« Home « Kết quả tìm kiếm

BỐN HƯỚNG ĐỘT PHÁ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ NÔNG DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa * Khôn g thể phủ nhận những thành tựu mà nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ đổi mới: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong thập kỷ cuối 70 đầu 80 chúng ta vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng vào một trong những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều và gần đây xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao.
- Có được kết quả này là nhờ chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước - những yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp.
- Cùng với nó, chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá..
- Nhưng về cơ bản, sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển thiếu bền vững, manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tuy nông nghiệp là ngành lớn, chiếm trên 73% dân số và 20% GDP cả nước, hàng năm tạo ra 39-40 triệu tấn lương thực, trong đó có 35 triệu tấn thóc và xuất khẩu 3,5- 4 triệu tấn gạo.
- Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp trình độ thấp sang trình độ cao (đồng nghĩa với bước chuyển Việt Nam từ nước chậm phát triển lên nước công nghiệp hoá theo định hướng thị trường, từ nước thu nhập thấp lên nước có mức thu nhập trung bình và cao).
- Điều đó đòi hỏi phải có bướcđột phá về chính sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại.
- đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông nghiệp có giá trị cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các thành tựu KHCN và phát triển bền vững.
- Chúng ta cũng cần quán triệt bài học rút ra từ kinh nghiệm 20 năm đổi mới: a) Những tìm tòi và đột phá về chính sách ở nước ta trên thực tế phần lớn đều khởi phát từ nông nghiệp.
- c) Người nông dân - chủ thể của nông nghiệp, cần được bảo vệ và thụ hưởng lợi ích từ sự phát triển chứ không phải chỉ là đối tượng để ban phát từ thiện..
- Với quan điểm tiếp cận như vậy, bài viết sẽ đề cập một số hướng đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (hay còn gọi chính sách tam nông)..
- Đột phá trong khâu quy hoạch, quản lý và sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp Trước hết, đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và không thể thay thế của nông nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh nói chung.
- khoán 10 trước đây đã đột phá vào khâu trọng yếu - giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho nông dân (trong thời hạn 20 - 30 hoặc 50 năm).
- Nhưng có thể thấy, “quyền sử dụng” những thửa ruộng nhỏ bé, manh mún này của người nông dân là quyền chưa đầy dủ, hơn nữa đang trở nên mong manh, yếu ớt trước cơn bão thị trường và hội nhập.
- Trong khi đó, công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai nông nghiệp đang nổi cộm như một vấn đề bức xúc và nan giải.
- Một nghịch lý là: công nghiệp hoá, đô thị hoá càng diễn ra mạnh mẽ thì đất đai nông nghiệp càng bị thu hẹp, vấn đề người dân mất đất, không có công ăn việc làm trở nên nghèo khó càng phổ biến.
- Tuy tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp tại các tỉnh không cao, nhưng lại tập trung vào một số địa phương có mật độ dân số đông, có xã mất tới 80% đất canh tác.
- nghiệp hay khu vui chơi giải trí…Nhìn chung, gọi là “bê tông hoá” đất nông nghiệp vĩnh viễn.
- Với quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún như vậy thì người nông dân chỉ có thể đảm bảo đủ ăn và thực hiện tái sản xuất giản đơn.
- cuối cùng, chính người nông dân không còn thiết tha với ruộng đồng và sản xuất lúa gạo vì lợi nhuận quá thấp, trong khi thu nhập từ thành thị và các ngành nghề khác lại hấp dẫn hơn.
- Nếu để nông dân tự phát di cư ra thành thị và thiếu biện pháp quản lý để thúc đẩy tích tụ ruộng đất, tăng quy mô sản xuất cho những hộ nông dân ở lại sẽ dẫn tới tình trạng nông thôn bị nữ hoá, lao động nông nghiệp trở nên khan hiếm và giá nhân công đắt đỏ, chăn nuôi và nghề phụ giảm sút, nông nghiệp chuyển từ thâm canh sang quảng canh, suy giảm đa dạng nông nghiệp 3.
- đồng thời sản lượng lúa giành cho xuất khẩu cũng dao động từ triệu tấn (tương đương 3,8 - 4,5 triệu tấn gạo).
- Tuy nhiên, để đảm bảo ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu gạo cần giải quyết tiếp 2 khâu then chốt: chất lượng và năng suất trồng lúa.
- Cả 2 khâu này đều liên quan tới giới hạn và quy mô hộ nông dân trồng lúa.
- Có thể nói, đã đến lúc chúng ta cần cả gói chính sách tổng thể đảm bảo sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói chung, có sản xuất lúa gạo, nhằm hai mục tiêu chiến lược: đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.
- Do đó, trên tầm vĩ mô cần nhanh chóng có quyết sách đột phá về công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp cả nước theo hướng:.
- Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá.
- Nghiên cứu ban hành sắc thuế đánh vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn lấy đất lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay..
- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô tương đối lớn, ví dụ, hàng chục, hàng trăm ha, phải do Quốc hội và các cấp tối cao quyết định cho phép (như Trung Quốc).
- Xây dựng, ban hành và giám sát chặt thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp trên cả nước một cách căn cơ, ổn định lâu dài.
- Quan điểm về chính sách đền bù đất nông nghiệp hiện cũng chưa thấu triệt..
- Bắt buộc có phương án đền bù hợp lý và bố trí công ăn việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân.
- Nghiên cứu dành lại quỹ đất cần thiết nhằm chuyển đổi nghề và kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân mất đất.
- Về nguyên tắc, đền bù thoả đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp - nông dân.
- Khuyến khích chuyển đổi hay mua bán đất nông nghiệp nhằm tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
- cấm mua bán để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
- Nới rộng mức hạn điền và thời hạn giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lên tới 50-100 năm, bảo hộ kinh doanh nông nghiệp để người dân an tâm đầu tư lâu dài (hiện Nhà nước đã cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài thuê đất tới 50-100 năm, vậy không có lý do để hạn chế hộ nông dân)..
- Mặc dù đạt được thành tựu nổi bật trong thời gian qua như: tăng trưởng về diện tích, quy mô, sản lượng, chủng loại các sản phẩm nông nghiệp, thậm chí nhiều nông sản được xuất khẩu sang thị trường các nước với kim ngạch và thị phần lớn.
- Nhưng về căn bản, cơ cấu nông nghiệp chưa có thay đổi về chất.
- Kết quả là giá trị nông sản hàng hoá trên một đơn vị diện tích (ha gieo trồng) cũng như năng suất của lao động nông nghiệp nước ta rất thấp.
- So sánh, ở các nước 1 lao động nông nghiệp có thể cung cấp nông phẩm cho 6-7-8 thậm chí 20-30-40 người phi nông nghiệp.
- Mỹ chỉ có chưa tới 2% dân cư nông nghiệp trên tổng dân số 240 triệu người.
- Hà Lan có 4 triệu ha đất nông nghiệp nhưng xuất khẩu nông phẩm tới 17 tỷ USD/năm, đạt bình quân giá trị xuất khẩu 4 triệu USD/ha đất canh tác.
- Còn ở chúng ta, mỗi lao động nông nghiệp chỉ.
- Do đó, tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu theo hướng xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao (NNCNC, GTC), xu hướng của thế giới ngày nay.
- Nói công bằng, trong suốt mấy chục năm qua, nền nông nghiệp nước ta phát triển theo mô thức truyền thống, dựa chủ yếu vào hai yếu tố chính sách và thể chế (khoán 10 và HTX nông nghi ệp), còn KHCN chưa thực sự trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng..
- Nhưng thời kỳ đó qua rồi, nếu không kịp thời gắn đổi mới cơ chế chính sách và thể chế với tiến bộ KHCN trong nông nghiệp sẽ triệt tiêu phát triển.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của CNTT, tự động hoá…vào chăn nuôi, trồng trọt.
- Như vây, một nền nông nghiệp công nghệ cao (CNC) cũng đồng nghĩa với giá trị cao (GTC).
- Về vốn, cần gia tăng đầu tư và đầu tư “đủ độ” cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp..
- nhiều nông sản vốn là thế mạnh của ta nhưng khi xuất khẩu bị ép giá hoặc trả lại vì không đạt yêu cầu.
- Phải chăng vì công nghệ chế biến yếu nên giá thành cao, quy cách và chất chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa đảm bảo sạch? Gần đây, một số nông dân các địa phương tự phát mầy mò, sáng chế ra máy lựa đậu, cà phê, tuốt ngô, lúa, gieo hạt, thu hoạch mùa màng… cũng nói lên nhu cầu CNH nông nghiệp từ cuộc sống đã chín muồi, bức xức đến nhường nào.
- Ở đây, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, phát minh về giống cũng như trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, hình thành và phát triển thị trường KHCN sẽ có tác dụng đòn bẩy mạnh mẽ trên các phương diện:.
- gắn KHCN với sản xuất, thúc đẩy KHCN và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
- Trường hợp nhà nông học Nguyễn Thị Trâm chuyên theo đuổi nghiên cứu và phát minh các dòng lúa lai chất lượng cao cho nền nông nghiệp nước nhà là ví dụ sinh động 7.
- Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nông nghiệp sẽ là chưa đủ nếu không gắn với CDCC lao động - việc làm nông thôn.
- Hiện Việt Nam CDCC nông nghiệp tuy có tiến bộ, giá trị nông nghiệp so với GDP cả nền kinh tế từ 26,62% năm 1995 xuống 20,4%.
- nhưng CDCC lao động lại hết sức chậm chễ, có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp và 78% dân số vẫn sống dựa vào nghề nông 8 .
- Nói trên ý nghĩa nào đó, nền văn minh lúa nước và nông nghiệp vẫn phủ bóng dài và là cứu cánh, khiến cho phát triển các ngành nghề và dịch vụ chưa trở thành một tất yếu sâu sắc.
- Mặt khác, việc dân cư tập trung trong nông nghiệp đang tạo bức xúc về mặt xã hội, nếu không xử lý thì đến lúc nào đó sẽ gây bùng phát mất ổn định.
- Nó cũng đồng nghĩa miếng bánh nông nghiệp phải chia nhỏ ra cho nhiều người hay tình trạng thiếu việc làm, thu nhập th ấp và nghèo khổ trong nông thôn..
- Có các kịch bản khác nhau: chuyển dịch tuyệt đối - đưa nông dân vào làm công nghiệp, dịch vụ ở thành thị hoặc đi xuất khẩu lao động nước ngoài, xuất khẩu lao động trong nước (gia công và làm cho doanh nghiệp FDI).
- đàm phán và thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động để bảo vệ lợi ích người lao động.
- Theo cam kết, mức thuế đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ là 21% và giảm dần trong 3-7 năm.
- Phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, năng xuất thấp và chi phí cao, chất lượng và quy cách sản phẩm không đồng đều, công nghiệp chế biến chưa phát triển, lại chưa được chuẩn bị kỹ về thương hiệu và quảng bá tiếp thị…cũng là những khó khăn cho sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
- Bên cạnh đó, việc thiếu kênh thông tin về các đối tác và thị trường khiến nhiều nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam bị loại ngay từ đầu, làm cho cánh cửa xuất khẩu nông sản càng thu hẹp..
- Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam còn được lợi bởi mức giá cao, lần đầu tiên giá gạo xuất khẩu của ta bằng hoặc thậm chí vượt giá gạo Thái Lan 9 .
- Năm 2007 chúng ta có 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD: thuỷ sản 3,8 tỷ USD, gỗ 2,4 tỷ USD, cà phê 1,86 tỷ USD, gạo 1,46 tỷ USD, cao su 1,4 tỷ USD 10.
- Theo dự báo, thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam còn có thể mở rộng và tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Với thị trường Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ tăng từ 400-500 triệu USD/năm hiện nay lên 700-800 triệu USD/năm, gồm các mặt hàng chủ yếu là cao su, hạt điều, tinh bột sắn.
- với thị trường Mỹ hiện kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của ta mới chiếm 0,4-0,5% thị phần, đây thực sự là con số rất khiêm tốn so với tiềm năng.
- với thị trường ASEAN kim ngạch xuất khẩu nông sản dao động lớn từ 400-900 triệu USD/năm với mặt hàng chủ yếu là gạo, chúng ta còn có thể xuất khẩu cà phê, vật tư, thiết bị công nghiệp chế biến sang khu vực này..
- Chúng ta phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế của xuất khẩu hàng nông sản: cải tiến chất lượng và tăng sức cạnh tranh.
- trong khi nông dân và người sản xuất là “gốc” lại không được đảm bảo lợi ích và phải chịu rủi ro..
- mặt khác, tốc độ tăng giá các sản phẩm đầu ra bình quân 20-30% thì giá cả vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp (như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…) lại tăng cao hơn nhiều (bình quân 40-50.
- người nông dân và phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay thương lái (các chủ vựa lúa)..
- Hoặc người trồng cà phê chỉ được hưởng 1,5 USD trong tổng giá trị sản phẩm cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới 10 USD.
- Như vậy, người nông dân chịu thiệt đơn thiệt kép, không thể phát triển bền vững ngành hàng nông sản..
- a) Hộ nông dân trồng lúa.
- Hỗ trợ hiệu quả cho nông dân phù hợp với WTO.
- Rõ ràng nông dân là người chịu thiệt và yếu thế trong cơ chế thị trường.
- Bản thân sản xuất nông nghiệp cũng hàm chứa rủi ro cao vì biến động giá cả và thời tiết, đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp nên ít hấp dẫn.
- Nhưng sản xuất và sản phẩm nông nghiệp là bắt buộc không thể thiếu đối với xã hội.
- Tại các nước công nghiệp phát triển người ta vẫn rất cần và có điều kiện tài chính để trợ cấp, bảo hộ mạnh cho ngành nông nghiệp.
- Với chúng ta, vì nghèo và cũng có thể vì chưa nhận thức rõ điều này, nên hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân bị xem nhẹ.
- Đã qua 1 năm mặc dù nông nghiệp vẫn trụ được trước áp lực WTO, nhưng về lâu dài thì nông nghiệp VN phát triển không bền vững, nông dân sẽ đuối sức trước dòng xoáy hội nhập.
- Nhà nước cần có chương trình và lộ trình hỗ trợ cho nông nghiệp và nông dân, để họ không chỉ chống chọi được mà còn mạnh dần lên, thích ứng với những điều kiện, môi trường cạnh tranh mới toàn cầu..
- Theo WTO cho phép trợ cấp cho nông nghiệp (trừ trợ cấp xuất khẩu) có thể lên đến 10% GDP của ngành, thì chúng ta có thể dành khoản tiền không nhỏ 1,2 tỷ USD (so với 12 tỷ USD giá trị hàng nông sản.
- 20.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nông nghiệp 11 .
- Hiện chúng ta hỗ trợ cho nông nghiệp còn quá ít, không đáng kể, chưa tạo ra được bước đột phá mạnh trong phát triển nông thôn.
- chỉ khi nào hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tương tự của nước nhập khẩu, các sản phẩm hưởng trợ cấp này mới bị áp thuế đối kháng.
- trợ cấp cho điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Ngoài ra, hỗ trợ của Nhà nước cần xác định là chất xúc tác để kích thích và phát huy hiệu quả các khoản đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp.
- Mặc dù nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân và chiếm đa số dân cư, nhưng đầu tư của Nhà nước vào ngành này mới chiếm 14% tổng đầu tư Ngân sách.
- hơn nữa, chủ yếu là các nhà đầu tư đến từ châu Á, trong khi các cường quốc nông nghiệp như Mỹ, Úc, Canađa...vẫn vắng bóng 12 .
- Nếu phấn đấu cải thiện nâng dần tỷ lệ đầu tư này lên chí ít gấp rưỡi, gấp đôi sẽ rất có ý nghĩa với sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn..
- Thời đại số 86 ngày Để người nông dân không ch ối bỏ thôn quê)..
- 6 Võ Tòng Xuân: H ạn chế xuất khẩu gạo, nông dân thiệt.
- 7 PGS.TS Nguy ễn Thị Trâm nguyên là cán bộ giảng dạy Trường đại học Nông nghiệp I hiện nghỉ hưu, đã gặt hái được nhiều thành công trong nghiên cứu chuyển giao các dòng lúa lai năng suất cao, phẩm chất tốt được nông dân ưa chuộng: trước đây, như giống lúa NN-9, NN-10, NN-23, NN-75-6, DH60, nếp thơm 44, 256.
- 10 H ội nghị tổng kết kế hoạch năm 2007 triển khai công tác năm 2008 của ngành nông nghiệp tại Hà Nội, 7/1/2008.