« Home « Kết quả tìm kiếm

BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- MÔI TRƯỜNG THĂNG LONG - HÀ NỘI NGÀY CÀNG BỊ Ô NHIỄM 1.
- Môi trường nước mặt ở Thủ đô Hà Nội bị ô nhiễm nặng.
- Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Sét, Lừ của Hà Nội vốn ngày xưa là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của Thủ đô, nay đã biến thành kênh thoát nước thải chưa được xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép đối với nước loại B nhiều lần, mặt nước biến thành màu đen, các khí NH 3 , CH 4 , H 2 S bốc mùi hôi rất khó chịu..
- Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam..
- Ô nhiễm các sông suối trong vùng Hà Nội.
- Sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua Thủ đô Hà Nội đã bị ô nhiễm, hàm lượng BOD từ 18 - 36mg/l (quy chuẩn nước loại B2 là BOD 5  25), hàm lượng NH 4 + từ 2 - 5,5mg/l (quy chuẩn nước loại B2 là  1mg/l)..
- Tình trạng ngập úng ở Thủ đô Hà Nội trầm trọng.
- Dự án thoát nước Hà Nội do JICA (Nhật Bản) tài trợ đã được triển khai từ năm 2000, đã đầu tư kinh phí không phải là ít, nhưng thời gian qua khi có trận mưa với lượng mưa khoảng 50mm thì Hà Nội vẫn bị úng ngập, đặc biệt là trận úng ngập khủng khiếp năm 2008, úng ngập tràn lan khắp thành phố, nhiều khu phố phải đi lại bằng thuyền, úng.
- Trong 20 năm qua, hầu như năm nào Hà Nội cũng bị úng ngập trong mùa mưa, năm ít nhất không dưới 25 điểm bị úng ngập.
- Có thể nêu ra 4 nguyên nhân chủ quan gây ra úng ngập: Một là trong thời gian dài trước đây và hiện nay, Hà Nội đã chuyển đổi nhiều đất cây xanh, đất nông nghiệp thành đất ở, đã lấp nhiều ao, hồ và đất trũng (trước đây thì ở trong nội thành, nay thì ở các khu đô thị mới ở ngoại thành) để xây dựng công trình, làm mất sự cân bằng tích chứa nước của đô thị.
- Ba là hệ thống thoát nước của đô thị vốn đã quá thấp kém cả về mạng lưới cống thoát, cả về thiết diện dòng chảy, khi cải tạo sông, hồ lại đều kè đá 45 0 và một số đoạn sông còn bị cống hoá, nên vừa làm giảm khả năng chứa nước, vừa làm giảm dòng chảy thoát nước của Hà Nội.
- Bốn là đô thị Hà Nội ngày càng mở rộng, tổng lượng nước mưa tập trung trong nội thị ngày càng lớn, trong khi hệ thống sông ngòi thoát nước ngày càng bị thu hẹp và các đường ống, các cống ngày càng bị bồi lắng..
- Nguồn nước cấp cho đô thị ngày càng khan hiếm, tỷ lệ dân số được cấp nước còn thấp, chất lượng nước cấp chưa đảm bảo.
- Tỷ lệ dân số được cấp nước bằng hệ thống cấp nước máy ở Hà Nội cũ, mới đạt khoảng 90 - 95%, ở các đô thị vệ tinh mới đạt 40 - 60%.
- Nguồn nước ngầm đã bị khai thác quá mức, đang gây ra hiện tượng bị ô nhiễm các chất hữu cơ và sụt lún nền đất Hà Nội.
- Các sông, hồ trong vùng Hà Nội đều đã bị ô nhiễm..
- Phương án lấy nước hồ Hoà Bình cấp nước cho Hà Nội là hoàn toàn hợp lý.
- Nhưng nghe nói hồ tích nước sau đập thuỷ điện Hoà Bình cấp nước cho Hà Nội lại nằm ngay trên mỏ amiăng.
- Quản lý chất thải rắn (CTR) ở Hà Nội còn bất cập.
- Ở thành phố Hà Nội trước năm 1995, mỗi người dân chỉ thải bình quân khoảng 0,5 đến 0,8kg CTR mỗi ngày, đến năm 2003, trị số này đã tăng lên 0,8 đến 1,2kg/ngày..
- Tổng lượng CTR sinh hoạt tại Hà Nội phát sinh trước năm 1995 chỉ khoảng 2000 tấn/ngày, nay đã trên 4000 tấn/ngày.
- Nhiều bãi chôn lấp không đạt quy chuẩn vệ sinh môi trường.
- CTR sinh hoạt ở Thủ đô Hà Nội hầu như chưa được phân loại từ nguồn, phần lớn thải bỏ chủ yếu bằng chôn lấp ở các bãi chôn lộ thiên không đúng kỹ thuật vệ sinh (trừ bãi Nam Sơn) và chứa đựng tiềm ẩn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Năm bãi chôn rác hiện nay ở Hà Nội (Nam Sơn, Kiêu Kỵ, Xuân Sơn, Núi Thoong, Hoà Bình) đang gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất nghiêm trọng đối với dân cư xung quanh.
- Việc tái chế, tái sử dụng chất thải ở Hà Nội còn rất yếu kém, chế biến chất thải hữu cơ dễ phân huỷ thành phân hữu cơ mới đạt khoảng 10%, chưa có các cơ sở công nghiệp tái chế, tái sử dụng các chất thải còn lại thành các sản phẩm có ích cho xã hội..
- Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn ngày càng tăng.
- Môi trường không khí ở Thủ đô Hà Nội hiện nay, nói chung đang bị ô nhiễm nặng nề về bụi TSP và bụi PM10, nồng độ bụi trung bình gấp 2 - 3 lần quy chuẩn cho phép (QCCP).
- Theo tài liệu [4], áp dụng phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội theo chỉ số chất lượng không khí AQI = 1.
- C o - nồng độ chất ô nhiễm tối đa cho phép theo quy chuẩn môi trường quốc gia.
- Khi AQI ≤ 50: môi trường không khí có chất lượng tốt.
- 50<AQI ≤ 200: môi trường không khí bị ô nhiễm.
- AQI ≤ 300: môi trường không khí bị ô nhiễm nặng.
- 300: môi trường không khí bị ô nhiễm rất nặng..
- Tính chung cho toàn Hà Nội theo từng chất ô nhiễm: AQI (SO 2.
- Có nghĩa là xét tổng quát thì môi trường không khí Hà Nội thuộc loại bị ô nhiễm, nhưng xét riêng từng chất ô nhiễm thì ô nhiễm bụi TSP ở mức rất nặng, còn xét về khí CO và NO 2 thì thuộc loại chất lượng môi trường tốt, xét về khí SO 2 thì thuộc loại không bị ô nhiễm và gần với mức môi trường tốt..
- Có nghĩa là chỉ có quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm là có điều kiện môi trường không khí không bị ô nhiễm, còn ở huyện Gia Lâm và huyện.
- Thanh Trì môi trường không khí thuộc loại đã bị ô nhiễm.
- So sánh giữa các quận/huyện của Hà Nội thì Gia Lâm và Thanh Trì là 2 huyện bị ô nhiễm nhất..
- Tỷ lệ diện tích cây xanh của Hà Nội còn quá nhỏ bé.
- Nhưng tỷ lệ diện tích cây xanh công cộng ở Hà Nội mới đạt khoảng 2m 2 /người, còn rất bé so với yêu cầu của một đô thị xanh..
- Theo Quy chuẩn xây dựng nước ta thì chỉ tiêu đất cây xanh đô thị công cộng đối với đô thị loại đặc biệt như Hà Nội là: 12 - 15m 2 /người, trong đó đất cây xanh công viên:.
- Bảng 1 dưới đây cho chỉ tiêu diện tích cây xanh ở một số đô thị nước ta và trên thế giới để chứng minh điều nhận xét nêu trên..
- Chỉ tiêu diện tích cây xanh công cộng ở một số đô thị nước ta và trên thế giới STT Đô thị trong nước Chỉ tiêu.
- STT Đô thị ngoài nước Chỉ tiêu cây xanh (m 2 /người) 1.
- Hà Nội TP.
- XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
- Việc xác định các nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp và có hiệu quả trong giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường của Hà Nội.
- Quy hoạch đô thị hoá mở rộng Hà Nội thời gian qua chưa xem xét đầy đủ về mặt môi trường và phát triển bền vững.
- Trong quá trình đô thị hoá mở rộng TP.
- Hà Nội - quy hoạch đô thị hoá làng/xã thành phường, không theo quy luật chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp thành kinh tế phi nông nghiệp, thường theo ý chí chủ quan, hoặc do nhu cầu xây dựng các khu đô thị mới trên các khoảnh đất canh tác của làng/xã, rất ít quan tâm đến việc quy hoạch cải tạo, nâng cấp.
- Ngay đối với các khu đô thị mới, cũng thiếu sự quan tâm xây dựng hệ thống công trình dịch vụ đô thị, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, vườn hoa cây xanh, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước của bản thân khu đô thị mới, thường chỉ chú ý tăng diện tích xây dựng nhà ở tối đa để bán kiếm lợi tối đa, đang là nguyên nhân tiềm ẩn của suy thoái môi trường Hà Nội lâu dài..
- Quy hoạch phát triển các khu/cụm công nghiệp của Hà Nội, cũng như của Hà Tây trước đây đều chưa tính đến một cách đầy đủ về yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp và phát triển đô thị gắn bó với nhau như hình với bóng.
- Các khu/cụm công nghiệp phát sinh nguồn thải rất lớn thường gây ra ô nhiễm môi trường đối với các khu đô thị và dân cư xung quanh, tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.
- Trước đây quy hoạch phát triển các khu/cụm công nghiệp ở Hà Nội cũ, cũng như ở Hà Tây là quy hoạch độc lập, nay mở rộng Hà Nội bao gồm cả Hà Tây cũ sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất hợp lý về bảo vệ môi trường, cần phải được xem xét lại..
- đã bê tông hoá mặt đất trong nội đô trước đây và ở ngoại ô trong những năm gần đây để xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ, làm giảm khả năng điều hoà thoát nước mưa, giảm sức chứa nước mưa và giảm khả năng thẩm thấu nước mưa bề mặt, là nguyên nhân gây ra úng ngập trầm trọng ở Hà Nội.
- Hầu như tất cả các khu đô thị mới (trước đây là đất ngoại thành, nay là các quận mới của TP.
- Hà Nội), trước đây là ao, hồ, đất trũng, vùng nuôi cá hoặc đất trồng lúa, là nơi chứa nước, thoát nước mưa của Hà Nội nay đều đã bị san lấp, tôn nền và bê tông hoá bề mặt đất, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây úng ngập TP.
- Hà Nội..
- đã làm tăng đột biến số lượng dân cư thường trú cũng như dân cư vãng lai, làm tăng tải lượng ô nhiễm môi trường đè nặng lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị vốn quá yếu kém, là nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn và tắc nghẽn giao thông đô thị.
- Không có số liệu thống kê có bao nhiêu công trình cao tầng đã xây chen trong 4 quận nội thành cũ từ năm 1990 đến năm 2007, nhưng trong hơn 2 năm gần đây, từ đầu năm 2008 đến tháng 4/2010 đã có 223 dự án nhà cao tầng xây chen (từ 9 tầng trở lên) được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt cho đầu tư.
- Dân số bốn quận nội thành Hà Nội cũ trước năm 1995 chỉ có khoảng 80 vạn người, thời gian qua hầu như không có quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội nên đã nhiều năm nay không thể đáp ứng phục vụ cho dân số 4 quận nội thành thực tế đã tăng tới gần 1,2 triệu người, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho môi trường nội thành xuống cấp, bị ô nhiễm nặng nề..
- thiển cận, như là các cụm công nghiệp ở quận Hoàng Mai, nay đã nằm giữa trung tâm của quận, đây cũng là 1 nguyên nhân làm cho môi trường nội đô suy thoái..
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị quá chậm và chưa hợp lý - Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.
- Tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số đô thị và tốc độ gia tăng phương tiện giao thông.
- Diện tích đất giao thông đô thị không đủ, mạng lưới đường giao thông phân bố không đồng đều, không bảo đảm chất lượng.
- Tại Hà Nội cũ diện tích đất giao thông chỉ chiếm khoảng 7,8%, mật độ đường đạt 3,89km/km 2 , trong khi đó ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỷ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15 - 18%.
- Ở Hà Nội rất thiếu diện tích giao thông tĩnh (các bãi, các trung tâm gửi xe), nên không thể khắc phục được tình trạng xe đỗ trên đường, để xe trên vỉa hè, không thể đảm bảo được “đường thông hè thoáng” trong đô thị.
- Rất nhiều công trình công cộng, hành chính và dịch vụ lớn ở Hà Nội không có khoảng đất "lùi".
- Khi phát triển các khu đô thị mới từ vành đai 1 trở ra, chỉ chú ý đến các tuyến giao thông hướng tâm, không chú ý phát triển hệ thống giao thông dọc ngang ô cờ như quy hoạch do người Pháp thiết kế đối với Hà Nội cổ, cũng là một nguyên nhân chính gây ra tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Phương tiện giao thông cơ giới cá nhân ở Hà Nội tăng trưởng rất nhanh, năm 1996 số lượng xe máy mới có khoảng 600.000 xe, số lượng xe ôtô các loại mới có 65.000 xe, năm 2008 đã tăng tới hơn 2 triệu xe máy và khoảng 200.000 xe ôtô các loại.
- Vì vậy, ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn đã xảy ra trầm trọng ở nhiều địa điểm trong nội đô Hà Nội..
- Hệ thống thoát nước ở Hà Nội cũ cũng như ở nhiều đô thị khác trong Thủ đô Hà Nội, đều là hệ thống chắp vá giữa khu cũ và khu mới, giữa lạc hậu và hiện đại.
- Hiện nay, Hà Nội cũ mới xử lý được khoảng 5% nước thải sinh hoạt, còn lại 95% nước thải sinh hoạt đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng vào sông, hồ, gây ra ô nhiễm trầm trọng môi trường nước mặt, còn ở các đô thị vệ tinh của Hà Nội thì đều chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nào..
- Hệ thống thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR ở hầu hết các đô thị của Thủ đô Hà Nội chưa đạt yêu cầu.
- Trong quy hoạch phát triển đô thị đều không có quy hoạch bố trí các địa điểm lưu giữ tạm thời và trung chuyển CTR, bãi đổ rác cũng như xe chở rác.
- Hệ thống hạ tầng xã hội của Hà Nội còn yếu kém.
- Hệ thống hạ tầng của Thủ đô Hà Nội còn tồn tại các khu "nhà ổ chuột xóm liều",.
- Các khu dân cư nghèo này rất ít được tiếp cận với dịch vụ môi trường đô thị..
- Xoá đói giảm nghèo, xoá bỏ các khu nhà ổ chuột này để Thủ đô Hà Nội "Xanh, Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
- là vô cùng khó khăn, khi mà khoảng cách mức sống giàu nghèo, điều kiện tìm kiếm việc làm giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa, khi mà quản lý đô thị ở Thủ đô Hà Nội còn chưa khắc phục được yếu kém, khi mà phát triển đô thị và phát triển các khu công nghiệp chủ yếu lấy vào đất nông nghiệp và không ít người nông dân mất kế sinh nhai, di cư vào đô thị để kiếm sống..
- Trong thời gian qua, hầu hết các khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng ở Thủ đô Hà Nội đều tận dụng đất đai xây dựng nhà ở để thu lợi nhuận, không quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng các công trình dịch vụ xã hội (trường học, cửa hàng, bệnh viện, thể dục thể thao, vườn hoa, sân chơi, nghỉ ngơi, giải trí).
- nhiều khu đô thị mới không có hệ thống các công trình xử lý nước thải tập trung.
- Các công trình phục vụ giáo dục và đào tạo, y tế và khám chữa bệnh đang bị quá tải cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường sống ở Hà Nội xuống cấp..
- Vấn đề nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp đang là vấn đề nóng bỏng ở Hà Nội.
- Dân nghèo đô thị rất thiếu nhà ở dù với chất lượng nhà ở rất thấp, rất khó tiếp cận dịch vụ môi trường đô thị, khoảng cách mức sống giàu và nghèo trong đô thị cũng như chênh lệch mức sống giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn..
- Quản lý đô thị nói chung, quản lý môi trường nói riêng, còn yếu kém.
- Rất nhiều quy định của pháp luật về quản lý đô thị nói chung, quản lý môi trường nói riêng chưa được thực hiện nghiêm minh.
- Cho phép xây chen nhiều công trình cao tầng trong 4 quận nội thành cũ chưa xem xét đến sự quá sức chịu tải môi trường của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;.
- Xử lý các vi phạm về xây dựng và môi trường chưa kịp thời và thiếu nghiêm minh, như là đối với các hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định;.
- Việc phối hợp điều hành giữa các sở/ban/ngành trong quản lý xây dựng và môi trường chưa chặt chẽ, như để xảy ra hiện tượng thiếu phối hợp trong sửa chữa đường xá,.
- cấp thoát nước, cấp điện, thông tin, nên nhiều đoạn đường bị đào lấp nhiều lần, gây ra tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và lãng phí kinh tế;.
- Nhiều công trình cải thiện môi trường và xây dựng công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thi công kéo dài, dàn trải, thiếu tập trung dứt điểm, còn mang tính tình thế, thiếu bền vững;.
- Chưa chú trọng thu hút lực lượng chuyên gia (chất xám) tham gia các phương án giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc của Hà Nội;.
- Nhà nước cũng như bản thân Hà Nội đã đầu tư kinh phí đáng kể để xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động, nhưng do quản lý, vận hành kém nên hệ thống này hầu như không được hoạt động bình thường..
- Ý thức bảo vệ môi trường của mọi người còn thấp.
- Nói chung, ý thức BVMT của người dân Hà Nội còn thấp, là một trong những nguyên nhân cản trở việc xây dựng Hà Nội trở thành thành phố xanh và sạch..
- Chuyên đề “Dự báo ô nhiễm môi trường trong quá trình đô thị hoá Hà Nội và kiến nghị các giải pháp BVMT để phát triển bền vững”, 2008..
- Cục Kiểm soát Ô nhiễm, Chuyên đề Xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do Phạm Ngọc Đăng biên soạn, Hà Nội, 6/2010..
- Trạm Quan trắc và Phân tích Môi trường Quốc gia CEETIA, Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường hàng năm, từ năm 1995 đến năm 2009.