« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực tiễn tại thành phối Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số .
- Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2014.
- Luật hình sự.
- Điều tra vụ án.
- Người chưa thành niên.
- Bảo vệ quyền..
- Cho nên, nó không chỉ là vấn đề của một quốc gia, một dân tộc mà là trách nhiệm của cả nhân loại trong việc bảo vệ quyền thiêng liêng ấy..
- Trên tinh thần đó các Hiến pháp và Hiến pháp 2013 ở những mức độ khác nhau đó ghi nhận và cam kết tôn trọng, bảo vệ quyền con người..
- Quyền con người đòi hỏi được bảo vệ không chỉ khi họ chấp hành tốt pháp luật, khi họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội mà ngay cả khi họ vi phạm pháp luật,.
- hay phạm tội phải chịu những biện pháp cưỡng chế của cơ quan bảo vệ pháp luật thì những quyền ấy vẫn cần phải được bảo vệ.
- Trong đó, hoạt động điều tra tội phạm của cơ quan điều tra đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Bởi vì, hoạt động điều tra là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình sự, nhiệm vụ là thu thập tài liệu về tình tiết ngoại phạm và hành vi phạm tội của con người, tác động trực tiếp đến bảo vệ quyền con người đối với bên bị hại và một bên là người nghi vấn thực hiện tội phạm - là những người mà quyền con người của họ dễ có nguy cơ bị xâm hại..
- Người chưa thành niên phạm tội là một hiện tượng thực tế, tồn tại trong tất cả các xã hội, tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp, tăng cả về số vụ án và số bị can là người chưa thành niên.
- Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giải quyết tội phạm về người chưa thành niên không phải chỉ giải quyết vụ án, trừng trị tội phạm mà mục đích để giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm không để hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra.
- Quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 đó dành nguyên một chương riêng biệt (Chương XXXII) quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên..
- Đây là cơ sở pháp lý quan trọng áp dụng trong quá trình điều, tra truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Song, thực tế các hoạt động điều tra vẫn còn những hạn chế, còn vướng mắc, bất cập.
- Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình độ nghiệp vụ và sự hiểu biết về khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên còn yếu, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, cơ sở vật chất cũng còn những khó khăn nhất định trong quá trình thực thi pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên..
- Như vậy, thực tiễn đặt ra cho cơ quan điều tra ngoài việc đấu tranh hiệu quả với tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại thì đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là người chưa thành niên trong các vụ án hình sự.
- Chính vì vậy trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn tôi chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực.
- tiễn tại thành phố Hải Phòng” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, việc điều tra đối với những vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên là một trong những nội dung quan trọng.
- Bởi vì, ngoài việc áp dụng các biện pháp điều tra làm rõ nội dung vụ án, các tình tiết liên quan, truy tố bị can trước pháp luật.
- Cơ quan điều tra cũng phải thực hiện việc giáo dục họ để nhận thức, sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, tạo điều kiện giúp họ sớm hòa nhập cuộc sống bình thường..
- Trước khi chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự - thực tiễn tại thành phố Hải Phòng” cho luận văn thạc sĩ của mình, tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu về lĩnh vực tư pháp đối với người chưa thành niên như: Nguyễn Trần Bích Phượng "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội", Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Phạm Thị Khánh Toàn - "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Luận văn cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
- Đỗ Thị Phượng "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam", Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Hà Nội, ĐHQG Hà nội, 2008.
- Nguyễn Thị Thanh“Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia hà Nội..
- Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến thủ tục tố tụng hình sự trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên..
- Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu sâu về sự tác động của các quy định thủ tục tố tụng đó, vai trò của cơ quan điều tra và các yếu tố khác tác động đến đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên.
- Từ đó, khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra..
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá thực trạng của quá trình điều tra vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, luận văn góp phần làm sáng tỏ sự tác động các quy định của pháp luật tố tụng hình và các yếu tố khác trong việc đảm bảo quyền con.
- người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra vụ án hình sự.
- Qua đó khẳng định sự cần thiết bảo đảm quyền con người của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra và đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu đánh giá cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên.
- Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát về người chưa thành niên.
- đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người chưa thành niên.
- những quy định của pháp luật nói chung về người chưa thành niên.
- những quy định của luật tố tụng hình sự trong vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên.
- thực trạng áp dụng các thủ tụng tố tụng và các yếu tố khác tác động đến quyền của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra.
- Thông qua đó, luận văn đưa ra những giải pháp, kiến nghị để đảm bảo quyền của bị can là người chưa thành niên hiệu quả nhất nhằm giáo dục, cải tạo họ thành người có ích cho xã hội..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn tập trung nghiên cứu: Các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền của bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra giai đoạn hiện nay như: thủ tục tố tụng tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
- vai trò của cơ quan điều tra, điều tra viên.
- yếu tố kinh tế… Nghiên cứu thực tiễn hoạt động điều tra đối với bị can là người chưa thành niên của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Từ mục đích nêu trên, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là các quan điểm, học thuyết, qui định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền con người và bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong TTHS đặc biệt là trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự..
- Luận văn cũng giới hạn phạm vi khảo sát thực tiễn bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên trong TTHS tại địa bàn thành phố Hải Phòng những năm gần đây (từ 2009 đến 2013)..
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ.
- nghĩa Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: Hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh pháp luật… để giải quyết các nhiệm vụ đề tài đặt ra..
- Những đóng góp mới của luận văn.
- Nội dung của luận văn được trình bày một cách có hệ thống các quy định pháp luật về việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên, quy định tố tụng hình sự và thực tiễn hoạt động điều tra vụ án mà người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên.
- Ngoài việc nghiên cứu các yếu tố pháp lý, Luận văn cũng nghiên cứu các yếu tố khác có tác động đến việc bảo vệ quyền của người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự, đề xuất những phương hướng, biện pháp để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự về bảo vệ quyền cho người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn.
- Kết quả nghiên cứu và những giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc bảo vệ quyền trẻ em nói chung, của người bị tạm giữ, bị can là chưa thành niên trong vụ án hình sự nói riêng.
- Thông qua hệ thống các giải pháp, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến vào sự phát triển của kho tàng lý luận tư pháp hình sự về bảo vệ quyền cho người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam..
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong thực tiễn điều tra vụ án hình sự..
- Kết cấu của luận văn.
- Luận văn có kết cấu chặt chẽ, khoa học, đúng quy chuẩn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương, cụ thể:.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự..
- Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm.
- Chương 3: Các giải pháp tăng cường bảo vệ quyền của người chưa thành niên phạm tội..
- Bộ Công an (2011), Thông tư số 70/2011/TT- BCA ngày quy định chi tiết các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội..
- Bộ công an (2014), Thông tư số 28/2014/TT- BCA ngày 7/7/2014 quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân, Hà Nội..
- Việt Nam ký ngày và phê chuẩn ngày theo Quyết nghị số 241/NQ-HĐNN của Hội đồng Nhà nước ngày không bảo lưu điều nào).
- Lê Cảm - Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên:.
- Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học..
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội..
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia HN (2005), Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thành niên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội..
- Đỗ Thị Phượng (2004), “Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”..
- Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Hà Nội..
- Toà án nhân dân Tối cao (1999), Công văn số 52/1999/KHXX ngày 15/6/1999 về việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa.
- Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ (1992), Thông tư liên tịch số 03/TTLN ngày 20/6/1992 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội..
- Trịnh Quốc Toản (2007), Đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Viện kiểm sát nhân dân Tối cao- Tòa án nhân dân Tối cao- Bộ Công an- Bộ tư pháp- Bộ lao động, thương binh và xã hội (2011), Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Hà Nội..
- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1999), Chuyên đề về tư pháp hình sự so sánh, Hà Nội..
- Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp và tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (2000), Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp của người chưa thành niên, Hà Nội..
- Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc Triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Pháp Lý, Hà Nội..
- Việt Nam Cộng hòa (1958), Luật số 11/58 ngày 03/7 về việc thiết lập Tòa án thiếu nhi, Sài Gòn..
- Việt Nam Cộng hòa (1972), Luật số 027/TT- SLU ngày Tố tụng hình sự, Nxb Thần Chung, Sài Gòn..
- Việt Nam Cộng hòa (1973), Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam cộng hoà, Thần Chung xuất bản, Sài Gòn.