« Home « Kết quả tìm kiếm

BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CƠ CẤU MÙA VỤ LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRÊN CƠ SỞ ẢNH VIỄN THÁM MODIS


Tóm tắt Xem thử

- BIẾN ĐỘNG HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ CƠ CẤU MÙA VỤ LÚA.
- MODIS, NDVI, cơ cấu mùa vụ lúa, ĐBSCL Keywords:.
- Cơ cấu mùa vụ lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên biến động gây khó khăn cho việc quản lý sản xuất nông nghiệp.
- Để xác định được quy luật phân bố và biến động cơ cấu mùa vụ lúa của vùng trong thời gian qua, nghiên cứu được thực hiện nhằm theo dõi sự phân bố hiện trạng cơ cấu mùa vụ và đánh giá sự biến động cơ cấu mùa vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu long từ năm 2000 đến 2010.
- Ảnh viễn thám MODIS (MOD09Q1) được sử dụng để tính toán giá trị NDVI và xây dựng bản đồ phân bố cơ cấu mùa vụ theo từng năm và sau đó được chồng lắp để đánh giá sự biến động qua các năm.
- Kết quả cho thấy, sự phân bố cơ cấu mùa vụ có thể chia ra thành hai nhóm thời vụ điển hình của hai vùng sinh thái là vùng phù sa nước ngọt và vùng nước trời nhiễm mặn.
- Vùng phù sa nước ngọt, các cơ cấu chính được canh tác gồm lúa 3 vụ, lúa 2 vụ và lúa màu.
- Vùng nước trời nhiễm mặn, cơ cấu phổ biến trên đất lúa là lúa 2 vụ, lúa – tôm và lúa Mùa.
- Sự biến động cơ cấu mùa vụ trên các vùng đất chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, lũ và việc hình thành hệ thống đê bao.
- Sự biến động cơ cấu mùa vụ, thay đổi lịch thời vụ đã làm phá vỡ quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững.
- Do đó, cần theo dõi sự thay đổi cơ cấu mùa vụ để làm cơ sở đánh giá nhanh tình hình sản xuất, dự báo, quản lý cơ cấu mùa vụ, cây trồng một cách khoa học về điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Tuy nhiên, để có thông tin cơ cấu mùa vụ, thời vụ xuống giống cần tiến hành khảo sát thực tế tại nhiều điểm, tốn nhiều thời gian, kinh phí và không đáp ứng kịp thời cho việc đánh giá nhanh tình hình sản xuất.
- MODIS có độ phân giải thời gian cao và sử dụng miễn phí có khả năng đáp ứng được nhu cầu cho việc theo dõi tiến độ phát triển cây lúa, xác định cơ cấu mùa vụ trên diện rộng cả khu vực ĐBSCL.
- Vì thế, nghiên cứu đã được thực hiện theo dõi cơ cấu và đánh giá sự biến động mùa vụ ở ĐBSCL trên cơ sở sử dụng ảnh vệ tinh MODIS, có độ phân giải không gian thấp..
- 3.3 Xây dựng bản đồ phân bố cơ cấu mùa vụ và đánh giá biến động.
- Qua kết quả phân tích biến động chỉ số NDVI xác định được các cơ cấu mùa vụ điển hình và bản đồ phân bố các cơ cấu mùa vụ theo từng năm.
- Từ các bản đồ này sử dụng kỹ thuật GIS để tạo bản đồ biến đồng tính toán diện tích biến động của các cơ cấu qua từng năm phân theo các vùng sinh thái..
- Điều tra các hộ về cơ cấu mùa vụ và thời gian thu hoạch của vụ trước nhằm hỗ trợ cho việc giải đoán ảnh, phân loại đối tượng trên ảnh.
- Tuy nhiên, dựa vào sự phân bố cơ cấu mùa vụ cơ bản có thể chia thành hai vùng lớn đó là vùng phù sa nước ngọt (gồm các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Phù sa giữa sông Tiền, sông Hậu, vùng trũng Tây sông Hậu) và vùng nước trời nhiễm mặn (gồm các tiểu vùng ven biển Nam Bộ và Bán đảo Cà Mau)..
- Hình 2: Cơ cấu mùa vụ điển hình của 2 vùng sản xuất chính ở ĐBSCL.
- HT: Hè Thu.
- HTs: Hè Thu sớm.
- Vụ mùa chính của vùng này là vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông, tuy nhiên tùy thuộc vào chênh lệch thời gian xuống giống mà phân thành vụ mùa chính vụ, sớm hay muộn bao gồm các cơ cấu như sau:.
- Lúa 3 vụ:.
- Đông Xuân – Hè Thu sớm – Thu Đông: Vụ Đông Xuân bắt đầu xuống giống từ đầu tháng 12.
- Sau đó khoảng một tháng, đến đầu tháng 4 bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu sớm và thu hoạch vào giữa tháng đến cuối tháng 7.
- Đông Xuân muộn – Hè Thu – Thu Đông:.
- Cơ cấu này bắt đầu phân bố rộng từ năm sau 2005..
- Hai cơ cấu này phân bố chủ yếu vùng không bị ảnh hưởng của ngập lũ, mùa nắng thì có khả năng chủ động được nước tưới, gồm các khu vực có đê bao ở đầu nguồn sông Cửu Long (huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ mới và Thoại Sơn tỉnh An Giang), khu vực giáp ranh với vùng ven biển ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và rải rác ở một số nơi khác như huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, huyện Đức Hòa tỉnh Long An, huyện Châu Thành, Gò Quao, vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang;.
- Đông Xuân – Hè Thu sớm – Thu Đông sớm: Thời gian xuống giống và thu hoạch vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu sớm tương tự như cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu sớm – Thu Đông.
- Cơ cấu này chiếm diện tích không cao, phân bố ở một số nơi như huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long, vùng giáp ranh giữa huyện Châu Thành và Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang.
- Vào các năm diện tích tăng do được canh tác ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mới tỉnh An Giang và sau đó giảm do chuyển sang cơ cấu khác..
- Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông: Thời gian sản xuất vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông giống như cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu sớm – Thu Đông.
- Riêng vụ Hè Thu thời điểm xuống giống trễ.
- Đến cuối tháng 5 bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu và thu hoạch vào cuối tháng 8..
- Đông Xuân – Xuân Hè – Hè Thu: Cơ cấu này thường sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp cho các vùng bị ngập lũ muốn sản xuất 3 vụ lúa.
- Tiếp tục xuống giống vụ Hè Thu vào giữa tháng 6 và thu hoạch vào giữa đầu tháng 9 (có nơi gọi cơ cấu này là Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông)..
- Đây là cơ cấu lúa 3 vụ phổ biến nhất ở ĐBSCL, được canh tác ở những nơi bị ảnh hưởng của lũ tập trung vùng trũng và vùng Phù sa giữa sông Tiền, sông Hậu ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp (ở khu vực giữa sông Tiền, sông Hậu và khu vực giáp ranh tỉnh Tiền Giang), và ở các huyện Tân Thạnh tỉnh Long An.
- Cơ cấu này chiếm diện tích nhỏ và được canh tác ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh và huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long..
- Đến giữa tháng 6 bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu..
- Cơ cấu này tập trung ở vùng đất ít bị ảnh hưởng của ngập lũ hoặc có thời gian bị ngập lũ đến trễ sau khi đã thu hoạch vụ Hè Thu.
- đoán cho thấy cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu phân bố chủ yếu các huyện Hòn Đất, Rạch Giá, Châu Thành, Gò Quao tỉnh Kiên Giang và phân bố ở phần phía bắc huyện Mộc Hóa, vùng giáp ranh giữa huyện Thủ Thừa và Thạnh Hóa của tỉnh Long An..
- Đông Xuân – Hè Thu sớm: Vụ Đông Xuân xuống giống vào đầu tháng 12 năm trước và thu hoạch vào đầu tháng 3.
- Đây là cơ cấu mùa vụ có diện tích sản xuất lớn ở ĐBSCL từ năm 2000 đến năm 2010.
- Sau khi thu hoạch xong vụ Đông Xuân muộn khoảng một tháng, bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu sớm vào cuối tháng 4 và thu hoạch vào cuối tháng 7.
- Cơ cấu này tập trung ở các vùng sản xuất Đông Xuân – Hè Thu sớm nhưng do một số năm lũ rút muôn nên vụ Đông Xuân xuống giống muộn..
- Sau đó bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu vào khoảng đầu tháng 6 và thu hoạch vào khoảng giữa tháng 9..
- Cơ cấu này thường tập trung các vùng giáp ranh giữa vùng đất phù sa nước ngọt và vùng vùng canh tác dựa vào nước trời.
- Cơ cấu lúa màu chiếm diện tích nhỏ trong sản xuất ở ĐBSCL.
- Lúa Đông Xuân – Màu: Cơ cấu này chiếm diện tích nhỏ, sản xuất một vụ lúa Đông Xuân trong năm.
- Tuy nhiên, giống như cơ cấu Đông Xuân – Màu, không xác định được số vụ Màu trong một năm, cơ cấu này cũng chỉ chiếm diện tích nhỏ phân tán ở các vùng..
- Hè Thu – Mùa: Đối với cơ cấu này, việc xuống giống vụ Hè Thu phụ thuộc vào thời gian bắt đầu mùa mưa của địa phương.
- Vụ Hè Thu bắt đầu gieo sạ giữa tháng 6 và thu hoạch vào giữa tháng 9.
- Cơ cấu này phân bố chủ yếu huyện Ba Tri, Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
- Hè Thu – Thu Đông muộn: Thời gian sản xuất vụ Hè Thu giống như vụ Hè Thu của cơ cấu Hè Thu – Mùa, thu hoạch vụ Hè Thu vào tập trung vào giữa tháng 9.
- Cơ cấu này chiếm diện tích không nhiều, chủ yếu phân bố ở các tỉnh ven biển Nam Bộ gồm các huyện Cần Đước tỉnh Long An.
- Lúa 1 vụ: Bao gồm các cơ cấu một vụ lúa Mùa, cơ cấu phổ biến nhất là tôm – lúa.
- Cơ cấu Tôm Lúa chủ yếu phân bố ở các huyện: Cần Giuộc tỉnh Long An;.
- Qua phân tích cho thấy sự phân bố cơ cấu mùa vụ lúa có sự khác nhau rõ rệt giữa vùng phù sa nước ngọt và vùng nước trời nhiễm mặn.
- Do đó, việc việc hình thành đê bao và hệ thống thủy lợi sẽ làm thay đổi sự phân bố cơ cấu mùa vụ của vùng này.
- Đối với vùng nước trời nhiễm mặn diện tích canh tác lúa không cao và chủ yếu là mô hình tôm – lúa, cơ cấu mùa vụ chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và thời gian bắt đầu mùa mưa..
- Hình 3: Bản đồ phân bố cơ cấu mùa vụ lúa ở ĐBSCL năm 2000.
- Hình 4: Bản đồ phân bố cơ cấu mùa vụ lúa ở ĐBSCL năm 2010 4.2 Biến động cơ cấu mùa vụ từ năm 2000.
- Xuống giống tại nhiều thời điểm khác nhau giữa các vùng làm cho ĐBSCL có hệ thống cơ cấu mùa vụ hết sức phức tạp..
- Bảng 2: Diện tích cơ cấu mùa vụ ĐBSCL từ năm 2000-2010.
- Cơ cấu Diện tích (Đơn vị: 1000 ha).
- Các cơ cấu được canh tác chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn sản xuất dựa vào nước trời.
- Cơ cấu mùa vụ sẽ thay đổi theo sự thay đổi điều kiện sinh thái của từng vùng, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nước tưới, đê bao ngăn chặn lũ và tình hình xâm nhập mặn.
- Kết quả nghiên cứu cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL từ năm 2000 đến năm 2010 cho thấy cơ cấu mùa vụ luôn thay đổi.
- Thay đổi về thời vụ xuống giống giữa các năm hoặc chuyển đổi sang cơ cấu khác..
- Sự biến đông cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL được đánh giá theo hai vùng chính: Vùng phù sa nước ngọt và vùng nước trời nhiễm mặn..
- Chuyển đổi từ đất chưa sử dụng và rừng tràm trồng sang lúa 1 vụ và chuyển đổi từ cơ cấu 1 vụ sang 2 vụ:.
- Chuyển đổi giữa cơ cấu lúa 2 vụ và cơ cấu lúa 3 vụ:.
- Từ năm 2000 đến 2010 biến động giữa cơ cấu lúa 2 vụ và cơ cấu lúa 3 vụ theo hướng tỷ lệ nghịch, diện tích sản xuất lúa 2 vụ có xu hướng giảm và ngược lại lúa 3 vụ gia tăng..
- Mười tỉnh Đồng Tháp) đã chuyển sang trồng lúa 3 vụ, chủ yếu là canh tác cơ cấu Đông Xuân – Xuân Hè – Hè Thu vì đây là cơ cấu 3 vụ thích nghi cho các vùng bị ảnh hưởng của lũ.
- Chuyển dịch diện tích giữa các cơ cấu 2 vụ với nhau:.
- Cơ cấu 2 vụ sản xuất trong vùng này bao gồm Đông Xuân – Hè Thu, Đông Xuân – Hè Thu sớm, Đông Xuân muộn – Hè Thu sớm, Đông Xuân sớm – Hè Thu trong đó diện tích lúa Đông Xuân – Hè Thu sớm chiếm chủ yếu.
- Thời gian canh tác vụ Hè Thu của hai cơ cấu này gần giống nhau chỉ khác ở thời điểm bắt đầu vụ Đông Xuân.
- Hàng năm, cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu sớm được canh tác phổ biến tại các địa phương thuộc vùng đầu nguồn sông Cửu Long, dọc sông Tiền sông Hậu.
- Do đó, có sự chuyển đổi qua lại giữa cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu sớm và Đông Xuân muộn – Hè Thu sớm.
- Chuyển dịch diện tích giữa các cơ cấu 3 vụ với nhau:.
- Giống như cơ cấu 2 vụ lúa, trong cơ cấu 3 vụ lúa cũng có sự chuyển đổi diện tích giữa các cơ cấu với nhau.
- Hàng năm các cơ cấu này chu chuyển diện tích qua lại với nhau nhưng chủ yếu biến động ở hai cơ cấu Đông Xuân – Hè Thu sớm – Thu Đông và Đông Xuân muộn – Hè Thu – Thu Đông..
- Giữa hai cơ cấu này có cùng đặc điểm là khoảng cách giữa các mùa vụ là như nhau và phân bố chủ yếu vùng không bị ảnh hưởng của ngập lũ.
- Sự biến đổi cơ cấu mùa vụ trong vùng này chủ yếu là từ đất trồng lúa 1 vụ sang lúa 2 vụ và chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi tôm..
- Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển sang nuôi tôm, lúa 2 vụ và cơ cấu Tôm – Lúa..
- Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu trong giai đoạn này do các tỉnh trong vùng đẩy mạnh thực hiện dự án chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm.
- Đối với cơ cấu 2 vụ Hè Thu – Mùa và Hè Thu – Thu Đông muộn diện tích có sự biến động qua các năm, tăng do chuyển từ cơ cấu lúa một vụ (lúa mùa) sang và giảm do chuyển sang các cơ cấu khác như chuyên nuôi tôm và Tôm – Lúa, và một phần diện tích chuyển sang lúa 3 vụ Đông Xuân muộn – Hè Thu – Thu Đông.
- Mỗi năm có khoảng 7,52 nghìn ha cơ cấu 2 vụ chuyển sang cơ cấu 3 vụ..
- Chuyển đổi trong nội bộ lúa hai vụ chủ yếu là chuyển đổi giống lúa Mùa sang giống lúa ngắn ngày do đó cơ cấu Hè Thu – Mùa có xu hướng giảm và Hè Thu – Thu Đông muộn tăng..
- Qua kết quả phân tích biến động cơ cấu mùa vụ từ năm 2000 đến năm 2010 cho thấy ĐBSCL có cơ cấu mùa vụ sản xuất phức tạp, luôn biến động về diện tích.
- Ở vùng phù sa nước ngọt thì cơ cấu 1 vụ có xu hướng chuyển sang cơ cấu 2 vụ, và có sự chuyển đổi qua lại giữa cơ cấu 2 vụ và 3 vụ qua các năm, tùy thuộc vào điều kiện sản xuất của từng năm.
- Vùng nước trời nhiễm mặn, sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thời gian mưa và bị chi phối bởi hiệu quả kinh tế..
- 4.3 Đánh giá khả năng sử dụng ảnh MODIS theo dõi cơ cấu mùa vụ.
- Đông Xuân Hè Thu Mùa*.
- Kết quả cho thấy việc sử dụng ảnh MODIS để theo dõi cơ cấu mùa vụ trên vùng với vùng phù sa nước ngọt (vùng sản xuất lúa tập trung và tương đối đồng bộ) sẽ có độ chính xác cao hơn vùng nước trời nhiễm mặn..
- Kết quả cho thấy sự phân bố cơ cấu mùa vụ lúa ở ĐBSCL tương đối phức tạp, thời vụ lúa nhìn chung chịu ảnh hưởng rất lớn từ đặc điểm của những tiểu vùng sinh thái, từ sự chủ động nguồn nước ở các hệ thống kênh mương thủy lợi hoặc từ nguồn nước trời, từ tác động vào cơ sở hạ tầng của nhà nước như hệ thống đê bao, thủy lợi… Cơ bản có thể chia ra hai nhóm thời vụ điển hình của hai vùng sinh thái lớn là vùng phù sa nước ngọt và vùng nước trời nhiễm mặn..
- Cơ cấu 2, 3 vụ tập trung ở vùng phù sa nước ngọt, sự biến động cơ cấu mùa vụ của vùng này ngoài việc chịu ảnh hưởng của thời tiết, còn do ảnh hưởng của lũ và việc hình thành hệ thống đê bao, thủy lợi..
- Sự biến động cơ cấu mùa vụ chịu sự ảnh hưởng của thời tiết chủ yếu là mưa, hạn và sự xâm nhập mặn..
- Qua kết quả đánh giá độ tin cậy cho thấy ảnh MODIS (MOD09Q1) có độ phân giải không gian 250 m và chu kỳ lập 8 ngày được tính toán chỉ số khác biệt thực vật NDVI có khả năng ứng dụng mạnh mẽ trong việc xác định cơ cấu mùa vụ và theo dõi sự thay đổi của cơ cấu mùa vụ trên quy mô cấp vùng.