đang từng bước bị thu hẹp.
- Ai cũng hiểu rõ chức năng quan trọng của yếu tố cây xanh, mặt nước trong hệ sinh thái đô thị (kiến trúc cảnh quan, điều hòa khí hậu, tiêu thoát nước cục bộ và bảo vệ môi trường).
- Thái độ ứng xử chưa theo đúng chuẩn mực văn hoá đối với hai không gian lịch sử và văn hoá rất thiêng liêng của Thăng Long - Hà Nội và cả quốc gia là khu vực hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm cũng cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc để rút ra bài học kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo.
- Nhân dịp Kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho phép lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích và hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá với điều kiện Thành phố Hà Nội chi kinh phí và tổ chức giải tỏa vi phạm di tích.
- Đô thị được coi là một không gian kiến trúc khổng lồ nhất trong môi trường nhân tạo do con người tạo lập nên.
- Trong từng giai đoạn phát triển, con người ta luôn cố gắng thiết lập cho được sự cân bằng và hài hòa giữa các bộ phận cấu thành của đô thị nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của con người và xã hội.
- Vì thế, quy hoạch phát triển đô thị đã trở thành một lĩnh vực hoạt động mang tính tổng hợp, liên ngành và đa ngành.
- Ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị chỉ đạt hiệu quả cao mang tính khả thi, khi nó chứa đựng được trí tuệ của các ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là nó phải phản ánh được hơi thở của đời sống xã hội, phù hợp với nhu cầu đa dạng của cộng đồng cư dân đô thị..
- Ngay trong lĩnh vực quản lý di sản văn hoá gần với những quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội cũng không thiếu những bài học đắt giá..
- Năm 1996, khi quyết định xếp hạng phủ Tây Hồ là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã thống nhất rất cụ thể trên bản đồ địa chính (có giải thửa cụ thể) và biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích có đủ con dấu, chữ ký của thành phố cùng Sở Văn hoá - Thông tin Hà Nội.
- Nhưng trong quy hoạch chi tiết trình Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định phê duyệt, Ban Quản lý dự án lại đề xuất xây dựng con đường bao quanh Hồ Tây chạy cắt ngang hậu cung của phủ Tây Hồ, tức là lấn vào khu vực bảo vệ I của di tích mà không tham khảo ý kiến của ngành văn hoá nên đã gây ra bức xúc không cần thiết cho nhà Đền và nhân dân địa phương.
- Từ năm 1997, khi được hỏi ý kiến về Dự án xây dựng tuyến đường nói trên, với quan điểm giải quyết hài hòa mối quan hệ bảo tồn và phát triển, Bộ Văn hoá - Thông tin lúc bấy giờ đã có văn bản ủng hộ việc triển khai dự án và có yêu cầu nghiên cứu, thám sát khảo cổ để cứu vãn một phần di sản văn hoá chắc chắn vẫn còn lưu giữ trong lòng đường Hoàng Hoa Thám (vòng thành ngoài cùng phía Bắc thành Thăng Long xưa) trước khi thi công xây dựng con đường.
- Thế nhưng, tháng 4/2006, Ban Quản lý dự án giao thông đô thị thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội đã hoàn thành việc phê duyệt dự án mà không có sự tham gia của Sở Văn hoá.
- Và rồi đến năm 2010, dự án đã được thi công tại thực địa mà quên yêu cầu của ngành văn hoá đã cảnh báo từ năm 1997.
- Gần đây, về vấn đề chuyển trung tâm hành chính quốc gia về khu vực Ba Vì và xây dựng 30 cây số trục tâm linh Ba Vì - Hồ Tây đặt ra trong Dự án quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội mở rộng, đã mở ra diễn đàn trao đổi rộng khắp trong xã hội.
- Đây là hiện tượng văn hoá đáng khích lệ vì nó mở rộng đường dư luận, cho phép công dân có quyền dân chủ thể hiện chính kiến của mình về những vấn đề trọng đại quốc gia mà họ quan tâm.
- Bên cạnh đó, ý kiến của nhiều nhà khoa học từ các ngành hữu quan cũng không ủng hộ ý tưởng của đơn vị tư vấn thiết kế với lý do từ ngàn đời nay, Trung tâm Hành chính Quốc gia luôn đứng vững tại vùng linh địa mà Lý Thái Tổ đã định đô và cũng từ đó người dân Thăng Long - Hà Nội đã lập nên những thành tựu to lớn về nhiều mặt chính trị, kinh tế, văn hoá.
- Hiện tượng không xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Di sản văn hoá, Luật Xây dựng cũng như nội dung quy hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm.
- 434 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THĂNG LONG – HÀ NỘI….
- Trong hoạt động bảo tồn di sản văn hoá, mục tiêu tối thượng đặt ra là: Bằng các giải pháp khoa học - kỹ thuật mang tính tổng hợp, liên ngành bảo vệ và phát huy những mặt giá trị tiêu biểu của di sản văn hoá, phục vụ thiết thực nhu cầu phát triển của xã hội đương đại, đồng thời chuyển giao di sản văn hoá cho các thế hệ tương lai dưới dạng nguyên gốc và tình trạng bảo tồn tốt nhất có thể.
- Như thế có nghĩa là hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phải hướng tới cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng và phải phục vụ tích cực mà không được phép cản trở mục tiêu phát triển.
- Bất luận trong trường hợp nào, chúng ta đều phải tuân thủ mục tiêu nói trên như một thứ nguyên tắc bất biến, cho phép áp dụng các giải pháp đa dạng trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Bởi vì các quan điểm, giải pháp chỉ đúng ở giai đoạn lịch sử này, trường hợp di sản văn hoá này, nhưng có thể sai trong thời điểm khác, hoàn cảnh lịch sử khác và với di sản văn hoá khác.
- Thứ nhất, với khu di sản văn hoá thế giới - Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thì thái độ của chúng ta sẽ là phải thực sự trân trọng và thận trọng mà không được nóng vội muốn sớm kết thúc công việc trong một vài năm.
- Mục tiêu trước mắt đặt ra là tiếp tục nghiên cứu, tư liệu hoá di tích bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại và bảo quản cấp thiết để các dấu tích kiến trúc không bị xuống cấp, kết hợp với việc mở cửa hạn chế phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của rộng rãi công chúng trong xã hội, nếu hoạt động đó không có nguy cơ tác động xấu tới tình trạng bảo quản Di sản văn hoá.
- Trong lúc chỉ có khả năng mở cửa hạn chế cho công chúng, rất cần khai thác thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức làm cho toàn xã hội và bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc các mặt giá trị tiêu biểu của khu di sản văn hoá thế giới - Trung tâm Hoàng thành Thăng Long..
- Thứ hai, khu phố cổ Hà Nội là khu thị dân buôn bán sầm uất với cơ cấu không gian ô phố bàn cờ có nhiều phố nhỏ nối từ thành Thăng Long (xưa) và thành cổ (ngày nay) hướng ra bờ sông và các ngôi nhà hình ống tiêu biểu, tạo nên nét độc đáo trong di sản kiến trúc đô thị của Thăng Long - Hà Nội.
- nhu cầu và lợi ích thiết thân của cộng đồng và cuối cùng là sự tham gia tích cực và tự giác của cộng đồng vào các dự án bảo tồn và phát huy di sản văn hoá..
- Như vậy là, phần đông cư dân phố cổ đang phải sống trong những điều kiện dưới mức thấp nhất của nhu cầu sinh hoạt đô thị.
- Tôi nghĩ rằng việc cải tạo thích nghi cho nhu cầu hiện đại nhưng vẫn giữ được cảnh quan chung, cải tạo thích nghi theo phong cách cổ truyền nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hiện đại là cách ứng xử phù hợp khả dĩ có khả năng thu hút và huy động nguồn lực từ cộng đồng cư dân tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hoá trong phố cổ Hà Nội.
- Việc cơi nới, gắn thêm các hạng mục kiến trúc mới một cách chắp vá vào những ngôi biệt thự cũ cũng như xu hướng muốn phá bỏ các ngôi biệt thự liền kề để xây cao ốc làm văn phòng cho thuê hoặc chung cư là hoạt động trái với mục tiêu và nguyên tắc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị được nhấn mạnh ở phần trên, mặc dù đã bị dư luận phê phán mạnh mẽ nhưng vẫn chưa hẳn đã chấm dứt.
- Bởi vậy, chúng ta cũng cần bắt tay xây dựng dự án bảo tồn gần 500 biệt thự thời kỳ thuộc địa nhằm giữ lại cho thế hệ mai sau một bộ phận di sản kiến trúc đô thị quý giá của Hà Nội..
- 1.000 năm tuổi, thì Hà Nội - Thủ đô thân yêu của chúng ta cũng có quyền tự hào là một thành phố hòa bình và lại có một khu di tích được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
- Vinh dự, tự hào bao giờ cũng kèm theo một trách nhiệm nặng nề là phải tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và huy động sức mạnh cộng đồng cho mục tiêu lớn là bảo vệ và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị Thăng Long - Hà Nội phục vụ sự nghiệp