« Home « Kết quả tìm kiếm

BỆNH CHÁY LÁ VÀ BỐ TRÍ GIỐNG CHỐNG CHỊU BỆNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- BỆNH CHÁY LÁ VÀ BỐ TRÍ GIỐNG CHỐNG CHỊU BỆNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Các nòi nấm bệnh cháy lá thu thập được qua các mùa vụ từ các điểm thí nghiệm Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và Bến Tre có phản ứng khác nhau với bộ giống chuẩn nòi của Nhật Bản.
- Cần Thơ và An Giang là hai địa phương luôn xuất hiện các nòi nấm có tính độc cao và có tỷ lệ giống lúa MTL thử nghiệm nhiễm bệnh cháy lá lên đến 60-98%.
- Kết quả cho thấy các giống lúa triển vọng chống chịu bệnh ổn định ở cả các điểm thử nghiệm là MTL480, MTL543, MTL546, MTL547, MTL550, MTL555, MTL569, MTL575.
- Ngoài ra, các giống MTL392, MTL499, MTL500, MTL567 có năng suất cao và phẩm chất tốt nhưng nhiễm bệnh cháy lá vẫn được phóng thích với chú ý áp dụng kỹ thuật canh tác thích hợp..
- Từ khóa: bệnh cháy lá lúa, nòi nấm, giống lúa triển vọng, chống chịu.
- Trong công tác chọn lọc và phát triển giống lúa ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính chống chịu được sâu bệnh của giống luôn được quan tâm hàng đầu.
- Bệnh cháy lá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mức độ tiến hóa rất nhanh của các nòi nấm Pyricularia oryzae đã gây ra hiện tượng phá vỡ tính kháng bệnh của giống trong sản xuất nông nghiệp (Phạm Văn Kim et al., 2003).
- Phần lớn các giống lúa được phóng thích ở ĐBSCL nhìn chung đều bị nhiễm trở lại với bệnh cháy lá, áp lực thâm canh càng cao giống lúa càng bị nhiễm nhanh hơn (Phạm Văn Dư, 2002).
- Với chiến lược chọn lọc và phát triển giống lúa chống chịu ổn định với sâu bệnh, nghiên cứu về tình hình bệnh cháy lá và trắc nghiệm giống kháng được thực hiện hàng năm trên các bộ giống lúa triển vọng của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tại nhiều địa điểm thí nghiệm khác nhau ở ĐBSCL nhằm mục đích như sau:.
- Đánh giá phản ứng đối với bệnh cháy lá của các giống lúa MTL triển vọng để kịp thời bố trí giống lúa thích hợp cho từng vùng.
- Theo dõi sự biến động của thành phần nòi nấm cháy lá qua nhiều mùa vụ và nhiều địa điểm khác nhau..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Vật liệu thí nghiệm.
- 2.1.1 Giống lúa.
- Giống lúa thử nghiệm: gồm các bộ giống lúa Hậu kỳ A1, So sánh A1, Sản xuất thử, So sánh A0, bộ Giống lúa Phẩm chất tốt, bộ Giống lúa Chống chịu phèn mặn, tổng cộng 100 giống lúa cho từng mùa vụ..
- Sử dụng mầm bệnh cháy lá tại từng địa phương bố trí thí nghiệm..
- 2.2 Phương pháp thí nghiệm.
- 2.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.
- Thí nghiệm được thực hiện qua ba mùa vụ: Hè Thu 2006, Đông Xuân và Hè Thu 2007 tại năm địa điểm thí nghiệm: Nông trại khu II- ĐHCT, trại giống Bình Đức-An Giang, trại giống Long Phú-Sóc Trăng, trại giống Ba Tri-Bến Tre và Trung tâm Bảo vệ Thực vật Long Định-Tiền Giang..
- 2.2.2 Phương pháp thí nghiệm.
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên theo bộ giống, 3 lần lặp lại.
- Bảng 2: Phân cấp cháy lá trên nương mạ của IRRI (1980).
- Dùng phép thử F và Duncan để so sánh tỷ lệ giống phản ứng với bệnh ở các địa điểm thí nghiệm..
- Sự phát triển và lây lan của bệnh cháy lá được tác động bởi hai yếu tố chính là nhiệt độ và ẩm độ không khí.
- Chính trong điều kiện nhiệt độ thấp và kéo dài trong đêm, bào tử cháy lá sinh trưởng rất nhanh thúc đẩy tiến trình phát triển của bệnh cháy lá trên nương mạ xảy ra nhanh, từ khi chủng bệnh đến lúc lấy chỉ tiêu là 6-8 ngày.
- Ẩm độ không khí cao nhất ở các địa điểm thí nghiệm thu thập qua các mùa vụ đạt 99- 100% nhờ lượng sương mù xuất hiện nhiều đợt và kéo dài vào vụ Đông Xuân và lượng mưa liên tục vào vụ Hè Thu (trung bình 175 mm).
- Điều kiện trên phù hợp với báo cáo của Trần Văn Hai (2006), ông cho rằng nấm bệnh cháy lá phát triển tốt trong điều kiện mát 25-28 o C, ẩm độ không khí cao >80%, và biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch..
- Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ nêu trên tại những địa điểm thí nghiệm hầu như tương đương nhau nên thời tiết chỉ đóng vai trò trong sự thúc đẩy bào tử nấm bệnh phát triển tối ưu, không quyết định sự khác biệt cũng như sự thay đổi của thành phần nòi nấm theo mùa vụ cũng như theo địa phương.
- Sau đây là kết quả định nòi và kết quả thử nghiệm của các bộ giống MTL qua các mùa vụ.
- 3.2 Diễn biến bệnh cháy lá lúa ở ĐBSCL qua các mùa vụ.
- Ou (1983) thì nhiều nòi nấm khác nhau luôn hiện diện ở cùng một địa phương và thay đổi liên tục theo mùa vụ nhưng thông thường, chỉ có một nòi trở nên ưu thế để gây bệnh, đó là nòi trội.
- Đề tài này cho thấy mã số nòi trội thay đổi theo từng địa phương thí nghiệm và theo từng mùa vụ (Bảng 4)..
- Bảng 4: Sự thay đổi của mã số nòi theo mùa vụ và theo từng địa điểm thí nghiệm Địa điểm Mã số nòi P.
- oryzae theo từng mùa vụ.
- Các địa điểm Cần Thơ và An Giang và Bến Tre có tỷ lệ giống nhiễm rất cao, biến động trong khoảng 87-97% trong lúc Sóc Trăng chỉ có 12% giống nhiễm.
- Tỷ lệ giống.
- Cần Thơ An Giang.
- Tiền Giang.
- Địa điểm.
- Kháng Chống chịu Nhiễm.
- Cần Thơ.
- An Giang.
- Bến Tre Địa điểm.
- Duncan các tỷ lệ này giữa các địa điểm thí nghiệm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (Hình 1)..
- Hình 1: Tỷ lệ giống phản ứng với bệnh tại các địa điểm vụ Hè Thu 2006.
- Vụ Đông Xuân thử nghiệm ở Cần Thơ được ghi nhận có mã số nòi nấm 333,6.
- Mã số nòi càng cao nòi nấm càng độc nên các bộ giống thử nghiệm tại Cần Thơ và An Giang đã bị các nòi này tấn công mạnh và nhiễm bệnh với mức độ rất cao, chiếm 70-90% tổng số giống (Hình 2).
- Tỷ lệ giống kháng tốt ở Tiền Giang trong vụ này chiếm 10-15% tổng số giống, nhưng các giống này lại nhiễm bệnh ở các địa điểm còn lại nên đây chưa phải là nguồn gen tốt.
- Đóng vai trò lớn trong việc thay đổi thành phần nòi nấm tại Bến Tre do nông dân chuyển từ việc sản xuất giống lúa OM576 sang giống lúa OC10.
- OC10 là giống chống chịu rất tốt với bệnh và diện tích gieo trồng chiếm đến 30-40%..
- Hình 2: Tỷ lệ giống phản ứng với bệnh tại các địa điểm vụ Đông Xuân 2006-2007.
- Vụ Hè Thu 2007, mã số nòi nấm tại các địa điểm tiếp tục thay đổi (Bảng 4).
- Riêng đối với Bến Tre, điểm thí nghiệm không đánh giá được.
- Sóc Trăng Địa điểm.
- Tại tỉnh có sản lượng lúa cao nhất cả nước này, nguyên nhân đưa đến áp lực bệnh cháy lá cao liên tục là do sự thiếu đa dạng trong chủng loại giống lúa, các giống lúa chủ lực trong sản xuất hiện nay hầu hết là những giống nhiễm cháy lá như Jasmine, lúa nếp, OM1490, OMCS2000, OM3536..
- Hình 3: Tỷ lệ giống phản ứng với bệnh tại các địa điểm vụ Hè Thu 2007.
- Nhìn chung qua các mùa vụ thí nghiệm, An Giang và Cần Thơ là địa phương có tỷ lệ giống nhiễm bệnh cao nhất trong thử nghiệm cũng như trong sản xuất đại trà..
- Các nòi nấm với mã số nòi lớn ở đây luôn có độc tính cao hơn so với các địa phương khác.
- Các nòi này tấn công được nhiều gen kháng trong bộ định dòng, có khả năng gây bệnh cho cả những giống chống chịu được bệnh với các nòi nấm khác ở Tiền Giang và Sóc Trăng.
- Tần suất các gen kháng bị nhiễm bệnh trên những giống định dòng được ghi nhận và tổng kết qua nhiều mùa vụ ở các địa điểm thí nghiệm (Bảng 5)..
- Bảng 5: Tỷ lệ gây bệnh của các nòi nấm ĐBSCL trên bộ định dòng Nhật Bản STT Tên giống Gen kháng Mã số gen % nòi gây bệnh.
- Pi-zt, Pi-ta2, Pi-z, Pi-R, Pi-Rs, nhưng trong thí nghiệm này các nòi nấm bệnh đều tấn công được các gen kháng với tần suất từ 6,66 đến 50%..
- Tuy thí nghiệm chỉ được bố trí ở hai cao điểm của bệnh cháy lá trong năm để tìm giống chống chịu bệnh, nhưng do bệnh phát sinh và phát triển rất dễ dàng nên chúng tôi có nhận xét là bào tử nấm bệnh luôn hiện diện ở những vùng trồng lúa ở ĐBSCL với mật số phụ thuộc vào điều kiện ký chủ.
- Tại Cần Thơ các giống Jasmine, IR50404 bị nhiễm cháy lá nặng.
- Tại Long Phú, giống OM576 cũng bị nhiễm cháy lá một số nơi..
- Hình 4 biểu diễn áp lực bệnh cháy lá lên các bộ giống MTL tại bốn điểm thí nghiệm qua nhiều mùa vụ (có sử dụng kết quả báo cáo từ Ông Huỳnh Nguyệt Ánh, 2004)..
- Cần Thơ An Giang Tiền Giang Sóc Trăng.
- Hình 4: Sự thay đổi áp lực bệnh tại các địa điểm qua các mùa vụ.
- Tiền Giang là địa điểm có số giống chống chịu được bệnh cháy lá cao nhất, tốc độ nhiễm và lây lan của bệnh cũng chậm hơn so với các địa điểm khác nhờ tính đa dạng cây trồng trong hệ thống canh tác.
- Các địa phương Cái Bè, Châu Thành của tỉnh Tiền Giang canh tác lúa với cơ cấu giống OC10, MTL368 là những giống chống chịu được bệnh, một số vùng trồng nhiều cây ăn trái, canh tác 2 màu-1 lúa nên áp lực bệnh cháy lá rất thấp qua nhiều năm.
- Các tỉnh còn lại có sự thay đổi khác nhau về áp lực bệnh, trong đó An Giang luôn có tỷ lệ nhiễm bệnh cao trong những mùa vụ gần đây do chuyên canh các giống lúa xuất khẩu bị nhiễm bệnh và nòi nấm xuất hiện tại đây luôn có mã số nòi lớn (Bảng 4)..
- 3.3 Giống lúa và bệnh cháy lá.
- Qua nhiều mùa vụ, các thí nghiệm đã cho thấy bệnh cháy lá gây hại ở cả hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.
- Nấm bệnh cháy lá cũng tấn công vào giai đoạn từ trổ đến bông của cây lúa và gây thối cổ bông trên một số giống.
- Kết quả Bảng 6 cho thấy không có sự tương quan chặt chẽ giữa bệnh cháy lá trên nương mạ và bệnh thối cổ bông trên cùng một giống.
- Các đặc tính về bệnh cháy lá, bệnh thối cổ bông, tính ổn định.
- Mùa vụ Tỷ lệ.
- hiện cao nhất suốt quá trình thí nghiệm.
- Giống có cấp bệnh nhiễm nhiều nơi nhưng có cấp bệnh chống chịu ở địa điểm riêng biệt nào đó có nghĩa là thích nghi về đặc điểm chống chịu bệnh cháy lá ở địa phương đó..
- Giống lúa chống chịu bệnh cháy lá lúa trung bình và ổn định theo mùa vụ cũng như theo vùng sinh thái là tiêu chí cần chọn lọc trong thí nghiệm này.
- Do đó, tính ổn định của chỉ tiêu bệnh đã được khảo sát nhằm làm cơ sở cho việc chọn giống mới và bố trí giống chống chịu bệnh cho nhiều địa phương khác nhau..
- Bảng 6: Tính chống chịu bệnh cháy lá của các giống lúa MTL ở ĐBSCL giai đoạn 2006-2008 Giống lúa Cấp bệnh.
- cháy lá.
- Thích nghi về bệnh cháy lá.
- Các giống MTL chống chịu bệnh được chọn lọc qua mùa vụ ở nghiên cứu này là MTL480, MTL543, MTL546, MTL547, MTL550, MTL555, MTL569, MTL575..
- Các giống chống chịu bệnh cần theo dõi thêm là MTL549, MTL578.
- Trong cơ cấu các bộ giống lúa MTL, bộ giống chống chịu phèn mặn cũng được thử nghiệm năng suất và bệnh cháy lá tại Sóc Trăng.
- Các giống MTL425, MTL455 được ghi nhận chống chịu được bệnh trong lúc tất cả các giống khác thay đổi cấp bệnh qua mùa vụ.
- Đối với các dòng hậu kỳ, nguồn di truyền dự trữ cho chọn giống phóng thích, cũng có các dòng chống chịu khá tốt với bệnh cháy lá qua các mùa vụ như: L L L L L với mức độ chống chịu bệnh ổn định từ cấp 1 đến cấp 5..
- Những giống lúa có phẩm chất tốt, có mùi thơm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nếu bị nhiễm bệnh cũng được khuyến cáo trong hệ giống nhiễm kết hợp với kích kháng và thuốc trừ bệnh.
- Do đó, trắc nghiệm bệnh cần đi đôi với mục tiêu tăng dần sự đa dạng giống lúa trong sản xuất để quản lý bệnh cháy lá lúa tốt hơn..
- Nòi nấm cháy lá lúa thay đổi liên tục qua mùa vụ và qua tất cả các địa điểm thí nghiệm.
- Tiền Giang có áp lực bệnh trung bình và tương đối ổn định qua tất cả các mùa vụ..
- Giống chống chịu bệnh cháy lá ở tất cả các vùng thử nghiệm là MTL480, MTL543, MTL546, MTL547, MTL550, MTL555, MTL569, MTL575;.
- Giống chống chịu bệnh cháy lá cho từng địa phương là: (1) Cần Thơ: MTL516;.
- (2) An Giang: MTL557.
- Trong lĩnh vực phát triển giống, cần quan tâm đến tính nhiễm bệnh của những giống lúa có năng suất cao và phẩm chất ngon khi phóng thích ra sản xuất đại trà nhằm tránh rủi ro khi có dịch bệnh cháy lá xuất hiện.
- Nghiên cứu tiếp tục về bệnh cháy lá và giống lúa chống chịu bệnh ở nhiều địa phương trồng lúa để kịp thời ứng dụng vào sản xuất, góp phần quản lý ổn định bệnh cháy lá ở ĐBSCL..
- Trắc nghiệm tính kháng cháy lá các bộ giống MTL triển vọng ở ĐBSCL.
- Ứng dụng nguyên lý kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn như biện pháp sinh học đối phó với bệnh cháy lá lúa Pyricularia grisea tại ÐBSCL