« Home « Kết quả tìm kiếm

BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRỞ THÀNH GÁI MẠI DÂM - SỰ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


Tóm tắt Xem thử

- Ghi chú: BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TRỞ THÀNH GÁI MẠI DÂM - SỰ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Lê Thị Lan Phương.
- Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ - ĐH Quốc gia HN.
- Trong những năm trở lại đây, buôn bán người đã trở thành một vấn nạn lớn được cộng đồng quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
- Nạn buôn bán người xảy ra trên toàn thế giới với các dạng thức khác nhau.
- Tuy nhiên, buôn bán phụ nữ và trẻ em, đặc biệt với mục đích bóc lột tình dục được coi là hình thức tồi tệ nhất.
- Chúng được diễn ra thông qua nhiều hình thức tuyển dụng phụ nữ và trẻ em vô cùng đa đạng trước khi vận chuyển và bán họ vào các động mại dâm với các điều kiện lao động tồi tệ không khác gì thời nô lệ (Skeldon, 2000).
- Theo quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), hàng năm có hơn 700,000 người bị buôn bán qua biên giới và phần lớn trong số họ là phụ nữ và trẻ em.
- Một tổ chức khác của liên hợp quốc (UNODC) cũng ước tính rằng 87% nạn nhân bị buôn bán là đối tượng của hình thức lạm dụng tồi tệ nhất.
- Trước bối cảnh này, công ước về buôn bán người năm 2000 của Liên hợp quốc đã được ra đời.
- Thêm vào đó, các quốc gia và các vùng lãnh thổ cũng đã ban hành nhiều đạo luật, thiết lập hàng loạt các chương trình đào tạo, hệ thống dữ liệu, nghiên cứu và các dịch vụ hỗ trợ cho các nạn nhân với nỗ lực ngăn ngừa nạn buôn bán người trái phép..
- Câu hỏi đặt ra là hoạt động buôn bán trẻ em gái và phụ nữ vào các động mại dâm đã vi phạm quyền con người như thế nào? Nhu cầu làm sáng tỏ vấn đề này trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi hoạt động buôn bán trẻ em gái và phụ nữ vào các động mại dâm vẫn đang diễn ra hàng ngày, thông qua các hình thức ngày càng tinh vi phức tạp, nhất là ở các nước đang phát triển.
- Cho dù ở một khía cạnh nào đó, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán thực chất cũng “di cư” từ vùng này sang vùng khác nhưng không thể coi đó là một hình thức dư cư lao động thông thường như những người ủng hộ cho công nghiệp tình dục đang ra sức biện luận..
- Bài báo sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu hiện có về nạn buôn bán người để chứng minh rằng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái phục vụ cho mại dâm là vi phạm nghiêm trọng quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái trên các khía cạnh về bản chất công việc, điều kiện làm việc tồi tệ, về tính thường xuyên bị bạo lực và lạm dụng cũng như sự cách li xã hội liên quan đến định kiến và phân biệt đối xử.
- Xuyên suốt bài báo, tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam từ nông thôn lên thành phố, sang Trung Quốc và Campuchia làm gái mại dâm sẽ được dùng làm ví dụ minh họa.
- Các quan điểm khác nhau về nạn buôn người Phái ủng hộ cho công nghiệp tình dục cho rằng mại dâm là một hình thức lao động mang lại lợi ích và khiến cho phụ nữ trở nên có quyền lực hơn.
- Theo họ, một mặt, mại dâm cung cấp những lựa chọn tốt hơn cho phụ nữ thoát khỏi nghèo đói, chiến tranh, định kiến, những công việc bần cùng và bạo lực gia đình (Augustin, 2002).
- Mặt khác, nó tạo nên nguồn kinh tế đáng kể cho những người phụ nữ nhập cư thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp.
- Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ quyền của những người phụ nữ này là bình thường hóa và pháp luật hóa nghề mại dâm để mại dâm có thể trở thành một lựa chọn cho phụ nữ trong thị trường lao động như các nghề khác về lương bổng, điều kiện làm việc và mối quan hệ quyền lực với nam giới (Brussa và Dana, 2004).
- Phái ủng hộ cho công nghiệp tình dục cũng vin vào những tiến bộ của các biện pháp phòng tránh (bao cao su, thuốc tránh thai, v.v.
- để biện luận cho sự an toàn của công việc tình dục, thậm chí cho rằng “công nhân tình dục trên toàn thế giới đang thực hành tình dục an toàn và dạy cho khách hàng của họ biết về việc đó” (Butcher, 2003)..
- Bác bỏ những lập luận này, những người phản đối nạn buôn bán người cho rằng mại dâm hoàn toàn không giống với bất kỳ hình thức lao động khác vì nó chứa đựng bạo lực tình dục mà do đó ẩn chứa nhiều nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng của phụ nữ.
- Trên thực tế, ngoài việc có thể phải trải nghiệm bạo lực tình dục do người mua dâm tạo ra trong các hoạt động mại dâm hàng ngày - một hình thức mà Jeffreys (2006) gọi là “bạo lực được trả tiền”, phụ nữ làm gái mại dâm còn là đối tượng của “bạo lực không được trả tiền” do những kẻ buôn bán, chủ chứa, ma cô, khách hàng và thậm chí là những cảnh sát tham nhũng (Bertone, 2000.
- Có nhiều bằng chứng về việc một số phụ nữ đã chết vì bị lạm dụng, bóc lột và bạo lực (Bertone, 2000).
- Với những người khác, họ phải tập thích ứng để có thể tồn tại bằng việc trở nên vô cảm với những hoạt động này.
- Không thể phủ nhận rằng trên thực tế có những phụ nữ làm gái mại dâm có thu nhập cao và cảm thấy hài lòng với ngành công nghiệp tình dục nhưng số nhỏ này không đại diện cho phần lớn phụ nữ làm gái mại dâm khác - những người cảm thấy “bẩn thỉu” về bản thân mình (Brown, 2000).
- Nói một cách khác, cảm giác về phẩm giá và sự tự tin của họ đã bị mất đi cùng với việc là nạn nhân của buôn bán người.
- Các biểu hiện của sự vi phạm quyền con người khi phụ nữ và trẻ em bị trở thành gái mại dâm.
- Trên thực tế, phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) phụ nữ bị buôn bán đều không thể hình dung hoặc hiểu sai về những gì họ sẽ làm ở nơi mà người ta đưa họ đến.
- Trong trường hợp của phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam bị buôn bán, họ thường không được thông báo đầy đủ hoặc bị những kẻ buôn bán lợi dụng hoàn cảnh vô cùng khó khăn và mong muốn được đổi đời của họ để lừa gạt về viễn cảnh sống tốt đẹp nơi xứ người.
- Thậm chí, đối với số ít những phụ nữ quyết định “di cư” để làm “công nhân tình dục”, họ thường không biết những điều kiện mà họ sẽ phải đối mặt như bị tước đoạt giấy tờ tùy thân, bị giam hãm, bị đe dọa hoặc bị bạo lực.
- Những món nợ khổng lồ khiến họ trở thành những nô lệ của chủ chứa hoặc ma cô và họ bị buộc phải phục vụ ít nhất là 800 khách hàng mà không được trả tiền (Jeffrey, 2008)..
- Samarasinghe (2008) cho rằng đa số phụ nữ bị buôn bán không biết chính xác những gì họ nợ, họ trả chủ chứa bao nhiêu trên từng khách hàng họ phục vụ hay bất kỳ đồ vật mới nào họ mua có thể bị chủ chứa cộng vào khoản nợ chung của họ.
- Theo Hughes (2000), phụ nữ làm nghề mại dâm dưới sự kiểm soát của chủ chứa hoặc ma cô có thể bị bóc lột tối đa để tạo ra lợi nhuận.
- Ví dụ, phụ nữ bị buôn bán làm nghề mại dâm ở các thành phố Việt Nam phải phục vụ trung bình 5 đến 7 khách mỗi ngày với giá chỉ 1 đô la Mỹ mỗi lần có quan hệ tình dục, trong khi đó tú bà hoặc kẻ dẫn mối (ma cô) nhận được 8 đô la Mỹ cho mỗi lần hành sự từ khách hàng (Rushing et al., 2005).
- Trong khi đó, phụ nữ làm việc trong các nhà thổ khác nhau ở Trung Quốc và Campuchia, như Derks (1998) và Lê (2005) phát hiện, phải phục vụ từ 2 đến 20 khách hàng một ngày mà không được trả tiền (Derks, 1998.
- Không những thế, một khi đã bị giữ để làm việc với tư cách là gái mại dâm, phụ nữ hiển nhiên bị coi là tài sản của chủ chứa và có rất ít cơ hội trốn thoát.
- Việc trừng phạt thể chất được dùng để răn đe phụ nữ khi họ không tuân theo lệnh của chủ chứa hoặc cố tình trốn.
- Ở đa số trường hợp, các cô gái trẻ tường thuật rằng họ bị cưỡng hiếp hoặc bị bắt quan hệ tình dục và phải “chiều theo” tất cả những ham muốn “quái đản” của khách hàng, điển hình là quan hệ hậu môn và bạo dâm (Rushing et al., 2005).
- Có nhiều bằng chứng cho rằng các chủ chứa/ma cô cung cấp ma túy cho phụ nữ để giữ họ làm việc.
- Sự phụ thuộc hệ quả của phụ nữ vào ma túy được coi là một trong những lý do khiến họ buộc phải ở lại nhà chứa cho dù có bị lạm dụng đến đâu.
- Như vậy, phụ nữ bị buôn bán trở thành gái mại dâm không có quyền được tự do, không có quyền được quyết định cũng như không có quyền được hưởng đúng những gì do chính sự lao động cực nhọc và tủi nhục của họ làm ra.
- Có thể thấy, họ thậm chí không được đối xử với tư cách là con người và đơn thuần chỉ được coi là những mặt hàng trao đổi trên thị trường tình dục toàn cầu..
- Về bản chất, hoạt động mại dâm là sự thực hành trực tiếp trên và trong cơ thể của phụ nữ, hay nói cách khác, đó là sự mua bán trao đổi cơ thể của phụ nữ.
- Nó tước đoạt của người phụ nữ quyền được làm người cũng như quyền được làm chủ cơ thể của mình.
- Về mặt thể chất, việc giữ an toàn và miễn nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, rách bộ phân sinh dục và đau đớn là không thể tránh đối với phụ nữ làm nghề mại dâm.
- Thực tế phụ nữ bị buôn bán làm gái mại dâm không có quyền gì trong việc bảo vệ sức khỏe của mình vì họ không được chọn khách hàng cũng như đòi hỏi khách hàng sử dụng bao cao su (Bertone, 2000.
- Về mặt tâm lý, phụ nữ bị buôn bán trở thành gái mại dâm phải chịu đựng chứng trầm cảm, rối nhiễu hậu tổn thương và những gánh nặng tâm lý phức tạp khác của việc bị cưỡng hiếp, nô lệ và bóc lột tình dục như cảm giác xấu hổ, bị phản bội niềm tin và tự đổ lỗi cho mình (Beyrer, 2003).
- Nhiều nạn nhân của buôn bán người được giải cứu đã kể lại rằng họ đã nhiều lần tự tử nhưng không thành trong suốt quá trình sống trong nhà thổ (UNICEF, 2002)..
- Cuối cùng, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái trở thành gái mại dâm là vi phạm nghiêm trọng quyền con người vì nó tước đoạt của người phụ nữ/ trẻ em gái bị buôn bán phẩm giá và quyền được tôn trọng trong cồng đồng.
- Mặc dù trên thực tế họ là những nạn nhân vô tội nhưng họ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử gay gắt từ gia đình, cộng đồng và xã hội vì hành nghề mại dâm.
- Hơn thế nữa, thật vô lý khi họ (chứ không phải là những người mua dâm - những người có quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người mà không sử dụng các phương tiện bảo vệ) bị buộc tội đe dọa cộng đồng với tư cách là những người truyền căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
- và nếu bị bắt, họ sẽ bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm! Điều này được minh chứng rõ ràng đối với những phụ nữ Việt Nam bị buôn bán “may mắn” được trở về nhà.
- Do đó, bản thân những người trở về cũng cảm thấy xấu hổ vì đã từng làm gái mại dâm.
- Không những thế, những phụ nữ trở về thường không còn đất canh tác hay hộ khẩu do sự vắng mặt quá lâu khỏi cộng đồng.
- Cụ thể, một số phụ nữ trở về bị các bênh lây truyền qua đường tình dục trong suốt thời gian làm gái mại dâm rất sợ tiếp cận với các dịch vụ chữa trị miễn phí về y tế ở cộng đồng vì những định kiến xã hội tồi tệ.
- Cho nên hoàn toàn có thể hiểu được vì sao đa phần những người trở về lại tìm đến những kẻ buôn bán người để được thoát khỏi những sự khó khăn kinh tế và định kiến xã hội nơi quê nhà.
- Trong một số trường hợp, thậm chí chính những người từng là nạn nhân lại trở thành những kẻ buôn bán, dụ dỗ, lừa đảo những người phụ nữ đang tuyệt vọng khác đi theo con đường cũ của chính mình (Le et al., 2005).
- Nói một cách khách quan, quyền của phụ nữ/ trẻ em gái bị buôn bán trở thành gái mại dâm không chỉ bị vi phạm bởi những kẻ buôn bán, khách hàng, chủ chứa và ma cô mà đôi khi còn bởi chính gia đình, cộng đồng và xã hội nơi họ sinh sống..
- Kết luận Tóm lại, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái trở thành gái mại dâm rõ ràng là sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
- Trong quá trình bị buôn bán và làm việc với tư cách là những gái mại dâm bị ép buộc, phụ nữ không có cách nào thực hiện quyền của mình với tư cách là con người khi mà họ bị coi là hàng hóa trong thị trường tình dục toàn cầu.
- Buôn bán phụ nữ vào mại dâm mà đại diện là những kẻ buôn bán người, chủ chứa và những người mua dâm nam giới đã đánh cắp của những người phụ nữ này sự tự do, phẩm giá và thậm chí là cả cuộc đời.
- Có thể nói rằng, việc tồn tại của buôn bán phụ nữ và mại dâm làm tăng sự lệ thuộc, yếu kém của phụ nữ.
- Do đó, chính phủ, các cá nhân và cả xã hội cần có những hành động tức thì và hữu hiệu để xóa bỏ hoàn toàn nạn buôn bán người và mại dâm.
- Nếu không, phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt ở các nước đang phát triển vẫn sẽ là mục tiêu và bị bóc lột bởi những kẻ buôn người, chủ chứa và người mua dâm - những người góp phần làm cho cỗ máy sinh lợi nhuận của nền công nghiệp tình dục toàn cầu vận hành trên thân xác của phụ nữ.