« Home « Kết quả tìm kiếm

Biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi, đặc điểm trên kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân co thắt đoạn xa thực quản


Tóm tắt Xem thử

- BIỂU HIỆN LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI, ĐẶC ĐIỂM TRÊN KĨ THUẬT ĐO ÁP LỰC VÀ NHU ĐỘNG THỰC QUẢN ĐỘ PHÂN GIẢI.
- CAO Ở BỆNH NHÂN CO THẮT ĐOẠN XA THỰC QUẢN.
- 1 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật.
- Từ khóa: co thắt đoạn xa thực quản, đo áp lực và nhu động thực quản..
- Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và áp lực, nhu động thực quản trên bệnh nhân được chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản bằng đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao.
- Kết quả có 75 trong 7519 bệnh nhân được chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao từ 3/2018 đến 8/2020 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật.
- Nhóm nghiên cứu gồm 62,7% nữ, tuổi trung bình là 47,8 năm.
- Triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực gặp ở lần lượt 41,3% và 30,7%.
- Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm cảm giác trào ngược (72,0.
- 46,8% bệnh nhân có tổn thương viêm thực quản trên nội soi..
- Trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao, trung vị tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm là 30%.
- Nhóm bệnh nhân có nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực có áp lực tích hợp khi nghỉ của cơ thắt thực quản dưới trong vòng 4 giây (IRP4s) cao hơn so với nhóm không có hai triệu chứng trên.
- Tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm không có mối liên quan tới biểu hiện nuốt nghẹn, đau ngực trên lâm sàng..
- Co thắt đoạn xa thực quản (Distal esophageal spasm – DES) là một rối loạn nhu động thực quản hiếm gặp do hoạt động co bóp tự phát của cơ trơn thực quản.
- Rối loạn lần đầu tiên được mô tả lâm sàng vào năm 1889 trên 6 bệnh nhân có các triệu chứng nuốt khó kèm đau ngực.
- Về cơ chế bệnh sinh, co thắt tự phát ở thực quản xuất hiện do sự bất thường của hệ thần kinh ức chế ở đám rối thần kinh.
- Bình thường, sóng nhu động thực quản hình thành từ hoạt động co bóp tuần tự của cơ trơn thực quản do tồn tại một chênh lệch về lực co bóp tăng dần dọc theo lòng thực quản từ đoạn gần về phía đoạn xa.
- 2,3 Về dịch tễ, tỉ lệ DES chiếm khoảng 4 - 10% trong các bệnh nhân được tiến hành đo nhu động thực quản, 4-6 và ở khoảng 13% trẻ có triệu chứng nuốt nghẹn kèm hoặc không kèm đau ngực.
- 7 Biểu hiện lâm sàng của DES đa dạng, với hai triệu chứng thường gặp nhất là nuốt khó và đau ngực, tuy nhiên chúng lại không đặc hiệu, và cũng thường gặp ở các rối loạn khác của thực quản.
- DES có đặc trưng bởi hình ảnh xoắn ốc ở đoạn xa thực quản trên.
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC.
- 2 Hiện nay đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán DES do có thể đánh giá được đồng thời hình thái nhu động của thực quản, áp lực các thành phần cơ thắt thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới..
- Điều này giúp phân biệt DES với các tình trạng rối loạn nhu động thực quản khác có biểu hiện lâm sàng tương tự như co thắt tâm vị, thực quản Jackhammer, tắc nghẽn đường ra thực quản..
- Hiện nay, tại Việt Nam phương pháp HRM còn tương đối mới, chưa có nghiên cứu nào đánh giá các bệnh nhân có tình trạng DES..
- Do đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi, và kết quả HRM trên các đối tượng co thắt đoạn xa thực quản (DES)..
- Nghiên cứu mô tả trên các đối tượng được chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản (DES) trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) từ 3/2018 đến 8/2020 tại phòng khám đa khoa Hoàng Long – Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật..
- Các thông tin thu thập bao gồm nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, điểm FSSG bao gồm điểm FSSG tổng và các điểm FSSG thành phần (điểm FSSG trào ngược và điểm FSSG nhu động), điểm GERDQ, kết quả nội soi, và kết quả đo HRM..
- Kĩ thuật đo áp lực và nhu động thực quản (HRM).
- Độ trễ của co bóp (DL) được tính từ điểm cơ thắt thực quản trên bắt đầu giãn cho đến điểm mà tại đó vận tốc dẫn truyền của sóng co bóp thực quản thay đổi đột ngột.
- nhịp nuốt đến sớm.
- Mối tương quan giữa triệu chứng và tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm được khảo sát bằng hồi quy nhị phân đơn biến..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức Viện Nghiên cứu Y học Đinh Tiên Hoàng mã IRB-1909 ngày 01 tháng 03 năm 2020..
- Từ tháng 3/2018 đến bệnh nhân được tiến hành đo HRM, trong đó 75 đối tượng (1%) thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn DES.
- Giá trị BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là kg/.
- Bảng 1 trình bày về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
- Các triệu chứng thường gặp là cảm giác trào ngược, ợ hơi, nóng rát sau xương ức, và đau thượng vị.
- Các triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực gặp lần lượt là 41,3% và 30,7%.
- Tỉ lệ bệnh nhân có nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực là 56%..
- Thời gian biểu hiện triệu chứng có trung vị bằng 10 tháng, khoảng tứ phân vị 3-24 (tháng)..
- Trên nội soi dạ dày-thực quản, tỉ lệ viêm thực quản trào ngược là 46,8%, trong đó tất cả bệnh nhân đều có tổn thương viêm thực quản độ A theo phân loại Los Angeles.
- Tổn thương Barrett thực quản, và thoát vị hoành chỉ gặp ở 1 bệnh nhân.
- Có 1 bệnh nhân được ghi nhận theo dõi tình trạng rối loạn co bóp thực quản, và 3 bệnh nhân có kết quả theo dõi co thắt tâm vị trên nội soi..
- Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
- Triệu chứng lâm sàng, n.
- Bảng 2 mô tả đặc điểm trên đo HRM của nhóm nghiên cứu.
- Bệnh nhân có biểu hiện nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực có IRP4s cao hơn so với nhóm không có hai triệu chứng trên.
- Đặc điểm trên đo áp lực và nhu động thực quản (HRM).
- Áp lực cơ thắt thực quản trên (UES Áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES .
- Nhóm A, nhóm có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực.
- Nhóm B, không có triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực.
- Trung vị tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm trong nhóm nghiên cứu chung là 30%.
- Hình 1 mô tả đặc điểm nhịp nuốt đến sớm trong cả nhóm nghiên cứu, trong nhóm có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực, và nhóm không có triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực.
- Trong đó, 45,3% bệnh nhân có 20% nhịp nuốt đến sớm, 30,7% bệnh nhân có 30% nhịp nuốt đến sớm.
- Tỉ lệ bệnh nhân có số nhịp nuốt đến sớm >.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm >.
- tả đặc điểm nhịp nuốt đến sớm trong cả nhóm nghiên cứu, trong nhóm có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực, và nhóm không có triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm >.
- Hình 1: Phần trăm nhịp nuốt đến sớm ở bệnh nhân DES.
- Phân tích hồi quy đơn biến giữa tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm với biểu hiện triệu chứng nuốt nghẹn hoặc đau ngực cho thấy không có mối tương quan giữa triệu chứng nuốt nghẹn với tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm (OR CI cũng như giữa triệu chứng đau ngực với tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm (OR CI .
- số bệnh nhân.
- Phần trăm nhịp nuốt đến sớm ở bệnh nhân DES.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi mô tả đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi và kết quả đo HRM trên 75 bệnh nhân có chẩn đoán co thắt đoạn xa thực quản (DES) trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM)..
- Tỉ lệ DES trong thời gian nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của K Tsuboi (4,9%) và C Almansa (4 - 7.
- tuy nhiên khá tương đồng với tỉ lệ trên 3400 bệnh nhân đo HRM tại Washington (0,9.
- 5,8,9 Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47,8 năm, tương đồng với nghiên cứu trước có kết quả tuổi trung bình chẩn đoán DES là 50 tuổi.
- So với các nghiên cứu trước đây tại Mĩ và Nhật, tỉ lệ triệu chứng nuốt nghẹn của chúng.
- tôi thấp hơn, tỉ lệ triệu chứng đau ngực thì khá tương đồng.
- 4,5 Tỉ lệ triệu chứng nuốt nghẹn và đau ngực trong nghiên cứu này cao hơn so với nhóm bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản, tuy nhiên thấp hơn ở nhóm bệnh nhân co thắt tâm vị (tỉ lệ nuốt nghẹn và đau ngực gặp ở 28,1% và 24,2% bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, và lần lượt là 92,9%.
- và 42,9% ở bệnh nhân co thắt tâm vị).
- 12,13 Thời gian có biểu hiện triệu chứng tương đối ngắn hơn so với nghiên cứu của tác giả C Almansa trên 108 bệnh nhân DES trên đo HRM (48 tháng).
- 4 Cũng trong nghiên cứu này, nhóm tác giả ghi nhận thời gian từ lần đầu bệnh nhân tìm kiếm đến cơ sở y tế đến thời điểm lần đầu được.
- Sự chậm trễ trong chẩn đoán này được cho là do các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, các chuyên gia về nhu động đường tiêu hóa còn thiếu, cũng như việc áp dụng các kĩ thuật thăm dò chưa chính xác.
- Trên nội soi ghi nhận một trường hợp có rối loạn nhu động thực quản.
- Điều đó cho thấy, tỉ lệ phát hiện các rối loạn co bóp tại thực quản trên nội soi là khá thấp, dẫn đến việc chậm trễ trong chẩn đoán được DES nếu chỉ dựa vào kết quả nội soi.
- Một số trường hợp DES có tình trạng ứ đọng dịch, và bất thường co bóp ở đoạn xa thực quản tương đối giống với hình ảnh nội soi của các bệnh nhân co thắt tâm vị.
- Ngoài việc hình ảnh nội soi có thể không đặc hiệu cho các rối loạn nhu động thực quản như DES và co thắt tâm vị, thực tế vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân có sự chuyển biến DES thành co thắt tâm vị trong thời gian theo dõi.
- Một nghiên cứu tiến cứu trên 32 bệnh nhân DES cho thấy 1 bệnh nhân tiến triển thành co thắt tâm vị sau 10,6 năm.
- 14 Tương tự một nghiên cứu khác, 5 trên 35 bệnh nhân DES tiến triển thành co thắt tâm vị sau thời gian theo dõi trung bình là năm.
- 15 Các nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ chuyển đổi từ DES sang co thắt tâm vị còn thấp, các yếu tố có thể dự đoán sự dịch chuyển còn chưa rõ ràng, tuy nhiên việc lặp lại đo HRM sau một thời gian điều trị DES là cần thiết cho bệnh nhân..
- Tỉ lệ viêm thực quản trào ngược trên nội soi trong nghiên cứu của chúng tôi là 46,8%.
- Sự liên quan giữa trào ngược dạ dày thực quản và DES hiện còn chưa rõ ràng.
- Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng một số các rối loạn nhu.
- động thực quản có thể gây nên tình trạng ứ đọng dịch từ đó gây nên tổn thương niêm mạc thực quản, ngược lại các tổn thương niêm mạc thực quản do trào ngược cũng có thể gây nên các rối loạn về nhu động.
- 16-18 Do đó, biểu hiện lâm sàng của DES có thể gây nên do rối loạn nhu động, cũng có thể do tình trạng tiếp xúc với acid bất thường do trào ngược dạ dày-thực quản.
- Chính vì sự tác động này, điều trị trào ngược dạ dày thực quản nên được cân nhắc trên các bệnh nhân DES.
- Trên đo HRM, các bệnh nhân có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực có giá trị IRP4s cao hơn so với nhóm không có triệu chứng trên, tuy nhiên áp lực cơ thắt thực quản dưới và độ mạnh của co bóp thực quản không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm.
- Một nghiên cứu trên 217 bệnh nhân DES tại Nhật Bản cho thấy áp lực cơ thắt thực quản dưới cao hơn ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng nuốt nghẹn và/.
- hoặc đau ngực và có mối liên quan giữa triệu chứng nuốt nghẹn với tỉ lệ co bóp tự phát tại thực quản.
- Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các giá trị trên đo HRM giữa hai nhóm có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực và nhóm không có hai triệu chứng trên, cũng không có mối liên quan giữa tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm với biểu hiện triệu chứng nuốt nghẹn, đau ngực.
- Điều này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít vì đây là một rối loạn nhu động thực quản hiếm gặp hoặc do sự khác biệt về yếu tố chủng tộc giữa các nghiên cứu và sẽ cần thêm nhiều dữ liệu để phân tích mối liên quan này..
- HRM là một trong những kĩ thuật thăm dò nhu động đường tiêu hóa còn tương đối mới tại Việt Nam, nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp những số liệu ban đầu, từ đó có thể giúp các nhà lâm sàng có cái nhìn tổng quan về DES - một rối loạn nhu động còn chưa được quan.
- Trong tương lai, các nghiên cứu tiến cứu với bệnh nhân DES nên được tiến hành để theo dõi rối loạn nhu động thực quản qua thời gian.
- DES là một rối loạn nhu động thực quản hiếm gặp, biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu và trong thời gian dài.
- Tuy nuốt nghẹn và đau ngực là hai triệu chứng thường gặp của DES nhưng không có mối liên quan giữa tỉ lệ nhịp nuốt đến sớm với biểu hiện lâm sàng.
- Tỉ lệ cao bệnh nhân DES có tổn thương viêm thực quản trào ngược trên nội soi.
- Các giá trị trên đo HRM không có sự khác biệt giữa nhóm có triệu chứng nuốt nghẹn và/hoặc đau ngực với nhóm không hai triệu chứng trên..
- Nghiên cứu nằm trong đề tài cấp nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ “Nghiên cứu đánh giá rối loạn vận động và bài tiết một số bệnh lý dạ dày, thực quản” mã số ĐTĐLCN.04/20..
- Mối liên quan giữa điểm FSSG với nhu động thực quản và áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
- Tạp chí nghiên cứu Y học.