« Home « Kết quả tìm kiếm

Các đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ, sự tương đồng và khác biệt


Tóm tắt Xem thử

- CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở ANH, PHÁP, MỸ- SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT.
- Chuyên ngành: Chính trị học Mã số .
- Công cuộc đổi mới của Việt Nam ngày càng đạt được những kết quả to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là về chính trị.
- Việt Nam coi đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ quan trọng then chốt, cấp bách.
- Do vậy nghiên cứu về đảng chính trị và hoạt động của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị thế giới là yêu cầu cần thiết đối với nước ta, đối với các ngành khoa học nói chung và ngành chính trị học nói riêng..
- Đảng chính trị ra đời, tồn tại và phát triển đến nay đã hơn 300 năm, xuất hiện đầu tiên ở nước Anh năm 1678 [39, tr9].
- Đảng chính trị đóng góp rất lớn trong đời sống chính trị các nước Phương Tây.
- Mục tiêu, lý tưởng và phương thức hoạt động của đảng chính trị phản ảnh rõ lợi ích, bản chất của giai cấp mà nó đại diện..
- Khi đảng chính trị là đảng cầm quyền thì mới có cơ hội để tạo lập nên bộ máy nhà nước phục vụ các mục tiêu của mình..
- Việc nghiên cứu đảng chính trị ở các nước Phương Tây có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà về cả thực tiễn.
- Nghiên cứu cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm về nguyên tắc lãnh đạo của các đảng chính trị Phương Tây trong vận động nhân dân và thu hút sự ủng mạnh mẽ của quần chúng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng đời sống chính trị- xã hội tiến tới xây dựng một nước Việt Nam văn minh hiện đại..
- Thực tiễn cho thấy, rất cần một đề tài nghiên cứu các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ để chúng ta rút ra những bài học về sự thành công cũng như thất bại của họ, từ đó công cuộc đổi mới của Đảng ta tránh được vết xe đổ, vạch ra đường lối lãnh đạo đất nước sáng suốt và đúng hướng.
- Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ - sự tương đồng và khác biệt” làm luận văn thạc sĩ chính trị học của mình..
- Tình hình nghiên cứu.
- Nghiên cứu về đảng chính trị trong đời sống chính trị ở các nước phương Tây hiện đại (cụ thể là Anh, Pháp, Mỹ) là một bộ phận quan trọng của: Ngành nghiên cứu chính trị quốc tế, ngành khoa học chính trị Việt Nam nói chung và chuyên chính trị học nói riêng- đặc biệt là chính trị học so sánh..
- Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Nghiên cứu về đảng chính trị nói chung được các học giả tại Viện nghiên cứu châu Âu và Viện kinh tế - chính trị thế giới Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) có những bài viết đã đăng trên tạp chí chuyên ngành.
- và Cơ chế thực hiện dân chủ trong các đảng chính trị ở Mỹ (Qua nghiên cứu trường hợp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa) (Tạp chí Nghiên cứu châu Mỹ ngày nay, số 1/2014).
- đã nghiên cứu vấn đề đảng chính trị ở các nước Anh, Pháp và Mỹ tập trung vào một số vấn đề như bầu cử, dân chủ nội bộ, hoạch định chính sách..v.v..
- Bài viết Một số đặc điểm về tổ chức và vận hành hệ thống chính trị Anh - Pháp - Mỹ dưới góc độ của chính trị học so sánh của GS.TS Nguyễn Văn Huyên - Viện chính trị học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh số 1/2007 đã đề cấp đến vai trò của đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ trong đời sống chính trị, sự ra đời của chính thể nghị viện, chính thể tổng thống và phương thức kiểm soát quyền lực.
- Bài viết Vai trò của các đảng chính trị Mỹ trong bầu cử của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạnh - Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã đề cấp đến cách thức các đảng chính trị Mỹ tiến hành vận động tranh cử trong bầu cử tổng thống, thống đốc bang và quốc hội..
- Các bài viết trên mới chỉ đề cập một phần riêng lẻ về đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ chưa có bài viết nào nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản về đảng phái chính trị Anh, Pháp, Mỹ - sự tương đồng và khác biệt.
- Công trình nghiên cứu như Hoa Kỳ- Tiến trình văn hóa chính trị của Đỗ Lộc Diệp (chủ biên, Nxb: KHXH, Hà Nội, 1999) mới chỉ đề cập đến sự biến đổi của văn hóa chính trị Mỹ nói chung và văn hóa đảng chính trị Mỹ nói riêng.
- Cuốn sách Thể chế chính trị thế giới đương đại (chủ biên Dương Xuân Ngọc - Lưu Văn An, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003) có đề cập đến thể chế chính trị Anh, Pháp, Mỹ song không đi sâu nghiên cứu về đảng chính trị..
- Cuốn sách Một số Đảng chính trị trên thế giới (chủ biên Ngô Đức Tính, Nxb: CTQG, 2004) chỉ mới đề cập đến các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ ở góc độ riêng rẽ trên phạm vi từng quốc gia không có sự so sánh đáng kể nào đảng chính trị ở các nước này.
- Đặng Đình Tân, Nxb: CTQG, Hà Nội, 2006) chỉ mới đề cập đến các đảng chính trị Mỹ dưới góc độ cơ cấu tổ chức đảng, đảng với các nhánh quyền lực và các cuộc bầu cử.
- Cuốn sách Đảng chính trị phương Tây và Cộng hòa liên bang Đức (chủ biên Lương Văn Kế, 2009) đề cập những vấn đề lý luận về Đảng chính trị, thể chế chính trị ở một số nước phương Tây.
- Cuốn sách Một số vấn đề về các đảng chính trị trên thế giới (chủ biên Tạ Ngọc Tấn, Nxb: LLCT, Hà Nội, 2012), cuốn sách giới thiệu 20 đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới trong đó có đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ.
- Cuốn sách giới thiệu sự hình thành và phát triển của các đảng chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo, kinh nghiệm tranh quyền và cầm quyền, kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các đảng chính trị, kinh nghiệm điều chỉnh chiến lược, sách lược của các đảng chính trị hiện nay.
- Cuốn sách Chính trị so sánh từ tiếp cận hệ thống cấu trúc (chủ biên: Ngô Huy Đức, Trịnh Thị Xuyến, nxb:.
- CTQG, Hà Nội, 2012) chỉ đề cập về cấu trúc và thể chế chính trị không có sự so sánh giữa các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ một cách hệ thống.
- thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ- Mô hình tổ chức và hoạt động của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, Nxb: LLCT, H, 2007 đã có những so sánh nhất định về thể chế chính trị, cách thức hoạt động của các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ, khái quát những giá trị phổ quát về hệ thống chính trị ở các nước này và việc vận dụng vào xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam song việc phân tích chủ yếu ở góc độ thể chế chính trị..
- Công trình nghiên cứu Đảng chính trị của các tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt: Đảng chính trị - Chiến lược và sự quản lý (chủ biên V.V.Meytus, V.Iu.
- Meytus, 2010) chủ yếu đề cập đến vấn đề lý luận về đảng chính trị, xây dựng chiến lược phát triển và duy trì sự tồn tại của Đảng, đề cập một số vấn đề về cơ cấu tổ chức đảng chính trị ở Mỹ..
- Các bài viết trên tạp chí, những cuốn sách và các công trình nghiên cứu kể trên đề cập chưa toàn diện, sâu sắc các nội dung của Đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ đề cập thiên về các lĩnh vực kinh tế- xã hội hoặc có đề cập thì cũng liên quan đến góc độ pháp luật và thể chế chính trị, cấu trúc tổ chức đảng riêng lẻ, hoạt động tranh cử, dân chủ trong nội bộ đảng là chủ yếu, chưa nghiên cứu sâu, rộng các đảng chính trị Anh, Pháp, Mỹ chỉnh thể, hệ thống gắn với sự so sánh những điểm tương đồng, khác biệt và những gợi mở cho công tác xây dựng đảng ở Việt Nam..
- Có thể khẳng định rằng: những công trình nghiên cứu có chiều sâu và toàn diện về đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ những sự giống và khác nhau trong quá trình tổ chức và hoạt động còn thật sự hiếm hoi..
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Đảng chính trị ở các nước phương Tây đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp gắn liền với địa chính trị, lịch sử hình thành đảng phái chính trị của từng quốc gia nên sự nghiên cứu các đảng phái chính trị ở các quốc gia phương Tây cũng có sự khác nhau nhất định.
- Các tác phẩm đề cập đến các đảng phái chính trị như: Các hệ thống chính trị Đông Âu và Các hệ thống chính trị Tây Âu (W.
- đề cấp đến các đảng chính trị Anh, Pháp song mới dừng lại ở việc so sánh một số điểm giữa các đảng chính trị ở hai nước Anh, Pháp này.
- Tác phẩm Political parties and political development (chủ biên Joseph LaPalombara, Myron Weiner, 1966) đề cập đến vấn đề lý thuyết đảng chính trị, sự tồn tại và phát triển.
- Tác phẩm Nền chính trị Anh trong kỷ nguyên của những người theo chủ nghĩa tập thể chủ biên Samuel Beer (1966) chủ yếu bàn về sự thay đổi cấu trúc và tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Anh.
- Tác phẩm Phân tích hệ thống đời sống chính trị chủ biên David Easton (1965) bàn về sự đóng góp của các đảng chính trị vào đời sống xã hội Mỹ.
- Tác phẩm Sự biển đổi chính trị Anh chủ biên David Buttler và Donald Stokes (1969), tác phẩm Các đảng phái chính chủ biên Maurice Duverger (1969), các tác giả bàn về lý thuyết hệ thống đảng chính trị, văn hóa chính trị và lý thuyết bầu cử..
- Khó có thể thống kê và liệt kê đầy đủ các công trình nghiên cứu về các đảng chính trị ở một số nước phương Tây hiện nay.
- Những công trình trên sẽ là những tài liệu phục vụ đắc lực cho viêc nghiên cứu sâu hơn về góc độ đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ.
- Từ đó luận văn phân tích điểm giống và khác nhau giữa các đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ, góp phần hoàn thiện về mặt lý luận cho Đảng ta tham khảo và vận dụng trong giai đoạn hiện nay..
- Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị ở Anh, Pháp và Mỹ, chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hệ thống đảng ở ba nước này.
- Làm rõ khái niệm, đặc trưng, phân loại, chức năng của đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ..
- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa các đảng chính trị cầm quyền Anh, Pháp, Mỹ..
- Khái quát những kinh nghiệm và giá trị có tính phổ biến trong tổ chức hoạt động và vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ..
- Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng trong nghiên cứu và xây dựng Đảng làm cơ sở lý luận chủ yếu..
- b) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh - sự giống nhau và khác nhau giữa các đảng chính trị chỉ được hiểu triệt để và sâu sắc thông qua so sánh ở góc độ đồng đại và lịch đại là cơ sở tìm ra tính ưu việt của các đảng phái chính trị và vận dụng vào Việt Nam..
- Phương pháp quy nạp - suy luận từ các đảng phái chính trị riêng lẻ ở Anh, Pháp, Mỹ đi đến cái chung của Đảng chính trị mang tính phổ biến để áp dụng vào quá trình xây dựng và chỉnh đốn đảng ở nước ta..
- Phương pháp diễn dịch - suy luận những nguyên tắc, đặc điểm chung của các đảng phái chính trị để tìm ra sự khác biệt và tính ưu việt giữa các đảng đó..
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các đảng chính trị cầm quyền ở Anh, Pháp, Mỹ..
- Phạm vi nghiên cứu đảng chính trị cầm quyền ở Anh, Pháp và Mỹ từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay..
- Luận văn chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt của các đảng chính trị cầm quyền ở Anh, Pháp, Mỹ..
- Luận văn chỉ ra một số điểm đặc trưng trong tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị ở Anh, Pháp, Mỹ..
- Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở ANH, PHÁP, MỸ Lịch sử chính trị thế giới đã chứng minh đảng chính trị ra đời (cuối thế kỷ XVII) gắn liền với nhà nước và quần chúng nhân dân cho nên việc nghiên cứu các đảng chính trị phải đặt trong mối liên hệ gắn bó với nhà nước và quần chúng nhân dân, từ đó mới làm sáng tỏ vị trí, vai trò tầm quan trọng của đảng chính trị trong đời sống xã hội..
- Những vấn đề lý luận về đảng chính trị.
- Khái niệm, đặc trưng, quyền lực và phân loại đảng chính trị hiện nay Trong xã hội dân chủ, Đảng chính trị chi phối, lãnh đạo nhà nước, làm cho quốc gia ngày càng thịnh vượng hay suy thoái.
- Đảng chính trị tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị - xã hội của từng quốc gia.
- Để hiểu những tác động này, trước hết tác giả nghiên cứu khái quát về đảng chính trị ở các khía cạnh khái niệm, đặc trưng, quyền lực và phân loại, cụ thể như sau:.
- Khái niệm đảng chính trị.
- Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về Đảng chính trị, để hiểu rõ đảng chính trị là gì chúng ta cần tìm hiểu một số quan điểm của tác nhà tư tưởng chính trị thế giới..
- Nhà triết học chính trị Xô viết Anatoli Butenko cho rằng: “Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó” [45, tr.19].
- Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Đảng chính trị là tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của một giai cấp hay tầng lớp xã hội, liên kết những đại diện ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục đích và lý tưởng nhất định” [35, tr.465].
- Nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ là Anthony Downs lại định nghĩa: “Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử hợp lệ” [60, tr.25].
- “Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau.
- Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn” [55, tr.5].
- Theo quan niệm của CN Mác-Lênin: “Đảng chính trị là một tổ chức chính trị của một giai cấp, đại biểu lợi ích cho giai cấp đó.
- Đảng chính trị ra đời nhằm mục đích đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
- Đảng chính trị lãnh đạo giai cấp đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp cách mạng và bạo lực cách mạng” [47, tr.124]..
- Qua các định nghĩa trên có thể thấy, Đảng chính trị là một liên kết các cá nhân với một tập hợp chung những người có cùng niềm tin và mục đích chính trị, chia sẻ mong muốn kiểm soát bộ máy nhà nước bởi các phương thức hợp hiến..
- Như vậy, Đảng chính trị là một liên minh chính trị của các nhóm, các phái cùng chung mục đích đấu tranh giành, giữ quyền lực chính thống của nhà nước nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp, tầng lớp xã hội của mình..
- Trong đảng chính trị có nhiều nhóm, phe phái hoạt động với mục đích khác nhau và chúng chỉ thực sự liên minh với nhau khi đạt đến mục đích chính trị thống nhất.
- Đảng chính trị luôn mang bản chất giai cấp, trong mỗi giai cấp có nhiều đảng chính trị khác nhau, không có đảng chính trị đứng ngoài giai cấp, trên giai cấp.
- Đảng chính trị ra đời bắt đầu từ cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến và.
- Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2012): Cương lĩnh chính trị bổ sung, phát triển năm 2011, Nxb.
- Ngô Huy Đức- Trịnh Thị Xuyến (2012): Chính trị học so sánh- Từ cách tiếp cận hệ thống cấu trúc chức năng, Nxb.
- Vũ Đăng Hinh (2001): Hệ thống Chính trị Mỹ.
- Nguyễn Văn Huyên (2007): Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ- Mô hình tổ chức và hoạt động, HN..
- Lương Văn Kế (2009): Đảng chính trị Phương Tây và Cộng hòa liên bang Đức, Nxb.
- của các đảng chính trị ở Đức hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 1/2011..
- Dương Xuân Ngọc- Lưu Văn An (2003): Thể chế chính trị thế giới đương đại, Nxb.
- Tạ Ngọc Tấn: Thể chế Đảng chính trị, LLCT, Hà Nội, 2012..
- Hồ Văn Thông (1998): Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay.
- Ngô Đức Tính (2004): Một số Đảng chính trị trên thế giới, Nxb.
- Lưu Văn Quảng, Một số vấn đề về hệ thống bầu cử ở Anh hiện nay Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2006..
- Trịnh Thị Xuyến: Vai trò của đảng chính trị trong bầu cử Hạ nghị viện Anh quốc, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5/2007..
- Edward N.kearn: Chính phủ và nền Chính trị ở Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1/2008..
- Meytus (người hiệu đính Nguyễn Đức Thảo) (2010): Đảng chính trị- Chiến lược và sự quản lý, Nxb.
- Yves Meny (1991): Chính trị học so sánh- về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Ý, Nxb.
- Samuel Kernell và Gary Jacobson (2007): Lôgic chính trị Mỹ, Nxb.
- G.V.Beknazarov- Iuzbashev (1988): Đảng trong các học thuyết chính trị- pháp luật tư sản, Mátxcơva..
- Duverger (2002): Các đảng chính trị Nga, Mátxcơva..
- R.Michels: “Xã hội học về đảng chính trị trong điều kiện dân chủ”, Tạp chí Đối thoại, số 9/1990..
- L.V.Xmorgunov (2002): So sánh chính trị học hiện đại, Mátxcơva..
- A.Butenko (1987): Đảng trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, Nxb