« Home « Kết quả tìm kiếm

Bộ câu hỏi cuộc thi Dân vận khéo Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận cuộc thi dân vận khéo


Tóm tắt Xem thử

- Câu hỏi 4: Điều 22 Chương IV Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh ban hành theo Quyết định số 40-QĐ/TU ngày của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định trách nhiệm của người được phân công phụ trách công tác dân vận về chế độ định kỳ sinh hoạt, tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân của sở, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương được phụ trách ít nhất một tháng mấy lần.
- Câu hỏi 6: Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Dân vận của chính quyền quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức ở Trung ương, tỉnh, huyện thực hiên:.
- tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động..
- Câu 8: Pháp lệnh số 34/2007/ PL- UBTVQH quy định trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định như thế nào?.
- A- Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định.
- Câu 9: Điều 24 Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH quy định hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dân như thế nào?.
- Câu 10: Điều 25 Pháp lệnh số 34/2007/ PL-UBTVQH quy định Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân như thế nào?.
- C- Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật..
- Câu 12: Việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, các quyết định hành chính có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân được quy định như thế nào tại Điều 15 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh?.
- Bởi vì, theo điều 265, khoản 2, Bộ luật dân sự quy định như sau: (10đ).
- Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
- Để giải quyết tình huống này, UBND xã mời ông A và ông B lên giải thích cho ông B hiểu về những quy định của pháp luật như trình bày ở trên và yêu cầu ông B đập bỏ phần mái hiên đã lấn sang phần không gian của nhà ông B.
- Theo điều 268, Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề như sau: (5đ).
- Theo đồng chí, cán bộ địa chính xã S nói như vậy có đúng không? Đồng chí cho biết quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:.
- Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng;.
- Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;.
- Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai;.
- Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường thuộc các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2003 thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:.
- Trong trường hợp này, nếu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H, đồng chí sẽ giải quyết yêu cầu của ông M như thế nào?.
- Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 36 Luật Đất đai năm 2003 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất được thực hiện như sau:.
- Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp nêu trên thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất..
- Khoản 2 Điều 37 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên, nếu hộ gia đình ông Trần M muốn chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng như: cao su, hồ tiêu… thì ông M phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
- Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân xã H hướng dẫn ông M làm đơn gửi Ủy ban nhân dân huyện Q đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình ông Trần M..
- thì ông M không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Q hoặc Uỷ ban nhân dân xã H..
- Là Chủ tịch UBND xã H, đồng chí giải quyết trường hợp này như thế nào?.
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã là một trong những nội dung được công khai để nhân dân biết..
- Ngoài những nội dung yêu cầu phải công khai để nhân dân biết theo quy định của Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng còn quy định cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin.
- Khoản 2 Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã,.
- Ngoài ra, nếu anh Hùng muốn biết các thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và tình trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất liên quan thì hướng dẫn anh Hùng liên hệ với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng để xin cung cấp thông tin, vì: theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất..
- Việc giải quyết của Chủ tịch UBND xã M trong trường hợp trên là sai, vì:.
- Thứ hai, việc hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai là hòa giải theo quy định của pháp luật đất đai.
- Điều 135 Luật Đất đai quy định: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp:.
- Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai..
- thành phần thực hiện hòa giải ở cơ sở là Tổ hòa giải, thành phần thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai.
- Do đó, Chủ tịch UBND xã M cho rằng biên bản hòa giải tranh chấp đất đai của Tổ hòa giải có giá trị thay thế biên bản hòa giải của UBND xã là không phù hợp với quy định của pháp luật..
- Tình huống 10: Anh H cán bộ địa chính thị trấn E đã có hành vi lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhằm hợp thức hoá giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất không đúng quy định của pháp luật, bà V đã có đơn tố cáo gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn E với những việc làm sai trái của anh H thì bà V đã bị cán bộ địa chính đó đe dọa sẽ tạt axít và xử lý theo luật rừng đối với các thành viên trong gia đình bà.
- Là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, tôi sẽ giải quyết trường hợp này như sau:.
- Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với bà V (người tố cáo), tôi có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ đối với người tố cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Tố cáo như sau:.
- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật..
- Khi nhận được thông tin bà V bị đe dọa, trả thù, trù dập thì theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 39 Luật Tố cáo Chủ tịch có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ bà V và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với anh H, cán bộ địa chính thị trấn E vì có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập bà V..
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà V và người thân thích của bà V theo quy định của pháp luật;.
- Trước hết, cần phải xác định việc huy động xây dựng 500 m đường đi vào trường học của xã là nội dung phải được nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng theo quy định tại Điêu 10 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn..
- Theo quy định tại Điều 3 Điều 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN, để tổ chức họp thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã C cần thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, chỉ đạo các Truởng thôn và Trưởng ban công tác Mặt trận thôn tổ chức họp thôn bàn về vấn đề trên..
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã C lập biên bản xác nhận kết quả họp của toàn xã và thông báo bằng văn bản.
- Sau đó tổ chức triển khai thực hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định..
- Hỏi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn E chỉ đạo thực hiện trong trường hợp này như thế nào?.
- Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Điều 7 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTUMTTQVN ngày 17 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16 và Điều 22 của.
- Khoản 3 Điều 8 Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN quy định trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại.
- Tình huống 13: Tháng 4 năm 2012, chị Mai đến UBND xã I để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
- Theo trình bày của chị Mai, chị chưa đăng ký kết hôn nên không có Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Hành vi không nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho con chị Mai của công chức Tư pháp - Hộ tịch trong trường hợp trên là sai, vì:.
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì, người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn..
- Trong trường hợp của chị Mai, do chị chưa đăng ký kết hôn nên pháp luật không yêu cầu phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ trẻ em khi đăng ký khai sinh cho con..
- Trong nội dung giải quyết khiếu nại, yêu cầu công chức Tư pháp – hộ tịch phải chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại, cụ thể là hành vi không nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho con chị Mai;.
- Nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho con của chị Mai với các giấy tờ phải nộp, gồm:.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, công chức Tư pháp – hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và.
- Trong trường hợp của chị Mai là khai sinh cho con ngoài giá thú nên nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.
- Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh..
- Sau khi nhận quyết định xử phạt, anh Hùng đã đến gặp Chủ tịch UBND xã E để hỏi về thủ tục đăng ký khai tử.
- Do đã được UBND phường P (thành phố Vinh, Nghệ An) cấp Giấy báo tử nên anh Hùng nghĩ như vậy là xong, không biết phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký khai tử cho ông Q.
- Đồng chí hướng dẫn anh Hùng thực hiện đăng ký khai tử trong trường hợp này như thế nào?.
- Điều 20 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử.
- Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp quy định hết thời hạn đăng.
- ký khai tử mà thân nhân hoặc người có trách nhiệm không thực hiện việc đăng ký khai tử thì tùy theo mức độ vi phạm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ đến 100.000đ..
- Như vậy, do anh Hùng không đăng ký khai tử cho ông Q trong thời hạn quy định nên Chủ tịch UBND xã E ra Quyết định xử phạt cảnh cáo là đúng quy định của pháp luật..
- Thứ hai, khi anh Hùng hỏi về thủ tục đăng ký khai tử trong trường hợp cụ thể này, căn cứ Điều 43, Điều 44, Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP và khoản 12 Điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP (sửa đổi khoản 2 Điều 45 Nghị định 158/2005/NĐ-CP) hướng dẫn anh Hùng thực hiện thủ tục đăng ký khai tử quá hạn như sau:.
- Về thẩm quyền đăng ký khai tử: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
- Nghĩa là, UBND xã E có thẩm quyền đăng ký khai tử cho ông Q (bố anh Hùng)..
- Thời gian giải quyết việc đăng ký khai tử: Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký và bản chính Giấy chứng tử.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy chứng tử .
- Sau đó, anh được UBND huyện thông báo là sổ gốc không lưu về trường hợp của anh và hướng dẫn anh làm thủ tục đăng ký lại việc sinh tại UBND xã Y.
- Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh..
- Điều 46 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định việc sinh đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại..
- Điểm c khoản 7 Phần II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định trường hợp đương sự có bản chính Giấy khai sinh, nhưng Sổ đăng ký khai sinh trước đây không còn lưu trữ hoặc việc đăng ký khai sinh trước đây không ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, mà đương sự có yêu cầu đăng ký lại, thì cũng được giải quyết tương tự như đối với trường hợp đăng ký lại, mà đương sự có bản sao Giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây..
- Căn cứ các quy định trên, anh Nguyễn Kim mặc dù có Bản chính giấy khai sinh nhưng do Bản chính giấy khai sinh này đã cũ, không sử dụng được và Sổ đăng ký khai sinh trước đây cũng không ghi chép về trường hợp của anh Nguyễn Kim.
- Do đó, theo đề nghị của anh Kim, UBND xã Y phải thụ lý hồ sơ đề nghị đăng ký lại việc sinh của anh theo quy định của pháp luật..
- Tình huống 16: Ông Bình và bà Mai đã tổ chức lễ kết hôn vào năm 1985 nhưng chưa đăng ký kết hôn.
- Tháng 9 năm 2011 ông bà đến UBND xã C để đăng ký kết hôn..
- Công chức Tư pháp – hộ tịch xã C đã thụ lý hồ sơ và tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó thời gian công nhận quan hệ vợ chồng của ông bà được ghi trong Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn là kể từ ngày đăng ký kết hôn.
- Hồ sơ được trình cho Chủ tịch UBND xã C xem xét, tổ chức lễ đăng ký kết hôn..
- Đồng chí cho biết, việc đăng ký kết hôn trong trong trường hợp này có đúng quy định của pháp luật không?.
- Việc đăng ký kết hôn trong trường hợp trên theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP là sai, vì:.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10, trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày mà chưa đăng ký kết hôn thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đăng ký kết hôn..
- Nghĩa là, việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về mặt thời gian..
- Điều 3 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP quy định quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn trong trường hợp trên được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng.
- Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn..
- Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP quy định trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:.
- Ngoài ra, việc đăng ký kết kết hôn trong trường hợp này được giải quyết theo thủ tục đơn giản.
- Điều 6 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP quy định trong trường hợp hai vợ chồng cùng thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, thì Uỷ ban nhân dân thực hiện việc đăng ký kết hôn ngay sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn..
- Trong trường hợp một trong hai bên không thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn, nhưng Uỷ ban nhân dân biết rõ về tình trạng hôn nhân của họ, thì cũng giải quyết đăng ký kết hôn ngay.
- Căn cứ vào các quy định trên, việc công chức Tư pháp-Hộ tịch ghi trong sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận kết hôn công nhận quan hệ vợ chồng của họ từ ngày đăng ký là không đúng.
- Là Chủ tịch UBND xã C, yêu cầu cán bộ Tư pháp - hộ tịch nghiên cứu kỹ các quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP, đồng thời xem xét lại hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho ông Bình và bà Mai theo đúng quy định..
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 81/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi thải mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường không qua thiết bị hạn chế ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000d và theo Khoản 1 Điều 33 Nghị định 81/2006/NĐ- CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này..
- Là chủ tịch UBND xã, đồng chí hãy giúp gia đình ông Phong khai thác diện tích rừng này theo quy định của pháp luật?.
- Trường hợp của gia đình ông Phong do tự bỏ vốn gay trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng,bảo vệ nên theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 40 Quyết định 186/2006/QĐ—.
- Khi nhận được giấy báo của gia đỉnh ông Phong, trong thời gian 10 ngày làm việc, UBND xã phải có biện pháp theo dõi và giúp đỡ, bảo đảm cho gia đình ông Phong khai thác, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng được thuạn lợi, mọi hanhgf vi gây khó khăn, cản trở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.