« Home « Kết quả tìm kiếm

Các khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình biên dịch quảng cáo cung cấp thông tin của sinh viên năm cuối chuyên ngành Phiên - Biên dịch tiếng anh, Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.098 CÁC KHÓ KHĂN VỀ NGÔN NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH BIÊN DỊCH QUẢNG CÁO CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CHUYÊN NGÀNH.
- Dịch quảng cáo, khó khăn về mặt ngôn ngữ, quảng cáo loại cung cấp thông tin , s inh viên Phiên - Biên dịch tiếng Anh năm cuối.
- Mục đích của nghiên cứu này là mô tả năng lực biên dịch quảng cáo của sinh viên thông qua việc tìm hiểu ý kiến của họ về các khó khăn liên quan đến ngôn ngữ và khảo sát các khó khăn họ đã gặp phải trong quá trình thực hành biên dịch quảng cáo.
- Nghiên cứu này sử dụng một bảng hỏi gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm và một bài thực hành biên dịch quảng cáo trên 41 sinh viên Phiên – Biên dịch tiếng Anh (PBDTA) năm cuối của Trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực biên dịch quảng cáo loại cung cấp thông tin của sinh viên ở mức trung bình và họ gặp nhiều khó khăn về từ vựng và ít khó khăn về ngữ pháp trong quá trình dịch.
- Các kết quả nghiên cứu giúp cho sinh viên chuyên ngành PBDTA nâng cao nhận thức về lĩnh vực dịch quảng cáo cũng như chuẩn bị tốt hơn về mặt kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường, nhất là về lĩnh vực dịch thuật này..
- Các khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình biên dịch quảng cáo cung cấp thông tin của sinh viên năm cuối chuyên ngành Phiên - Biên dịch tiếng anh, Trường Đại học Cần Thơ.
- Song, nghiên cứu của các tác giả kể trên chưa đi sâu vào nội dung toàn bài quảng cáo.
- Mặt khác, các kết luận được rút ra từ những nghiên cứu này chỉ dựa vào việc so sánh các bản dịch có sẵn, người dịch không phải là sinh viên chuyên ngành dịch thuật.
- Vì vậy, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về khó khăn khi dịch nội dung quảng cáo cung cấp thông tin của sinh viên năm cuối ngành Phiên - Biên dịch tiếng Anh (PBDTA), Trường Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT)..
- Nghiên cứu này giúp xác định được năng lực dịch quảng cáo loại cung cấp thông tin từ tiếng Anh sang tiếng Việt của sinh viên PBDTA năm cuối, Trường ĐHCT.
- Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp sinh viên hiểu rõ hơn mình cần chuẩn bị gì về mặt kiến thức và kỹ năng để có thể nhanh chóng khắc phục các khó khăn trong dịch quảng cáo và có thể tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi ra trường..
- Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: (1) khảo sát được ý kiến của sinh viên về các khó khăn có thể gặp phải trong quá trình dịch quảng cáo, (2) tìm hiểu được năng lực dịch quảng cáo của sinh viên.
- và (3) mô tả được các khó khăn mà sinh viên đang đối mặt trong quá trình dịch quảng cáo..
- 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Dịch quảng cáo 2.1.1 Khái niệm.
- 2.2 Các khó khăn về ngôn ngữ khi thực hành biên dịch quảng cáo.
- Dịch quảng cáo được xem là một lĩnh vực yêu cầu kiến thức không những về ngôn ngữ mà còn về chuyên ngành liên quan.
- Việc dịch thành ngữ là một khó khăn đối với người biên dịch..
- Ba khó khăn chủ yếu trong việc dịch thành ngữ là (1) hiểu nhầm ý định của tác giả văn bản nguồn, (2) không nhận ra sự khác biệt về văn hóa giữa hai ngôn ngữ và (3) khó tìm được từ ngữ tương đương mà vẫn giữ được ý nghĩa đặc biệt của thành ngữ (Awwad, 1990)..
- Như vậy, các nghiên cứu nêu trên cho thấy người dịch quảng cáo thường gặp khó khăn liên quan đến từ vựng và ngữ pháp.
- Ngoài ra, một số tác giả khác như Lưu Trọng Tuấn (2009), Meryem (2010), Hamlaui (2011) và Huynh (2016) cũng thực hiện nghiên cứu về vấn đề dịch quảng cáo và chỉ ra một số khó khăn nhất định.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu nêu trên chỉ đề cập đến lĩnh vực dịch thuật nói chung chứ chưa đi sâu vào chuyên ngành dịch quảng cáo.
- Do đó, nghiên cứu này tập trung khảo sát các khó khăn về từ vựng và ngữ pháp mà sinh viên gặp phải trong quá trình thực hành biên dịch quảng cáo loại cung cấp thông tin..
- Với mục đích khảo sát năng lực dịch quảng cáo loại cung cấp thông tin của sinh viên năm cuối chuyên ngành PBDTA, ý kiến của họ về các khó khăn về mặt ngôn ngữ trong quá trình thực hành biên dịch và các khó khăn về mặt ngôn ngữ họ đã gặp, nghiên cứu này được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu định lượng và mô tả.
- trong nghiên cứu này, nghiên cứu định lượng giúp khảo sát được mức độ của các khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình dịch quảng cáo của sinh viên và nghiên cứu mô tả giúp liệt kê được các khó khăn về ngôn ngữ mà sinh viên gặp phải trong quá trình dịch quảng cáo và mô tả các khó khăn đó.
- Đối tượng tham gia của nghiên cứu này là 41 sinh viên khóa 39 chuyên ngành PBDTA, Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐHCT.
- Thước đo năm mức độ của Likert được sử dụng cho tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến của sinh viên về các khó khăn họ có thể gặp phải khi thực hành biên dịch quảng cáo.
- Bài thực hành dịch gồm có hai mẩu quảng cáo loại cung cấp thông tin dài trung bình khoảng 80 từ/bài..
- Thông tin thu thập từ bài thực hành dịch được dùng để đánh giá khả năng dịch quảng cáo loại cung cấp thông tin của sinh viên và tìm ra các khó khăn về ngôn ngữ họ gặp phải trong quá trình thực hành biên dịch..
- Bảng hỏi và bài thực hành dịch được phát cho sinh viên trong tiết học môn Biên dịch 3.
- Sinh viên tham gia nghiên cứu trả lời bảng hỏi và thực hiện bài thực hành dịch trong thời gian 90 phút và nộp lại ngay sau khi đã hoàn thành..
- đúng được chọn để tìm hiểu về phương pháp mà sinh viên đã sử dụng trong quá trình dịch..
- 4.1 Ý kiến của sinh viên về các khó khăn liên quan đến ngôn ngữ khi dịch quảng cáo.
- Do các câu hỏi được thiết kế để tìm hiểu quan điểm của sinh viên về các khó khăn nên kết quả thống kê trung bình chung (Mean) thuộc nhóm 1 (M thì có nghĩa là điểm từ vựng hoặc ngữ pháp được khảo sát gây ra rất ít hoặc không có khó khăn nào cho sinh viên.
- nhóm 2 (M ít khó khăn.
- nhóm 3 (M khó khăn trung bình.
- nhóm 4 (M khó khăn nhiều.
- và nhóm 5 (M rất nhiều khó khăn.
- Bảng 1: Ý kiến đánh giá của sinh viên về hai nhóm khó khăn.
- khó khăn Min.
- Từ vựng Ngữ pháp Kết quả từ Bảng 1 cho thấy giá trị trung bình ý kiến đánh giá của sinh viên về hai nhóm từ vựng và ngữ pháp lần lượt là 3,08 và 2,62.
- Do đó, có thể kết luận rằng độ khó của các điểm ngữ pháp và từ vựng được khảo sát đều ở mức trung bình, tuy nhiên sinh viên gặp ít khó khăn về ngữ pháp hơn về từ vựng khi thực hành dịch quảng cáo từ tiếng Anh sang tiếng Việt..
- Bảng 2: Ý kiến đánh giá của sinh viên về các khó khăn liên quan đến từ vựng.
- Bảng 2 cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn khi dịch từ chuyên ngành, trong khi đó dịch từ nhiều nghĩa, danh từ riêng và thành ngữ có độ khó trung bình.
- Cụ thể, Awwad cho rằng dịch thành ngữ là một khó khăn lớn đối với người biên dịch.
- Bảng 3 cho thấy sinh viên gặp ít khó khăn khi dịch mệnh lệnh cách, thể bị động và danh từ số nhiều, trong khi đó dịch cụm danh từ thuộc nhóm có mức độ khó trung bình.
- Tuy nhiên, một số tác giả khác cho rằng sinh viên có thể gặp nhiều khó.
- Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này có thể là do trong quá trình học tập và thực hành dịch thuật sinh viên năm cuối chuyên ngành PBDTA tại Trường ĐHCT đã được giảng viên hướng dẫn cách dịch cho hầu hết các điểm ngữ pháp được đưa ra trong bài nghiên cứu này..
- Bảng 3: Ý kiến đánh giá của sinh vięn về các khó khăn lięn quan đến ngữ pháp.
- 4.2 Năng lực dịch quảng cáo của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù có hơn ¾ sinh viên năm cuối chuyên ngành Phiên - Biên dịch tiếng Anh của Trường ĐHCT đưa ra bản dịch đạt yêu cầu, năng lực dịch quảng cáo cung cấp thông tin của họ nằm ở mức trung bình (M=5,5) vì điểm số giữa các bài dịch không quá chênh lệch và chủ yếu ở mức 5 hoặc 6 trên thang điểm 10.
- Điều này chứng tỏ sinh viên gặp một số khó khăn nhất định khi biên dịch quảng cáo.
- Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Huynh (2016) cho thấy rằng 30 sinh viên năm cuối chuyên ngành PBDTA tại Trường ĐHCT gặp khó khăn khi dịch khẩu hiệu quảng cáo tiếng Anh sang tiếng Việt..
- Có thể giải thích điều này là mặc dù sinh viên ý thức được cách dịch của một số điểm từ vựng và ngữ pháp đặc biệt, nhưng khi thực hành dịch thuật các loại văn bản chuyên ngành, sinh viên đối mặt với các dạng ngữ pháp được sử dụng rất đa dạng và thường không đưa ra bản dịch thích hợp do không hiểu hoặc hiểu sai ý của tác giả.
- Ngoài ra, quảng cáo là một lĩnh vực không ngừng thay đổi theo mức độ phát triển của các công ty cung cấp sản phẩm/dịch vụ nên từ vựng và cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong bài quảng cáo khá mới mẻ đối với sinh viên..
- 4.3 Các khó khăn về ngôn ngữ sinh viên gặp phải trong quá trình thực hành biên dịch.
- Qua Bảng 4 có thể thấy sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi dịch từ chuyên ngành (87,8.
- danh từ riêng (65,9%) và ít gặp khó khăn khi dịch thành ngữ (12,2.
- Như vậy, sinh viên gặp nhiều khó khăn về từ vựng khi dịch quảng cáo từ tiếng Anh sang tiếng Việt..
- Bảng 4: Số lượng sinh viên đưa ra bản dịch không phù hợp về từ vựng.
- Qua đó có thể thấy rằng sinh viên thật sự gặp nhiều khó khăn khi dịch mẩu quảng cáo có chứa danh từ riêng (trong trường hợp này là tên công ty).
- Kết quả này tương đối giống với quan điểm của Péter (2002) cho rằng dịch danh từ riêng là một khía cạnh dịch thuật gây nhiều khó khăn cho người biên dịch..
- Có 12,2% sinh viên dịch sai thành ngữ này thành “ảnh hưởng đến” hoặc “mất đi” (Bảng 4), qua đó cho thấy sinh viên gặp ít trở ngại khi dịch thành ngữ trong mẩu quảng cáo.
- ngữ) được sử dụng trong mẩu quảng cáo cần phải dễ hiểu và ngắn gọn (Cui, 2009)..
- Kết quả thống kê ở Bảng 4 cho thấy sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi dịch từ chuyên ngành..
- 87,8% sinh viên dịch cụm “hard landscaping” là.
- Nguyên nhân có thể là do sinh viên không quen thuộc với từ vựng của chuyên ngành kiến trúc cảnh quan và thiếu kiến thức về chuyên ngành này.
- Hơn nữa, sinh viên chưa có thói quen sử dụng từ điển Anh - Anh, sinh viên thiếu kỹ năng phân tích gốc từ và suy nghĩa của từ dựa vào văn cảnh.
- Sinh viên chưa chú ý đến định nghĩa của thuật ngữ khi dịch và nghiêng quá nhiều về cách dịch từ đối từ, khiến cho bản dịch nghe có vẻ thiếu tự nhiên trong tiếng Việt (Lưu Trọng Tuấn, 2009)..
- Trong mẩu quảng cáo được chọn có sử dụng từ.
- Có 70,7% sinh viên dịch động từ “resanded” là “được đánh bóng lại bằng cát” (Bảng 4).
- Như vậy, có thể kết luận rằng sinh viên gặp nhiều khó khăn khi dịch từ nhiều nghĩa trong mẩu quảng cáo.
- Sinh viên có lẽ chỉ dựa vào từ điển Anh - Việt để tra cứu nghĩa của từ mà không dùng từ điển Anh - Anh để kiểm tra lại vì họ không nghĩ đến các nghĩa khác có thể có của từ đó.
- Ngoài ra, sinh viên cũng thường chỉ lấy nghĩa mà họ cho là thông dụng nhất của từ để đưa vào bản dịch.
- Sinh viên cũng không dựa vào văn cảnh để phân tích từ, khiến cho bản dịch không chính xác..
- Bảng 5: Số lượng sinh viên đưa ra bản dịch không phù hợp về ngữ pháp.
- Bảng 5 cho thấy độ khó khi dịch cụm danh từ ở mức trung bình (53,7%) và sinh viên ít gặp khó khăn về danh từ số nhiều (39.
- Qua đó có thể thấy sinh viên ít gặp khó khăn về ngữ pháp khi thực hành biên dịch quảng cáo tiếng Anh sang tiếng Việt..
- Theo kết quả của Bảng 5, hơn nửa số lượng sinh viên tham gia khảo sát (53,7%) không dịch đúng cụm “Free no obligation demo.
- Đa số sinh viên dịch cụm từ này là “Không thử máy!”,.
- Sinh viên có lẽ không tìm ra được danh từ chính, danh từ và tính từ bổ nghĩa.
- Kết quả này tương tự với khó khăn khi dịch cụm danh từ được Vo (2010) nêu ra..
- Kết quả ở Bảng 5 cho thấy sinh viên gặp rất ít khó khăn khi dịch câu có mệnh lệnh cách.
- Khi dịch, đa số sinh viên thêm vào câu mệnh lệnh các thành phần đã bị lược bỏ.
- Sinh viên thêm cụm “Vui lòng” hoặc “Xin” để câu dịch nghe có vẻ tao nhã hơn.
- Bảng 5 cho thấy 26,8% sinh viên không đưa ra bản dịch phù hợp cho cụm “easily accepted by the body”.
- Như vậy, sinh viên gặp ít trở ngại trong việc dịch câu ở Thể bị động.
- Nhiều sinh viên có lẽ hiểu được sự khác biệt về sắc thái của “bị” và “được”.
- thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn khi dịch câu ở thể bị động.
- Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của Nguyen (2009) là 60 sinh viên thuộc ba cấp độ thông thạo tiếng Anh khác nhau (sơ trung cấp, trung cấp và nâng cao) chứ không phải là sinh viên chuyên ngành dịch thuật như trong nghiên cứu này..
- Bảng 5 cho thấy có 39% sinh viên không dịch đúng danh từ số nhiều được chọn, qua đó chứng tỏ sinh viên gặp ít khó khăn với danh từ số nhiều khi dịch quảng cáo.
- Tuy nhiên, theo quan điểm của Le (2006), người dịch có thể gặp nhiều khó khăn khi dịch danh từ số nhiều vì họ có thói quen sử dụng “các”.
- Bảng 6: Kết quả dữ liệu từ bảng hỏi và bài dịch về khó khăn liên quan đến từ vựng.
- Qua Bảng 6, có thể thấy sự chênh lệch giữa kết quả thu được từ bảng hỏi và bài thực hành dịch thuật của sinh viên về các khó khăn liên quan đến từ vựng trong quá trình biên dịch quảng cáo là.
- Bảng 7: Kết quả dữ liệu từ bảng hỏi và bài dịch về khó khăn liên quan đến ngữ pháp.
- Nhìn chung, sinh viên có đánh giá tương đối phù hợp về các khó khăn liên quan đến từ vựng và ngữ pháp trong lĩnh vực dịch quảng cáo từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
- Nhờ vào các học phần dịch thuật trong chương trình đào tạo, sinh viên đã được hướng dẫn cách xử lý khi gặp các điểm từ vựng và ngữ pháp được khảo sát trong bài nghiên cứu này nên họ cảm thấy khá tự tin và chất lượng bài dịch ở mức có thể chấp nhận được..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực dịch thuật quảng cáo từ tiếng Anh sang tiếng Việt của sinh viên năm cuối chuyên ngành PBDTA, Trường ĐHCT ở mức trung bình.
- Điều này cho thấy nhà trường cần phải có kế hoạch giúp sinh viên cải thiện năng lực dịch quảng cáo.
- Về ý kiến đánh giá, sinh viên cho rằng họ gặp nhiều khó khăn về từ vựng và ít khó khăn về ngữ pháp.
- Kết quả này khá tương đồng với kết quả thu được từ bài thực hành dịch của sinh viên