« Home « Kết quả tìm kiếm

Các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi ở Nam Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX


Tóm tắt Xem thử

- Các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ là nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường.
- Do khó khăn trong cuộc sống bởi vùng đất nghèo lại chịu sự áp bức, bóc lột của các tầng lớp phong kiến, địa chủ, nhân dân các dân tộc ở đây sớm tạo cho mình đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tính cách độc lập, tự chủ, tinh thần đấu tranh bất khuất bảo vệ quyền sống, bảo vệ quê hương..
- Đồng bào các dân tộc ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ đã liên tục đứng lên chống Pháp cùng với người Kinh ở đồng bằng, góp phần vào thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của cả nước.
- Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào Bana, Êđê, Chăm Hơroi, Cadong, H’rê, Xơđăng ở miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Vài nét về miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX.
- Các huyện miền núi của các tỉnh Nam Trung Kỳ đầu thế kỷ XX tuy có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, nhưng nhân dân các địa phương này đã có mối quan hệ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ rất sớm.
- Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày từ năm 1904 đến năm 1913, một phần tỉnh Đắk Lắk thuộc địa bàn tỉnh Phú Yên, chính vì thế, nhân dân Phú Yên và đồng bào các dân tộc ở Đắk Lắk có mối quan hệ gần gũi, nhất là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
- Trường Chuyên tỉnh Phú Yên..
- “vua Nước” nên đã có quan hệ lâu đời với nhân dân miền núi các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
- Để quản lý vùng đất này, khi thực dân Pháp xâm lược, dọc sông Ba và Củng Sơn thuộc huyện Sơn Hoà đến vùng núi huyện Đồng Xuân đều có những đồn binh quân phòng trú bản xứ lập ở Pơtao Pui và Bantur.
- Thực dân Pháp một mặt tìm cách chia rẽ, kiểm soát, mặt khác chúng dùng vũ lực để quy phục đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, tuy nhiên, chúng đã sai lầm vì càng uy hiếp bao nhiêu thì sự kháng cự của đồng bào càng mạnh mẽ bấy nhiêu..
- Về kinh tế, trong chính sách về thuế, chính quyền thực dân phân biệt giữa người “bản xứ” nói chung với đồng bào các dân tộc để thực hiện.
- Đối với các đồng bào dân tộc (được gọi chung là Mọi), mức thuế được phân ra như sau, theo các quy định tại các Đạo từ 1905 đến .
- 1 $ cho một đàn ông từ 18 đến 60 tuổi đối với đồng bào các dân tộc ở những vùng còn lại, trừ Đắk Lắk (1$50) 1.
- Từ những năm cuối thế kỷ XIX, khu vực miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ nói riêng và Tây Nguyên nói chung, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche đã đề nghị lên Cơ mật viện:.
- Để cai quản và khai thác vùng đất này, thực dân Pháp bắt đầu thành lập các đại lý.
- Năm 1900, Pháp lập một đại lý ở Củng Sơn, tỉnh Phú Yên để cai trị tất cả miền cao nguyên từ Bình Định đến biên giới Khánh Hoà, Đắk Lắk.
- Năm 1901, Pháp lập một đại lý thuộc vùng Trà Mi tỉnh Quảng Nam và dần dần thiết lập ở các tỉnh khác trên Tây Nguyên.
- Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn lập các đồn binh để kiểm soát các hoạt động của đồng bào và chính sách khai thác thuộc địa của chúng.
- Thực dân Pháp tổ chức cai trị ở đây bằng cách lợi dụng những thổ hào, thổ mục để bắt dân làng thực hiện theo chế độ tù trưởng.
- Theo đó, đồng bào các dân tộc thiểu số phải chịu một số ngày lao dịch nhất định, từ 5 đến 16 ngày hoặc có thể trả thay bằng tiền cho một số ngày, tuỳ theo từng vùng.
- Cùng thực hiện chính sách ấy, thực dân Pháp tăng cường bao vây kinh tế, thu cướp lâm thổ sản, ngăn chặn sự tiếp tế muối, lương thực, thực phẩm từ miền xuôi lên miền núi..
- Những buôn làng chiến đấu tiêu biểu như Buôn Hòn Ông, Suối Trai, Krông Pa, La Hai, Đá Mài, Phú Mỡ đến vùng núi An Khê, Ba Tơ và đồng bào Giarai, Êđê, Bana ở các huyện miền núi đã chung sức cùng với người Kinh làm chậm quá trình thực hiện kế hoạch “bình định” và xác lập sự cai trị của thực dân Pháp ở khu vực Nam Trung Kỳ và cả Tây Nguyên..
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi 2.1.
- Tham gia cuộc đấu tranh của Pơtao Pui.
- Cùng với miền xuôi, các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào miền núi đã diễn ra không ngừng.
- Trước tiên là đồng bào Giarai, Bana ở vùng núi huyện Sơn Hoà và Đồng Xuân dọc theo thung lũng sông H’Năng, sông Ba (xã Krôngpa Phú Yên và huyện Krôngpa Gia Lai ngày nay) đã hưởng ứng theo Pơtao Pui đấu tranh không để thực dân Pháp chiếm đất, chiếm làng.
- Sự tham gia đông đảo và mạnh mẽ của đồng bào đã chặn đứng được hai toán quân Pháp hành quân từ ông Cầu theo đường Củng Sơn lên chiếm mi ền núi Phú Yên và tìm đường thăm dò Tây Nguyên vào năm 1894..
- Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp tăng cường đàn áp và bóc lột làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Cũng như cả nước, đồng bào các dân tộc ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ, Trần Cao Vân ở Phú Yên, Bình Định vào những năm .
- Ông từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bình Định.
- với mục đích chính là vận động, tập hợp nhân dân, xây dựng lại phong trào chống Pháp..
- Miền núi tỉnh Phú Yên được Võ Trứ và Trần Cao Vân chọn làm căn cứ với các địa điểm Đá Mài, La Hiên, Thồ Lồ và chùa Đá Trắng đã trở thành cơ sở của phong trào chống Pháp.
- Trong báo cáo của Công sứ Phú Yên gửi Khâm sứ Trung Kỳ, có đoạn viết: “Võ Trứ đến Phú Yên trong vòng hai năm, lúc đầu dựa vào người “mọi” ở Thồ Lồ, làng Xí, làng Đồng, Phú Giang, làm căn cứ ở La Hiên, Cây Vừng, sau mở rộng ra đến người Annam” 4.
- Lực lượng tham gia phần lớn là đồng bào dân tộc làng Đồng, làng Chăm Diêng, làng Xí Thoại, làng Thâm Trang ở Sơn Hoà, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên và hai xã Canh Sơn, Canh Lãnh huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
- Phong trào thu hút được phần lớn đồng bào các dân tộc tham gia, đặc biệt các già làng Bok Chơng, Bok Thơt, Bok Blang, Bok Ngưm và Y Dơm đã có nhiều công đóng góp tích cực cho cuộc khởi nghĩa..
- Bên cạnh các hoạt động thu hút đồng bào dân tộc thiểu số, Võ Trứ và Trần Cao Vân còn vận động các nhà sư, thân hào, nhân dân trong dịp đi lễ chùa và tổ chức họ tham gia nghĩa quân chống Pháp.
- cất giấu ở các chùa và trong rừng, cho nên, thực dân Pháp còn gọi nghĩa quân của Võ Trứ là “giặc Rựa”.
- Theo báo cáo của Công sứ Phú Yên gửi Khâm sứ Trung Kỳ ngày Trigue – phụ tá của tôi (Blain Ville) đã đến vùng Phú Giang để khai thác và thu thập thông tin, nhưng không có kết quả” 5 .
- Không còn cách nào khác, chúng điên cuồng tập trung quân bắn giết, đốt phá nhà cửa đồng bào ở gần căn cứ nghĩa quân.
- Nhiều ngôi làng xung quanh vùng sông Kỳ Lộ bị thực dân Pháp đốt sạch.
- Trước hoàn cảnh đó, để tránh cho nhân dân khỏi những cuộc tàn sát, trả thù dã man của thực dân Pháp, ngày 31.
- dân Pháp bắt giam đang lúc bị bệnh nặng ở vùng núi La Hiên.
- Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tính chủ động, tinh thần quật khởi, sự sáng tạo trong hình thức đấu tranh chống áp bức bóc lột của người dân Phú Yên.
- Đối với cả nước, phong trào này thể hiện một hình thức đấu tranh mới – dưới màu sắc tôn giáo.
- Trần Văn Giàu trong Phú Yên – Yên Định trong phú cường đã viết: “Võ Trứ đã tìm ra con đường đấu tranh mới trong hoàn cảnh đen tối của đất nước, thực dân Pháp đã đặt xong nền cai trị ở nước ta, phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toàn” 6.
- Hưởng ứng cuộc đấu tranh do Ama Jhao lãnh đạo.
- Khi Pháp chiếm được một vài nơi ở miền núi Phú Yên, Khánh Hoà chúng liền thiết lập các đồn kiểm soát và các đại lý hành chính để tiếp tục chiếm đất và bắt phu.
- Đồng bào các dân tộc Êđê Mêthur, Bana, Chăm ở Phú Yên và Khánh Hoà đã có nhiều cách “bất hợp tác” với giặc như không đi phu, không đi lính, không nộp thuế và không để người Pháp cướp đất, làm đường sá.
- Chính lúc này, Ama Jhao (người Êđê yêu nước tên là Y Yên ở Đắk Lắk) đã vận động đồng bào khắp vùng Tây Nguyên thu nhặt lâm thổ sản như mật ong, sáp ong, gạc nai, xương hổ, ngà voi, gỗ trầm từ Đắk Lắk đưa tới vùng núi Củng Sơn huyện Sơn Hoà để đổi lấy muối và đồ sắt.
- Đồng bào Sơn Hoà đã tích cực trao đổi với giá rẻ nên từng bước phá vỡ được lưới bao vây của Pháp, bảo đảm việc tiếp tế cho các hoạt động đấu tranh do Ama Jhao lãnh đạo ở giai đoạn không hề bị gián đoạn.
- Trước những hoạt động đó, thực dân Pháp phải nhiều lần huy động lực lượng quân sự lớn từ Huế lên và Campôt sang để trấn áp cuộc khởi nghĩa..
- Đầu năm 1904 đã diễn ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong các cuộc đấu tranh chống Pháp của đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên cũng như các tỉnh Tây Nguyên.
- Sau khi thực dân Pháp căn bản chiếm được Tây Nguyên, Odend’hal – một viên quan cai trị cao cấp của thực dân Pháp, đồng thời một nhà thám hiểm, từng tham gia phái bộ Pavie, dưới quyền chỉ huy của Cupet được phong làm Công sứ Phú Yên và là cộng tác viên đắc lực của Trường Viễn đông Bác cổ, nhận nhiệm vụ khảo sát lịch sử cổ đại của các dân tộc thiểu số ở vùng này 7 .
- Dù bị thực dân Pháp chiếm đất, lập đồn nhưng đồng bào các dân tộc miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vẫn đấu tranh không ngừng.
- Thực chất Odend’hal muốn thu phục dân tộc Giarai quy thuận thực dân Pháp..
- Sau sự việc Odend’hal bị giết, thực dân Pháp điên cuồng, chúng liền tổ chức cuộc hành quân lớn với 3 cánh quân từ Phú Yên lên, từ Buôn Ma Thuột sang và từ Attopơ đến.
- Hầu hết các làng gần Plei Kueng bị Pháp đốt phá, đồng bào ở đây thực hiện “vườn không nhà trống” và được Pơtao Pui đưa vào rừng sâu tiếp tục chống Pháp..
- Tham gia cuộc đấu tranh do Ama Lai lãnh đạo.
- Suốt những năm không chỉ hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Pơtao Pui trong phong trào chống bắt phu, thu thuế, mà đồng bào ở quanh vùng Cheo Reo còn nổi dậy, tham gia cuộc đấu tranh do Ama Lai, chủ làng Đê Bla lãnh đạo..
- Cuộc đấu tranh của nghĩa quân thất bại khi Ama Lai bị bắt (8 – 1907).
- Tháng 8 – 1907, Ma Bơi vận động đồng bào xây dựng căn cứ ở La Hai, Plei Bông chuẩn bị chống Pháp.
- Ông tổ chức đồng bào các dân tộc ở Plei Bông chặn đánh cuộc hành quân của Pháp tại Bun – Houne (nay thuộc huyện AJunpa – Gia Lai).
- Mặc dù người quản Thượng bị bắt, người dân vùng Malai vẫn tiếp tục đấu tranh gần 2 tháng ở La Hai, Pleibong, Thích Ngo, Plei-Kuté, Plei-Gung (huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân tỉnh Phú Yên và huyện Krôngpa, AJunpa tỉnh Gia Lai ngày nay – TG)..
- Tháng thực dân Pháp tiếp tục hành quân vào các làng Plei-Kuté, Plei-Gung và chúng luôn vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân làng ở đây..
- Phong trào đấu tranh của đồng bào lúc này lắng xuống.
- Từ đó, thực dân Pháp luôn bắt ép nhân dân lao động phục dịch (làm đường giao thông), tăng cường kiểm soát các đồn thu thuế và tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo một vài tù trưởng đồng bào các dân tộc ở đây để làm tay sai cho chúng..
- Dù thông tin liên lạc khó khăn, cách xa trung tâm chính trị của tỉnh, nhưng đồng bào các dân tộc miền núi Phú Yên vẫn hưởng ứng các cuộc đấu tranh của nhân dân ở đồng bằng, nhất là phong trào chống xâu, chống thuế diễn ra đầu thế kỷ XX..
- Ông phối hợp với Ama Khok ở buôn Bei – M’Drăk cùng vận động đồng bào Củng Sơn đấu tranh chống lại việc bắt đi xâu, thu thuế của thực dân Pháp.
- Hình thức đấu tranh là cử đại diện xuống Sông Cầu đòi Pháp giảm thuế và không đi xâu..
- Cuộc đấu tranh kéo dài nửa tháng và đã buộc Công sứ Piérot phải nhượng bộ, miễn xâu thuế 3 năm 12.
- Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi Phú Yên cũng như đồng bào Tây Nguyên còn mang tính tự động, lẻ tẻ và chưa có tổ chức thống nhất,.
- Để dập tắt những cuộc khởi nghĩa của đồng bào, chính quyền thực dân và tay sai đã tiến hành nhiều biện pháp, mà chủ yếu là chia rẽ, lấy dân tộc này chống lại dân tộc khác và sử dụng biện pháp trấn áp bằng vũ lực.
- Thực dân Pháp liên tiếp tổ chức hành quân vào các làng, buôn của đồng bào nhưng chúng luôn vấp phải sự chống trả quyết liệt của dân làng ở đây..
- Phong trào "Nước Xu".
- do Săm Brăm lãnh đạo.
- Từ sau năm 1930, thực dân Pháp muốn mở rộng ra vùng đất mới Tây Nguyên trong đó có miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ bằng con đường "thâm nhập” như xây dựng đồn bốt, lập trung tâm hành chính và tiến hành thực dân hoá một vài nơi.
- Để thực hiện kế hoạch đó, Pháp tăng cường bộ máy đàn áp nhằm uy hiếp đồng bào Giarai, Bana, Êđê.
- Một phong trào chống Pháp tiêu biểu ở miền núi các tỉnh Nam Trung Kỳ vào nửa cuối thập niên 30 của thế kỷ XX là phong trào “Nước Xu” hay còn gọi là.
- “Nước Xu đỏ” hoặc phong trào “lấy nước phép đánh Tây” do Săm Brăm lãnh đạo..
- Săm Brăm là người dân tộc Chăm Hơroi, tên thật là Lơ, dân làng gọi ông là Ma Chàm, ở làng Suối Ché nay thuộc xã Phước Tân, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Trước khi lãnh đạo phong trào chống Pháp, Săm Brăm là một thầy thuốc, thầy cúng..
- Săm Brăm là một thầy thuốc thường lên miền núi và xuống đồng bằng chữa bệnh cho đồng bào nên rất am hiểu đời sống của các dân tộc và cảnh cơ cực của nhân dân nói chung.
- Kế thừa và nêu gương những già làng, trưởng buôn từng lãnh đạo các cuộc đấu tranh trước đó như Pơtao Pui – Ôi Ất , Ama Jhao, Ama Dơi, Ama Keng, từ năm 1935, Săm Brăm đã tiếp bước đấu tranh chống Pháp với một hình thức mới lạ “huyền bí” làm dấy lên phong trào “Nước Xu”..
- Khởi đầu từ buôn Ma Chàm rồi đến các buôn làng người Êđê, Chăm Hơroi, Bana ở Sơn Hoà, Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đều đã đến gặp Săm Brăm để nhận.
- Đồng bào các tỉnh Tây Nguyên kéo nhau xuống gặp Săm Brăm, họ mang theo nhiều lợn, gà, lúa, bắp ủng hộ Săm Brăm.
- nước thánh bắt đầu diễn ra rầm rộ, chính vì thế, viên Công sứ Pháp ở Phú Yên nhiều lần phải ghé vào làng Săm Brăm để thị sát..
- người Xêđăng ở Quảng Nam lần lượt đến với Săm Brăm.
- Việc nhận “nước thánh” và nộp các “đồng xu” là cách thức để khẳng định việc tham gia phong trào chống Pháp của người đi dự, dù gián tiếp hay trực tiếp..
- Thực dân Pháp thấy sự lớn mạnh của phong trào, chúng tìm mọi cách đối phó, khủng bố.
- Cùng với việc bắt Săm Brăm, thực dân Pháp còn đưa lính đến nhà ông lấy hết tài sản, bắt bớ và khủng bố người thân.
- Chúng phá dỡ ngôi nhà của ông đưa về đồn Trà Kê và những đồng xu bị chúng cướp sạch mong xoá bỏ hết vết tích của phong trào Săm Brăm trên quê hương ông..
- Săm Brăm bị bắt từ năm 1936 nhưng phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ, tháng 9 – 1937, Jeannin nhận thấy rằng những người Thượng ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đang tìm kiếm đồng xu loại một trăm đồng, một dấu hiệu cho thấy những tin tức về Săm Brăm đã lan tới phía Bắc 14 .
- Thực tế, phong trào này đã diễn ra trước đó, các huyện đã hưởng ứng phong trào này là Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, Trà Mi tỉnh Quảng Nam..
- Phong trào “Nước Xu” ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ vì đồng bào miền núi các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cùng chung số phận bị bóc lột nên họ đứng lên chống lại Pháp, bảo vệ buôn làng, thực hiện nguyện vọng của người dân về một cuộc sống tự do.
- Thực dân Pháp khi đánh chiếm Tây Nguyên đã thú nhận: “Nếu họ bị bắt phải quy thuận thì họ cứ quy thuận, nhưng trong thâm tâm của họ vẫn giữ tư tưởng quật khởi, khi có thời cơ thuận lợi là họ vùng dậy” 15.
- Mặc dù cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc miền núi ở Nam Trung Kỳ những năm đầu thế kỷ XX còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức thống nhất nhưng luôn thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm, tinh thần thượng võ, ý thức cộng đồng nhằm bảo vệ buôn làng, giành độc lập cho quê hương, đất nước..
- 6 Trần Văn Giàu, "Phú Yên – Yên Định trong phú cường", tạp chí Xưa và Nay, số tr.6..
- 9 Nghiêm Thẩm, "Tìm hiểu đồng bào Thượng", tạp chí Quê hương, số 31, 1962, tr.159..
- 12 Nguyễn Hữu Thấu, Biên niên các cuộc khởi nghĩa của dân tộc miền núi, bản chép tay, lưu Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Đắk Lắk, KH