« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO Ở CẦN THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Đầu ra sản phẩm heo thường xuyên biến động về giá cả do thị trường không ổn định, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
- Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nhằm đưa ra căn cứ khoa học về tình hình chăn nuôi và hoạt động của thị trường sản phẩm heo.
- Do vậy, nghiên cứu này nhằm tìm ra căn cứ khoa học liên quan đến tình hình chăn nuôi heo và tiêu thụ sản phẩm heo ở Cần Thơ..
- Nghiên cứu tập trung giải quyết 4 vấn đề lớn trên địa bàn nghiên cứu: (a) đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi heo, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm heo.
- (c) xác định một số vấn đề tồn tại cần giải quyết về chăn nuôi heo, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm heo.
- (d) các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi heo, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm heo trên địa bàn nghiên cứu..
- Phương pháp SCP: Phân tích yếu tố cấu trúc thị trường (S), phân tích hoạt động của thị trường (C), phân tích hiệu quả hoạt động (P).
- Zi là các biến phụ thuộc, nhận giá trị “0” và “1” giống như biến số giả Hàm Probit đối với hộ chăn nuôi gia đình và hộ chăn nuôi tập trung.
- Phân tích hàm Probit xác định xu hướng mở rộng qui mô chăn nuôi, phát triển chăn nuôi..
- 2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO 2.1 Tình hình chăn nuôi heo ở Cần Thơ.
- Những hiện tượng trên là do cơ cấu đàn không hợp lý, do trình độ chăn nuôi còn thấp, do giá cả thị trường biến động thường xuyên..
- Năm 2001 cả nước xuất khẩu được 22.000 tấn thịt heo, chủ yếu sang thị trường Nga (12.000 tấn) và Hồng Kông (9.800 tấn).
- Tuy nhiên, do giá các mặt hàng thịt heo trên thị trường xuống thấp, như thịt heo mảnh đông lạnh xuất khẩu sang Nga chỉ thu về từ 1,1 - 1,2 USD/kg nhưng giá thành sản xuất là 1,3USD/kg.
- Thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt heo chủ yếu của Việt Nam từ nay đến 2005 là Nga, Hồng Kông, Trung Quốc.
- Thị trường xuất khẩu thịt heo tương lai là Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc..
- Hệ thống giết mổ, chế biến thịt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nếu tính đến các lò mổ tư nhân trong cả nước thì có rất nhiều, nhưng chỉ có 22 cơ sở có thể tham gia chế biến thịt xuất khẩu, trong đó có 2 nhà máy VISSAN Thành phố Hồ Chí Minh có công suất 20.000 tấn/năm và Vĩnh Niệm, Hải Phòng có công suất 10.000 tấn/năm có thể bảo đảm chất lượng thịt xuất khẩu sang vài thị trường như Nga và Hồng Kông với sản phẩm chính và thịt heo sữa và thịt heo mảnh cấp đông.
- 3 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SCP THỊ TRƯỜNG HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL).
- 3.1 Cấu trúc thị trường.
- 3.1.1 Thị trường sản phẩm heo tại ĐBSCL.
- Về sản lượng được bán ra từ người chăn nuôi trong vùng nghiên cứu, trong những năm gần đây heo nuôi có phần giảm sút, trong đó bao gồm heo giống và heo thịt, do biến động giá cả thị trường trong thời gian qua..
- Về giá cả, kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giá cả của người chăn nuôi heo thịt bán cho lái heo và lò mổ..
- 3.1.2 Tình hình chung các tác nhân nhập ngành (a) Người chăn nuôi.
- Đối với hộ chăn nuôi gia đình: Chi phí chăn nuôi ở đây là bao gồm các loại chi phí như con giống, thức ăn (bao gồm thức ăn tự nhiên và công nghiệp), thuốc thú y, chuồng trại, lao động và các chi phí khác liên quan.
- Nếu xét về mặt kinh tế, lợi nhuận cho người chăn nuôi vẫn còn thấp..
- Nếu tính theo từng ngày thì người chăn nuôi thu nhập được hay bỏ ống được là: 130.800 đồng : 180 ngày (6 tháng.
- Cách tính tương tự ta có chi phí công lao động của người chăn nuôi bỏ ra là 2.353 đồng/ngày (3.886,14 đồng/kg x 109 kg/180 ngày).
- Nếu so sánh chi phí lao động thuê với thu nhập đạt được bình quân ngày thì chúng ta thấy rằng người chăn nuôi ở ĐBSCL thời gian qua vẫn đối đầu chi phí sản xuất theo kiểu truyền thống tương đối cao, do vậy mức lời ở đây chủ yếu là chăn nuôi “lấy công làm lời”.
- Nhưng nếu cộng chi phí lao động công nhà vào thì người chăn nuôi bị lỗ..
- Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chăn nuôi.
- Đối với hộ chăn nuôi tập trung: kết quả chi phí chăn nuôi từ 31 hộ chăn nuôi tập trung được điều tra cho ta thấy:.
- Kết quả sản xuất chăn nuôi heo thịt của hộ nuôi tập trung sau khi tính toán như sau:.
- Tóm lại, quá trình chăn nuôi của gia đình nếu như tính cả chi phí lao động nhà thì có chi phí sản xuất cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi tập trung.
- nhưng nếu như không tính chi phí lao động nhà thì chăn nuôi gia đình có chi phí thấp hơn chăn nuôi tập trung do chăn nuôi gia đình sử dụng giống địa phương nên hệ số sử dụng thức ăn kém.
- Đây có thể là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận thu được của người chăn nuôi tập trung.
- Đối với hộ chăn nuôi tập trung, thu nhập từ nuôi heo bình quân trong năm chiếm tỷ trọng 63,5%.
- Như vậy, đối với hộ chăn nuôi tập trung, nghề nuôi heo là nghề chính và rất quan trọng đối với hộ..
- Trong tháng hầu như người lái heo luôn tranh thủ hoạt động mua bán của mình, thị trường đầu ra của họ phần lớn là lò mổ..
- Lò mổ đóng vai trò rất quan trọng trong khâu chế biến từ heo thịt (heo hơi) thành thịt heo các loại và sản phẩm phụ khác từ heo thịt để đưa vào thị trường tiêu thụ.
- Nhà nước trong thời gian qua chưa có giải pháp phù hợp cho xuất khẩu làm cho đầu ra của sản phẩm heo gặp nhiều khó khăn, giá thị trường nội địa giảm..
- Lý do tất cả họ đều muốn sản phẩm mua được và bán ra phải đạt được chất lượng đảm bảo khâu tiêu thụ cho thị trường cạnh tranh.
- 3.2 Thực hiện thị trường 3.2.1 Người chăn nuôi.
- Gần đây người chăn nuôi có sự thay đổi con giống từ heo giống địa phương chuyển qua chọn heo lai, heo lai sẽ cho tỷ lệ nạc cao nặng ký, thể trạng to, do giống heo này mau lớn giúp họ thu ngắn thời gian cho thu hoạch, khi bán vào thị trường sẽ có giá hơn, lợi nhuận cao.
- 3.3 Kết quả hoạt động thị trường.
- Vì giá thức ăn cao cho nên đã có tới 43,3% người chăn nuôi heo phải bán heo sớm hơn dự định.
- Bên cạnh đó người nuôi cũng phải đối đầu với vấn đề giá cả thị trường lên xuống bất thường..
- Về khó khăn thì nhóm khó khăn lớn nhất của người chăn nuôi là điều kiện vệ sinh môi trường, có 47,8% số hộ chăn nuôi do chuồng trại của họ không đảm bảo vệ sinh vì thiếu vốn đầu tư.
- Nguồn nước bị ô nhiễm do có nhiều chất thải cũng là nguyên nhân dẫn đến tính không hiệu quả cho chăn nuôi (43,3% và 42,7.
- Mặc dù bộ phận thú y hoạt động tốt trong vùng nghiên cứu, nhưng dịch bệnh vẫn là một khó khăn lớn cho người chăn nuôi (31,8.
- Đồng thời với những khó khăn được nêu trên, người chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nữa..
- Khó khăn lớn nhất về đầu ra của sản phẩm chăn nuôi là sự thiếu thông tin thị trường, có 39,5% ý kiến cho đây là khó khăn lớn của họ.
- Do giá cả thịt heo trong những năm gần đây có sự biến động nhiều giữa các thời điểm trong năm, nên mỗi khi người chăn nuôi biết được giá cả họ không biết là có nên bán ngay hay không (36,9.
- giá cả thị trường biến động (32%) và thiếu vốn kinh doanh (21%)..
- So với các tác nhân khác trong kênh thị trường, đứng sau tác nhân người chăn nuôi có lẽ người bán lẻ là tác nhân chịu nhiều rủi ro hơn cả, khó khăn do ảnh hưởng của giá cả sản phẩm thay thế (42%) do chính sách thuế và những khoản phí cho hoạt động kinh doanh của họ còn quá cao (35%) do tính thời vụ của sản phẩm cũng mang lại không ít khó khăn trong việc bán hàng (27%)..
- Để so sánh các tác nhân tham gia thị trường, kết quả nghiên cứu cho thấy người chăn nuôi là người chịu chi phí cao nhất trong qua trình chăn nuôi.
- Trong khi đó người lái heo chỉ việc mua đi bán lại mà lại là người có lời cao nhất so với các tác nhân khác trong thị trường sản phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Chăn nuôi Lái heo Lò mổ Bán lẻ.
- Các thương lái (lái heo) hoạt động dưới hai dạng: họ mua heo hơi từ người chăn nuôi sau đó bán lại heo hơi cho lò mổ hay thương lái khác, hoặc là họ sẽ tự giết mổ để bán thịt thương phẩm cho người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.
- Lò mổ mua nguyên liệu chủ yếu từ người chăn nuôi (43,3.
- giống như lái heo, lò mổ mua heo hơi chủ yếu do người chăn nuôi nhắn gọi.
- Tình trạng dịch bệnh, giá cả thị trường biến động và thiếu vốn kinh doanh là ba khó khăn lớn nhất của họ..
- Hàm Cobb-Douglas được sử dụng cho hai nhóm hộ chăn nuôi: nhóm thứ nhất là hộ chăn nuôi với số lượng nhỏ, mang tính truyền thống.
- Hộ gia đình: kết quả phân tích cho thấy sản lượng heo thịt xuất chuồng chỉ phụ thuộc vào giống, thức ăn, lao động chăm sóc trong quá trình chăn nuôi..
- Chăn nuôi tập trung: sản lượng xuất chuồng của heo thịt phụ thuộc vào giống và chi phí thú y..
- (i) Hộ gia đình: phát triển chăn nuôi phụ thuộc vào các yếu tố:.
- Tận dụng phế phẩm của sản xuất trồng trọt - Được vay vốn chăn nuôi từ ngân hàng - Trình độ học vấn của người nuôi.
- (ii) Chăn nuôi tập trung: chăn nuôi tập trung mở rộng qui mô phụ thuộc vào các yếu tố:.
- Người chăn nuôi có kiến thức chăn nuôi từ các lớp tập huấn kỹ thuật, kinh tế..
- 5.1 Phát triển thị trường: thị trường trong nước và xuất khẩu 5.1.1 Giải pháp phát triển thị trường nông thôn.
- Nâng cao tỷ suất sản phẩm chăn nuôi trong nông sản hàng hóa, tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm thịt heo..
- Tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập của nông dân thông qua việc phát triển chăn nuôi (hiện nay chăn nuôi với qui mô gia đình từ 1 đến 5 con là không thích hợp vì không có hiệu quả)..
- việc phát huy tính tự chủ sáng tạo của nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo tín hiệu thị trường..
- (a) Giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách về thị trường Các biện pháp nhằm phát triển của hệ thống dịch vụ nông thôn:.
- Tổ chức trung tâm nghiên cứu và dự báo thị trường nông sản, đặc biệt là sản phẩm thịt heo..
- Mở rộng nhiều hình thức thanh toán trong nước và quốc tế với phương châm đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi, giảm thiểu rủi ro thị trường..
- (b) Giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu thịt - Tổ chức và hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu..
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các chi phí này trong một, hai năm đầu mở thị trường xuất khẩu hoặc khi doanh nghiệp cần chuyển đổi thị trường hoặc chủng loại mặt hàng xuất khẩu phải lập lại các thủ tục có liên quan..
- Việc tổ chức các đoàn khảo sát, tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, chế biến thịt ở các nước có ngành chăn nuôi phát triển và khảo sát tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài là rất cần thiết..
- Tổ chức nghiên cứu, nắm bắt thông tin thị trường là công việc cần được tiến hành thường xuyên, kể cả các thông tin về những thay đổi trong chăn nuôi – chế biến thịt, về thị hiếu tiêu dùng, phương thức mua – bán….
- Chăn nuôi là một ngành, khác với nhiều ngành sản xuất, kinh doanh khác, trong quá trình phát triển có thể gặp rủi ro lớn như: dịch bệnh gây tổn thất thường không nhỏ.
- Vì vậy, công tác thú y cần được tổ chức thật tốt, theo một chính sách nhất quán và được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nhất là đối với vùng sản xuất – chăn nuôi tập trung, vùng chăn nuôi phục vụ xuất khẩu..
- Thức ăn gia súc được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định không những góp phần thúc đẩy đàn heo phát triển nhanh, tăng năng suất chăn nuôi mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm thịt..
- Nói chung không đặt vấn đề Nhà nước trợ giá thức ăn chăn nuôi, nhưng nên áp dụng mức ưu đãi tối đa theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với các dự án đầu tư chế biến thức ăn gia súc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm cung ứng cho ngành chăn nuôi..
- 5.2.5 Giải pháp thu hút vốn đầu từ nước ngoài để phát triển chăn nuôi, chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Các dự án đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu là để thực hiện mục tiêu xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi chế biến và xuất khẩu thịt trong những năm tới.
- Để phát triển kinh tế hộ đòi hỏi phải có các dịch vụ cung ứng, tiêu thụ từ nền kinh tế nhiều thành phần cho chăn nuôi nói riêng và cho nông nghiệp- nông thôn nói chung.
- Từ sản xuất của từng hộ phát triển sẽ có nhu cầu của hộ tham gia vào các kênh cung ứng tiêu thụ trong phát triển chăn nuôi heo nói riêng và cho phát triển ngành chăn nuôi nói chung...
- Nhà nước quy định một số vùng chăn nuôi tập trung, xây dựng được các vùng chăn nuôi tập trung, chuyên canh theo hướng kinh tế trang trại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tổ chức lai tạo giống và chăm sóc thú y tốt hơn....nhằm cải tạo đàn heo đạt chất lượng tốt hơn, tỷ lệ nạc cao, phòng ngừa được dịch bệnh.
- Trong vùng chăn nuôi lớn ở giai đoạn đầu có thể xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, Trung tâm sản xuất con giống, Trung tâm dịch vụ thú y –sau đó xây dựng các cơ sở giết mổ - Chế biến thịt heo hiện đại.
- Chăn nuôi heo với qui mô nhỏ (hộ gia đình) kém hiệu quả hơn chăn nuôi heo với qui mô lớn (chăn nuôi tập trung).
- Người chăn nuôi heo phải đầu tư chi phí cao nhất trong quá trình sản xuất, là 12.700 đồng/kg.
- Thời gian đầu tư chăn nuôi khoảng 5-6 tháng để có được heo thịt trưởng thành xuất chuồng, thu nhập đạt được 1.200 đồng/kg là còn rất thấp..
- Trong khi đó người lái heo đầu tư chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp, thời gian đầu tư ngắn, công việc kinh doanh đơn giản và ít rủi ro hơn, là mua đi bán lại, có hiệu quả kinh doanh cao nhất so với các tác nhân khác trong thị trường sản phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long..
- Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm heo, cần có các giải pháp chủ yếu như: (1) giải pháp phát triển thị trường: thị trường trong nước và xuất khẩu.
- (3) giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển chăn nuôi, chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Để giải quyết các vấn đề cấp thiết trước mắt, tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu tiếp tục hoạt động bám giữ thị trường.
- Chấn chỉnh, tổ chức lại việc xuất khẩu thịt sang thị trường Hồng Kông như đã nêu ở phần trên trong khi chưa định hình xong cơ chế chính sách mới, Bộ Thương Mại cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì họp với doanh nghiệp đã từng tham gia xuất khẩu thịt heo sang thị trường Hồng Kông để thống nhất một số giải pháp trước mắt thực hiện ngay trong năm .
- nhằm tạo dựng ngành hàng có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu..
- Sớm có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và hệ thống các cơ sở chế biến, bảo quản các sản phẩm thịt trong cả nước nhằm định hướng cho việc lựa chọn các dự án đầu tư chăn nuôi và chế biến trong những năm tới..
- Tài liệu hội thảo về “Phổ biến chính sách chăn nuôi"