« Home « Kết quả tìm kiếm

Bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao


Tóm tắt Xem thử

- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 1.
- ĐỀ BÀI: BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO TRONG TRUYỆN NGẮN CÙNG TÊN CỦA NAM CAO.
- Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo và nhà văn Nam Cao.
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Chí Phèo và bi kịch của nhân vật Chí Phèo.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 2.
- Xuất xứ, chủ đề truyện ngắn Chí Phèo.
- Định nghĩa về bi kịch: Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa mơ ước, khát vọng và mong muốn của con người với hiện thực cuộc sống.
- Phân tích (Những bi kịch của Chí Phèo.
- Tiếng chửi – cách giao tiếp duy nhất của Chí Phèo với mọi người Nam Cao mở đầu tác phẩm không bằng việc giới thiệu nhân vật mà đi ngay vào khắc họa hình ảnh một kẻ say đang khấp khễnh bước qua cánh cửa cuộc đời mà đi vào trang văn  Chí Phèo bị chối bỏ làm người, chính sự chối bỏ này khiến hắn không thể nào quay trở về đúng nghĩa một con người..
- Bi kịch một đứa trẻ mồ côi Sinh ra đã bị bỏ rơi trong lò gạch cũ, được bác thả lươn đem về cho bà góa mù, bà này bán Chí cho vợ chồng bác phó cối tốt bụng, nhưng chỉ ít lâu hai vợ chồng mất, Chí Phèo phải đi ở đợ cho hết nhà này đến nhà khác trong làng để kiếm miếng cơm.
- Chí Phèo làm thuê cho nhà Bá Kiến và bị Bá Kiến đổ tội oan vì ghen tức.
- Bi kịch bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính: Nhà tù thực dân có một sự tàn phá ghê ghớm đối với con người, biến một anh nông dân lương thiện thành một con quỹ dữ..
- o Chí phèo ra tù với bộ dạng hoàn toàn mới “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 3.
- Mơ ước được hoàn lương và bi kịch từ chối quyền làm người:.
- o Thị Nở và bát cháo hành là tình cảm nhân đạo mà Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình.
- o Tuy nhiên, Thị Nở dở hơi nên nghe theo lời của bà cô già và bỏ rơi Chí Phèo..
- Đoạn kết là đỉnh điểm của bi kịch mang nhiều ý nghĩa nhân văn:.
- o Chí Phèo định cầm dao đến nhà bà cô già nhưng lại đi đến nhà Bá Kiến..
- o Chí đi đòi lương thiện, một điều mà không ai có thể cho và mãi chẳng thể tìm câu trả lời khi mà con người còn bị cái xã hội tăm tối chèn ép, tha hóa..
- “Tao muốn làm người lương thiện, ai cho tao lương thiện.
- Nỗi đau đớn tận cùng của con người không phải là chết mà là sống không có quyền làm một con người.
- Chính vì thế có thể khẳng định đây chính là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo.
- Câu hỏi cứ đau đáu bao nhiêu thế hệ đã lên án cái xã hội mất nhân tính cướp đi cả điều thiêng liêng nhất của một con người.
- Cái chết của Chí Phèo và kết cục của Bá Kiến là tiếng nói thức tỉnh cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những kiếp người thấp bé..
- Thông qua tấn bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao muốn tố cáo hiện thực xã hội thực dân, phong kiến.
- Đồng thời, tác giả đã đặt niềm tin vào bản chất lương thiện của con người..
- Nêu cảm nhận, đánh giá về bi kịch của nhân vật Chí Phèo.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 4.
- Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán.
- Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc..
- Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân..
- Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô… nhưng bi kịch lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người” của Chí Phèo..
- Bi kịch ấy ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên qua tiếng chửi của Chí Phèo.
- Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi “hắn vừa đi vừa chửi”.
- Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình.
- Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người.
- Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo lại là “tiếng chó cắn lao xao”.
- Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người.
- Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa.
- thái độ người đọc: tò mò… Vậy Chí Phèo là ai?.
- Bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 5.
- Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: “có một gia đình nho nhỏ.
- Đó chính là một ước mơ lương thiện.
- Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước.
- Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ..
- Bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm người.
- Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại.
- Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 6.
- Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo..
- Con người xấu đến “ma chê quỉ hờn”, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi.
- Có nhà phê bình đã cho rằng: Thị Nở là một sứ giả mà Nam Cao phái đến để thức tỉnh Chí Phèo.
- Thiên sứ ấy như một ngọn gió, một ngọn lửa thổi vào tâm hồn của Chí.
- Nếu là lửa, lửa sẽ đốt cháy lớp vỏ quỷ dữ để trả về cho anh một con người..
- Chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 7.
- Rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí Phèo đã cô đơn hơn bao giờ hết “Nhìn phía trước người thân chẳng có/ Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người”.
- Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người.
- Khi mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con người thì Thị Nở đã giang rộng vòng tay để đón lấy anh.
- Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng.
- Chí Phèo quen sống với một kiểu định nghĩa : Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ… Mỗi miếng ăn hàng ngày của Chí đều có máu và nước mắt của những người dân lương thiện làng Vũ Đại.
- Nhưng hôm nay cái triết lý sống ấy của Chí dường như đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia.
- Hơi cháo hành phảng phất phục sinh phần người trong Chí… Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen nhóm một mơ ước về cuộc sống bình dị… Hương cháo là hương cuộc đời, hương tình yêu mà từ trước đến giờ chưa ai cho Chí cả… Bát cháo hành giản dị nhưng bao nhân tính ẩn chứa, nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bờ của phần người… Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn cảm động và ngay trong chốc lát “Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 8.
- Ôi! Phải là lời của Chí Phèo đó không ? Nghe sao mà hiền lành, có chút gì ngờ nghệch, hồn nhiên mà lại rất đỗi chân thành.
- Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí,… cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo.
- Đỉnh điểm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
- Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo.
- Lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Chí Phèo làm tắt ngúm ngọn lửa lòng vừa được nhen lên trong Chí.
- “Ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ như cái thằng Chí Phèo” đã trở thành định kiến khắc nghiệt lấp mất lối về của Chí.
- Đó chính là bi kịch của một con người chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc sống lương thiện.
- Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo.
- Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa.
- Cánh cửa trở về với xã hội lương thiện, xã hội loài người vừa mở ra thì cũng là lúc đóng sầm lại ngay trước mắt Chí Phèo.
- Thị Nở như tia chớp rạch ngang bầu trời đêm đen của Chí Phèo vừa đủ để soi lên một niềm cảm thông cũng là lúc nó tắt ngấm giữa đêm đen cuộc đời Chí.
- Nói xa hơn, cái xã hội thực dân nửa phong kiến đó đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại.
- Chí Phèo tìm đến rượu nhưng rượu không phải bao giờ cũng làm cho người ta say..
- Một khi rượu không còn đủ sức để làm lu mờ lí trí con người thì nó sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lý trí ấy.
- Càng uống Chí càng tỉnh, càng tỉnh càng nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 9.
- chết con “khọm già”, con “đĩ Nở” nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với tư cách là một nô lệ thức tỉnh, đòi quyền làm người:.
- Tao muốn làm người lương thiện.
- Ai cho tao lương thiện.
- Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người thấm thía được nỗi đau khôn cùng của bi kịch cá nhân.
- Câu hỏi như cứa vào tâm can người đọc về một thân phận con người đầy đắng cay trong xã hội cũ.
- Lương thiện có ngay trong mỗi con người là di sản tinh thần của mỗi người.
- Tại sao phải đi đòi lương thiện ? À, thì ra Chí đã bị cái xã hội vô nhân tính ấy cướp mất.
- Khốn nạn thay cho Chí, ngay cả cái quyền được làm một con người cũng bị xã hội người ăn thịt người ấy bóp nát.
- Và Chí Phèo cũng đã tự kết liễu cuộc đời mình sau khi kết liễu tên cáo già Bá Kiến.
- Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người!.
- Tác phẩm Chí Phèo thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật chính, nhà văn đã mang đến những giá trị nhân văn cao đẹp.
- Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao.
- Tác phẩm Chí Phèo mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.
- Có một nhà thơ đã từng viết rằng: “Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống – Nào có.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 10.
- dài chi một kiếp người – Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách – Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1 Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.