« Home « Kết quả tìm kiếm

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Gio Linh


Tóm tắt Xem thử

- Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian.
- Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?.
- Câu 2: Theo tác giả tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc?.
- Câu 4: Tác giả cho rằng: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”.
- “Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.
- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
- Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà.
- Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của Sông Gâm , Sông Lô.
- Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
- Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ..
- Con Sông Đà gợi cảm.
- Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách.
- Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân.
- Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà.
- Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà.
- Thuyền tôi trôi trên Sông Đà.
- Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà).
- (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2012) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của Sông Đà.
- Giải thích vấn đề.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt không chỉ khẳng định giá trị của dân tộc mà nó còn là điều kiện để dân tộc ta vươn ra thế giới..
- Bàn luận vấn đề.
- Vai trò của tiếng mẹ đẻ với mỗi dân tộc:.
- Đánh mất giá trị của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ dân tộc..
- Mở rộng vấn đề: giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình hơn nữa..
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, đoạn trích.
- Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là ông luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa.
- “Người lái đò sông Đà” là bài túy bút được in trong tập “Sông Đà” (1960.
- Đoạn trích miêu tả hình tượng Sông Đà trữ tình..
- Cảm nhận về vẻ đẹp sông Đà trong đoạn trích a) Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà..
- Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông giống như “cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình”, đặc biệt là giống như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”..
- Dòng sông mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại, tha thướt và duyên dáng..
- Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông.
- Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh..
- Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.
- Góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân”.
- Vẻ đẹp của nước Sông Đà gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ “trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng.
- Vẻ đẹp của nắng sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới Đường thi “tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (Xuôi thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói)..
- Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới thần tiên trong khu vườn cổ tích “bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”..
- Góc nhìn từ giữa lòng sông Đà, con sông mang vẻ đẹp của một người tình nhân:.
- Đó còn là vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính.
- Vẻ đẹp ấy đã cùng với sông Đà chảy qua không gian, thời gian, và đặc biệt là chảy qua cả những áng thơ ca bao đời, thơ Nguyễn Quang Bích rồi Tản Đà… để trở thành bất tử.
- Trong cái nhìn của thi sĩ Tản Đà, Sông Đà đã trở thành “một người tình nhân chưa quen biết”..
- Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại..
- Khái quát và mở rộng vấn đề..
- Chúng ta thường tự nhủ mình không hề phán xét mà chỉ quan sát người khác thôi.
- Nếu lựa chọn nhìn vào điểm tốt vốn dĩ luôn tồn tại trong người khác, chúng ta sẽ củng cố thêm điểm tốt ấy cho họ, cho bản thân chúng ta cũng như cho cả cộng đồng.
- chúng ta sẽ giúp những điều tốt đẹp, dù nhỏ bé nhất, lan tỏa khắp nơi.
- Chúng ta luôn có quyền lựa chọn nhìn vào điểm tốt trong mọi người.
- Thật may mắn vì chúng ta có thể cảm nhận được lợi ích của sự chuyển biến này ngay lập tức.
- nhưng mỗi khi lựa chọn nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác, thay vì chú tâm vào khuyết điểm, chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng hơn, khoan dung hơn.
- Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiêu thì chúng ta càng cảm thấy thanh thản bấy nhiêu..
- Một vài người còn tin rằng, khi nhìn nhận điều tốt đẹp ở người khác là chúng ta đã làm trọn ý nguyện của Thượng đế, bởi lẽ đó chính là cách Thượng đế nhìn nhận con người.
- Bạn nên biết con người luôn cảm nhận được sự phán xét dù họ có thể không nhìn thấy hay nghe thấy.
- Nói một cách đơn giản, thái độ phán xét khiến thế giới của chúng ta nhỏ hẹp.
- Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung..
- Theo tác giả, vì sao chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác?.
- Tác giả cho rằng: Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung.
- Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong lần đến nhà Bá Kiến ở đoạn cuối truyện (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016), cho biết thông điệp mới mẻ của Tô Hoài về cuộc sống, con người..
- Chúng ta nên nhìn vào điểm tốt của người khác vì:.
- Chúng ta sẽ cảm thấy mình trở nên tốt bụng, khoan dung hơn..
- Tiếp cho chúng ta hi vọng..
- Sự tự tin, hạnh phúc và lòng nhiệt thành của ta càng tăng lên bao nhiều thì chúng ta càng cảm thấy cuộc sống thanh thản bấy nhiêu..
- Nhìn nhận điều tốt đẹp của người khác là chúng ta làm trọn ý nguyện của Thượng đế..
- “Phương pháp dễ dàng nhất để thay đổi tư duy của chúng ta là nhờ đến tình yêu thương và lòng bao dung”..
- Với tấm lòng bao dung, độ lượng chúng ta sẽ nhìn nhận khuyết điểm của người khác một cách nhẹ nhàng hơn, không chỉ trích, lên án họ..
- Đồng thời với tấm lòng bao dung còn giúp chúng ta tập trung vào những ưu điểm, bỏ qua những khuyết điểm, động viên họ để họ không ngừng cố gắng..
- Chúng ta không phải người trong cuộc nên không có quyền phán xét câu chuyện của họ..
- Suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau, tìm hiểu kĩ vấn đề trước khi đưa ra bất cứ một quan điểm, một đánh giá nào với mọi người..
- Giới thiệu vấn đề.
- Những lời phán xét tiêu cực như một nhà tù giam hãm tâm hồn mỗi chúng ta..
- Vì sao phán xét lại giam hãm con người? Khi phán xét người khác tự bản thân bạn sẽ chỉ nhìn nhận đến những vấn đề tiêu cực, không có tâm trí làm việc..
- Trước mọi vấn đề nên có cái nhìn bao dung, độ lượng..
- Dùng cả tri thức và tình cảm để nhìn nhận bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống..
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
- Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông.
- Vẻ đẹp nhân vật Mị:.
- Phân tích vẻ đẹp nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ: vẻ đẹp của sức phản kháng mạnh mẽ, của lòng thương người.
- Nguyên nhân: Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã đánh thức lòng yêu thương con người trong Mị..
- Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng..
- Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của A Phủ..
- Mị là hiện thân của sức sống, của tình yêu thương trong mỗi con người..
- Thông điệp mới mẻ của nhà văn Tô Hoài về cuộc sống, con người.
- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng hiện lên với những vẻ đẹp lạ thường..
- Con người được giải phóng và tìm được cách giải phóng chính mình..
- Tác phẩm Chí Phèo viết trước Cách mạng, Nam Cao tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực, con người chưa tìm được cách để giải thoát chính mình..
- Tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết sau Cách mạng, con người đã tìm được con đường giải phóng cho mình..
- Con người – sống để yêu thương..
- Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm sống: “Con người – sống để yêu thương”..
- Triển khai vấn đề cần nghị luận:.
- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề nhưng cần đạt được những yêu cầu sau:.
- Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quy mến… con người..
- Con người cần sống yêu thương vì đó là một lối sống đẹp.
- Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển được vấn đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát vấn đề..
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Phân tích chi tiết kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đẻ nhận xét sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng..
- Triển khai vấn đề:.
- Liên hệ với chi tiết kết thúc truyện ngắn Chí Phèo để nhận xét về thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng..
- Giới thiệu về tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo..
- Nhận xét về sự thay đổi trong quan niệm của các nhà văn về số phận người nông dân trước và sau cách mạng:.
- Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng còn ẩn dụ cho một tương lai tươi sáng khi có ánh sáng cách mạng dẫn lối cho con người.