« Home « Kết quả tìm kiếm

BORAX PHUN QUA LÁ LÀM TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI XOÀI CÁT HÒA LỘC


Tóm tắt Xem thử

- Để gia tăng khả năng đậu trái của xoài Cát Hòa Lộc thí nghiệm được thực hiện trên cây 5 năm tuổi tại Nông Trường Sông Hậu, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm bốn nghiệm thức là g borax/l.
- Kết quả cho thấy phun borax ở nồng độ 2 g/l có hiệu quả nhất trong việc làm tăng khả năng đậu trái, năng suất gia tăng 58%, hàm lượng chất khô và hàm lượng đường tổng số trong trái cũng gia tăng so với đối chứng..
- Chức năng chủ yếu của B trong cây ăn trái liên quan đến sự ra hoa và đậu trái, nếu hàm lượng B thiếu hụt hoa sẽ chết.
- Thí nghiệm ảnh hưởng của borax phun qua lá đến khả năng đậu trái xoài Cát Hòa Lộc được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên..
- Thí nghiệm được khảo sát qua 2 bước: (1) Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn.
- (1) Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn: gồm 4 nghiệm thức g borax/l..
- Borax được phun qua lá ở các nghiệm thức vào thời điểm phát hoa dài 10 cm, lúc nầy trục phát hoa đã phân nhánh thứ cấp nhưng hoa chưa nở.
- Mỗi nghiệm thức bố trí 5 lần lặp lại tương ứng với 5 cây.
- Trên mỗi cây chọn 5 phát hoa và phun borax cho từng phát hoa.
- Hạt phấn của mỗi phát hoa được quan sát trên 2 lame (tương ứng 2 lần lặp lại)..
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức là 4 nồng độ borax được xử lý g borax/l với 5 lần lặp lại (1 cây cho 1 lần lặp lại.
- Tổng số trái trên cây: được thu thập vào lúc thu hoạch bằng cách đếm tổng số trái trên cây của từng nghiệm thức và được phân loại theo thương lái: trái loại 1: có trọng lượng từ 400-500 g/trái, loại 2 nặng 300-399 g/trái, loại 3 gồm trái dị dạng và trái nặng 250-299 g/ trái..
- 3.1 Khảo sát sự nẩy mầm của hạt phấn.
- Kết quả ở Bảng 1 cho thấy các nghiệm thức có phun borax đều có hiệu quả trong việc làm tăng phần trăm hạt phấn nẩy mầm có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng.
- Giữa các nghiệm thức phun borax từ 1-3 g/l, phần trăm hạt phấn nẩy mầm không khác biệt qua phân tích thống kê..
- Phạm Thị Hương (2001), cũng tìm thấy B đóng vai trò quan trọng trong sự nẩy mầm của hạt phấn.
- Tuy nhiên, khi nghiên cứu nồng độ xử lý, Dag và Gazit (1999) cho rằng phun B dưới dạng axit boric 1,5% khi hoa đang nở đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nẩy mầm và phát triển của hạt phấn trên giống xoài Tommy Atkin.
- Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc làm tăng khả năng nẩy mầm của hạt phấn cần chú ý liều lượng B phun qua lá phù hợp cho từng giống..
- Bảng 1: Phần trăm hạt phấn nẩy mầm sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Hàm lượng borax (g/l).
- Tổng số hạt phấn quan sát.
- Số hạt phấn nẩy mầm.
- Phần trăm hạt phấn nẩy mầm.
- Khi có sự tác động của borax phần trăm hạt phấn ở 3 loại tăng nhiều hơn so với hạt phấn phát triển trong điều kiện bình thường có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các nồng độ (Bảng 2).
- (2002) lại có kết quả trái ngược, ông cho rằng phun B lúc phát hoa dài 5 cm không có ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt phấn và phát triển của ống phấn ở giống xoài Namdokmai..
- Bảng 2: Phần trăm hạt phấn nẩy mầm ở các loại sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Hình 1: Hạt phấn nẩy mầm (a) Chiều dài ống phấn từ mm.
- 3.3 Thành phần năng suất 3.3.1 Số trái trên phát hoa.
- Ngay ở tuần đầu quan sát số trái đậu trên phát hoa ở nghiệm thức phun borax 2 g/l cho hiệu quả nhất, số trái đậu nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức phun borax 1 và 3 g/l có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Hình 2).
- Nhìn chung hầu hết các nghiệm thức có số trái giảm mạnh nhất ở tuần thứ 2 và giảm nhẹ từ tuần thứ 4 cho đến tuần thứ 6, sang tuần thứ 7 số trái ổn định.
- Nhưng dưới sự tác động của borax phun ở nồng độ 2 và 3 g/l số trái đậu trên phát hoa từ tuần thứ 2 cho đến tuần thứ sáu nhiều hơn so với đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 1 và 5%.
- Điều nầy cho thấy dưới tác động của borax 2 và 3 g/l đã làm gia tăng số trái đậu trên phát hoa..
- Tuy nhiên đến tuần thứ 7 chỉ có nghiệm thức phun 2 g/l số trái đậu còn lại nhiều nhất so với đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, nhưng không khác biệt so với nghiệm thức 1 và 3 g/l.
- (1999) tìm thấy năng suất thấp ở nghiệm thức đối chứng không phun borax trên giống xoài Haden 2 H và Van Dyke là do sự rụng trái non hàng loạt xảy ra trong các tuần đầu phát triển của trái.
- Nhưng kết quả trên giống xoài Cát Hoà Lộc lại cho thấy phun borax 1 và 3 g/l không gia tăng số trái đậu trên phát hoa.
- Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì số trái đậu trên phát hoa gia tăng 50% ở nghiệm thức 2 g/l (Bảng 3)..
- Bảng 3: Phần trăm số trái đậu trên phát hoa so với đối chứng sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Tuần sau khi đậu trái.
- 0 g B/l 1 g B/l 2 g B/l 3 g B/l Hàm lượng Borax.
- Số trái/phát hoa.
- Hình 2: Diễn biến số trái trên phát hoa trong 8 tuần sau khi đậu trái.
- Điều nầy cho thấy borax có tác động đến sự tăng khả năng đậu trái xoài Cát Hòa Lộc.
- Tuy nhiên khả năng đậu trái của xoài phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ xử lý của từng giống và điều kiện môi trường có tác động đến sự hấp thu của B.
- 3.3.2 Tổng số trái trên cây.
- Qua kết quả thí nghiệm cho thấy phun borax nồng độ 1 và 2 g/l gia tăng số trái trên cây, số trái loại 1, số trái loại 2 có ý nghĩa thống kê 5%, số trái loại 3 thì không khác biệt..
- Nhưng tăng nồng độ borax lên 3 g/l không làm tăng tổng số trái trên cây, số trái các loại cũng không gia tăng (Bảng 4).
- Phạm Thị Hương (2001) cho biết phun acid boric nồng độ 0,01% trên xoài NN1 cho năng suất cao và ổn định.
- lần 2 lúc phát hoa đầu tiên nở đều có hiệu quả hạn chế sự rụng trái non trong suốt quá trình phát triển, gia tăng số trái xoài Cát Hòa Lộc 3 năm tuổi.
- Nhưng Singh và Dhillon (1987) lại tìm thấy khi phun boron trên 3 g/l sẽ làm giảm tỷ lệ hoa lưỡng tính do đó sẽ giảm số trái trên cây.
- Khi phun nồng độ trên 4000 ppm sẽ làm giảm trọng lượng và kích cỡ của trái..
- Bảng 4: Tổng số trái/cây ở các nghiệm thức sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Tổng số trái Loại trái.
- Phân tích về phần trăm gia tăng số trái đậu, phần trăm số trái loại 1, loại 2 và loại 3 có khuynh hướng giảm dần khi tăng nồng độ B phun qua lá từ 1-3 g/l.
- Ở nồng độ 1 g/l phần trăm tổng số trái gia tăng cao nhất 62%.
- tăng 2 g/l phần trăm giảm còn 46%, tăng nồng độ đến 3 g/l phần trăm giảm hơn so với đối chứng.
- Số trái loại 1, loại 2 và ngay cả loại 3 ở nồng độ 1 g/l vẫn cho phần trăm gia tăng cao nhất (Bảng 5).
- Điều này cho thấy vai trò của B rất quan trọng, thiếu B hoặc thừa B đều làm giảm số trái trên cây.
- Bảng 5: Phần trăm số trái các loại so với đối chứng sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Khảo sát năng suất trái xoài Cát Hoà Lộc trên cây khi phun borax 1 và 2 g/l lúc phát hoa dài 10 cm làm gia tăng năng suất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với không phun.
- Tuy nhiên khi tăng nồng độ lên 3 g/l không làm gia tăng năng suất trái trên cây (Bảng 6)..
- Bảng 6: Năng suất trái (kg/cây) ở các nghiệm thức sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- Phần trăm gia tăng năng suất trái trên cây so với đối chứng ở nghiệm thức phun 2 g/l là cao nhất (58.
- Khi gia tăng nồng độ 3 g/l phần trăm năng suất trái trên cây giảm so với đối chứng, có lẽ do nồng độ B cao sẽ làm giảm hàm lượng nitrogen trong lá (Singh, 1981).
- Bảng 7: Phần trăm năng suất trái của các nghiệm thức so với đối chứng ở sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau trên xoài Cát Hòa Lộc.
- 3.4.2 Kết quả phân tích phẩm chất trái xoài Cát Hòa Lộc sau khi phun borax ở các nồng độ khác nhau.
- (a) Hàm lượng đường tổng số.
- Ngay sau khi thu hoạch các nghiệm thức có phun borax đều có hàm lượng đường tổng số gia tăng so với đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Phun borax 1 và 2 g/l có hàm lượng đường tổng số gia tăng hơn so với 3 g/l có ý nghĩa 1%.
- Khi được giú chín thì hàm lượng đường tổng số ở hai nghiệm thức 1 và 2 g/l vẫn cao hơn có ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 3 g/l (Hình 3a).
- (1991) nhận thấy phun acid boric trên lá ở nồng độ 500-1250 ppm vào giai đoạn nhú chồi sẽ làm tăng hàm lượng đường tổng số có ý nghĩa.
- Singh và Dhillon (1987) tìm thấy khi phun acid Boric ở các nồng độ và 5000 ppm lên lá lúc hoa mới vừa nhú mầm hầu hết các nghiệm thức đều gia tăng hàm lượng đường tổng số so với nghiệm thức đối chứng..
- (1980) khẳng định phun nồng độ boron + kẽm (0,6 và 0,8%) trên xoài Langra 13 năm tuổi sẽ làm gia tăng hàm lượng đường tổng số.
- Như vậy B có ảnh hưởng đến sự gia tăng hàm lượng đường tổng số.
- Tuy nhiên kết quả thí nghiệm này cho thấy khi tăng nồng độ borax lên 3 g/l hàm lượng đường tổng số lại giảm, chỉ tăng hơn so với đối chứng.
- Điều này cho thấy hàm lượng borax có liên quan đến việc gia tăng hàm lượng đường tổng số trên giống xoài Cát Hòa Lộc 5 năm tuổi..
- (b) Hàm lượng tinh bột.
- Hàm lượng tinh bột dưới tác động của borax 1 và 3 g/l, được phân tích ngay sau khi thu hoạch, không khác biệt so với đối chứng, nhưng ở 2 g/l thì hàm lượng tinh bột tích lũy nhiều hơn ngay sau khi thu hoạch và sau khi được giú 2 ngày so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Cường độ ánh sáng cao làm gia tăng tính nhạy cảm khi thiếu B, do nhu cầu B ở mô gia tăng có liên quan đến hàm lượng của phenol gia tăng (Tanaka, 1966).
- Thí nghiệm được thực hiện trong mùa nắng có cường độ ánh sáng cao cho nên B có tác động đến hàm lượng tinh bột..
- Tổng chất rắn hòa tan ngay sau khi thu hoạch và sau khi giú 2 ngày ở các nghiệm thức có phun borax đều không gia tăng (Hình 3c).
- các tác giả này đều cho rằng B khi được tác động qua lá làm gia tăng TSS.
- Tuy nhiên nếu xét về nồng độ sử dụng thì các tác giả đều sử dụng nồng độ B tương đương hoặc cao hơn so với thí nghiệm này và đều sử dụng dạng acid boric ở các nồng độ (500 ppm, 1000 ppm, 3000 ppm, 4000 ppm và 5000 ppm) hoặc sử dụng kết hợp boron với kẽm (0,6 và 0,8.
- Điều này cho thấy B có khả năng làm gia tăng tổng chất rắn hòa tan, nhưng có lẽ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện canh tác thì mới thấy rõ sự tác động này..
- Phân tích pH của thịt trái ngay sau khi thu hoạch và sau khi giú 2 ngày trong tất cả các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau (Hình 3d).
- Tuy nhiên một vài nghiên cứu của các tác giả cho thấy phun boron + kẽm ở nồng độ cao (0,6 và 0,8%) sẽ làm gia tăng acid ascorbic của xoài (Rath et al., 1980) nhưng cung cấp hàm lượng acid boric qua lá ở nồng độ 500-1250 ppm vào giai đoạn nhú chồi hàm lượng acid trong trái có tăng nhưng không có ý nghĩa trong khi đó hàm lượng acid ascorbic giảm có.
- Hàm lượng đường tổng số.
- Hàm lượng tinh bột.
- 24 Ngay sau khi thu ho?ch Sau khi giú 2 ngày.
- Ngay sau khi thu hoạch Sau khi giú 2 ngày.
- Hình 3: Hàm lượng đường tổng số (a).
- Hàm lượng tinh bột (b).
- TSS (c) và pH (d) trái xoài Cát Hòa Lộc ngay sau khi thu hoạch và sau khi giú 2 ngày ở các nồng độ phun borax khác nhau.
- Nồng độ Borax (g/l).
- 24 Ngay sau khi thu ho?ch.
- Sau khi giú 2 ngày.
- Nồng độ borax (g/l).
- ý nghĩa và tác giả khẳng định nồng độ acid boric tốt nhất ở 750 ppm.
- Kết quả phun borax không có ảnh hưởng đến độ pH của thịt trái trên xoài Cát Hòa Lộc..
- Đối với xoài Cát Hòa Lộc, phun borax ở nồng độ 1, 2 và 3 g/l lúc phát hoa dài 10 cm đều có khả năng làm gia tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn, gia tăng phần trăm chiều dài của ống phấn.
- Tuy nhiên ở nồng độ 2 g borax/l có hiệu quả nhất trong việc làm gia tăng tổng số trái trên cây, cho trọng lượng trái loại 1 nhiều nhất, làm gia tăng phần trăm năng suất trái trên cây 58% so với đối chứng đồng thời làm gia tăng hàm lượng đường tổng số do đó trái ngọt hơn..
- Vì vậy, cần tiếp tục thử nghiệm thêm các dạng B ở những nồng độ khác nhau để có thể mang lại hiệu quả cao hơn.