« Home « Kết quả tìm kiếm

Các kiểu đất ngập nước ở Vịnh Tiên Yên


Tóm tắt Xem thử

- Các vùng đất ngập nước ven biển nói chung và đất ngập nước ven biển vịnh Tiên Yên nói riêng, là nơi có hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động, có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia cũng như trong khu vực, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
- Tuy nhiên, sức ép của sự gia tăng dân số, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và sự suy thoái tài nguyên-môi trường do khai thác quá mức đang ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến diện tích, chức năng, giá trị cũng như chất lượng của đất ngập nước (ĐNN) tại khu vực này.
- Bên cạnh đó, ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên còn chịu nhiều tác động mạnh mẽ từ các quá trình, hiện tượng và tai biến thiên nhiên..
- Tuy đã có nhiều cố gắng cả về phương diện quản lý và nghiên cứu, kiểm kê, nhưng ĐNN ven biển trong khu vực đã và đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng, chức năng, giá trị và đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của khu vực.
- Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải có định hướng sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN ven biển trên cơ sở bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học..
- Nằm trên dải ven biển từ Quảng Ninh đến Hải Phòng, vịnh Tiên Yên - Hà Cối có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực và gìn giữ an ninh quốc phòng.
- Khí hậu vùng vịnh mang đặc trưng của khí hậu khu vực Đông.
- CÁC KIỂU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VỊNH TIÊN YÊN.
- Vịnh Tiên Yên có ba vùng cửa sông hình phễu điển hình là Ba Chẽ, Tiên Yên và Hà Cối..
- Việc điều tra, đánh giá hiện trạng và xác định các kiểu ĐNN khu vực vịnh Tiên Yên là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên ĐNN ven biển, phục vụ công tác quản lý ĐNN là hết sức cấp thiết..
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá các kiểu ĐNN hiện có của vịnh Tiên Yên.
- Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp kế thừa và quá trình điều tra, khảo sát thực địa.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: được tiến hành tại một số vùng ĐNN được lựa chọn, phải nhận diện được các kiểu ĐNN theo dữ liệu và thông tin hiện có (quy mô, đặc điểm phân bố, mức độ ĐDSH.
- Bước 1: Thu thập tài liệu và điền các thông tin vào hồ sơ vùng ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên.
- Bước 2: Trên cơ sở thực hiện phương án thiết kế các tuyến khảo sát, xác định các nội dung cần chú trọng điều tra gồm: Nhận diện các kiểu ĐNN (theo hệ thống phân loại ĐNN của Ramsar áp dụng cho Việt Nam): mô tả, đánh giá về quy mô, đặc điểm hình thái, phân bố của các kiểu ĐNN trong vùng khảo sát.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được thực hiện thông qua thảo luận xác định mục tiêu, phạm vi, phương pháp và nội dung cụ thể về quá trình xác định các kiểu ĐNN cũng như chú giải, thể hiện trên bản đồ minh họa..
- Phương pháp viễn thám và GIS: sử dụng ảnh viễn thám để giải đoán, xác định các kiểu đất ngập nước thể hiện trên bản đồ các kiểu đất ngập nước cũng như phục vụ đánh giá hiện trạng sử dụng, diện tích và phân bố các vùng ĐNN, về các hoạt động khai thác, theo dõi sự biến động và diễn thế của chúng.
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Trên cơ sở phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu về các kiểu ĐNN tại vịnh Tiên Yên và áp dụng hệ thống phân loại ĐNN của Công ước Ramsar (www.ramsar.org.
- kết quả điều tra khảo sát thực địa cũng như kết quả giải đoán ảnh viễn thám tại khu vực nghiên cứu, các kiểu ĐNN tại vịnh Tiên Yên được xác định như sau (Bảng 1):.
- Vùng biển ngập nước thường xuyên có độ sâu không quá 6 m khi triều kiệt (Aa) Kiểu ĐNN này trong khu vực nghiên cứu phân bố dọc đường bờ biển theo phương Tây Bắc - Đông Nam.
- Do đặc điểm địa hình đáy biển quy định nên kiểu ĐNN này chiếm diện tích rất lớn, khoảng 200 km 2.
- Vịnh Tiên Yên được chắn phía ngoài bằng hệ thống đảo, các đảo lớn là Cái Bầu, Trà Bản, Vĩnh Thực, Cái Chiên.
- Các đặc điểm tự nhiên đã tạo cho vùng biển vịnh Tiên Yên này khá kín, lưu thông với biển bằng hệ thống cửa (Cửa Đại, Cửa Tiểu) và hệ thống luồng, lạch (lạch Cống Thoi Tre, luồng Vĩnh Thực) (Mai Trọng Nhuận, 2007)..
- ven biển Các kiểu ĐNN.
- Các kiểu ĐNN vịnh Tiên Yên.
- Vùng gian triều.
- Đầm, phá ven biển.
- Vùng biển ngập nước thường xuyên có độ sâu không quá 6 m khi triều kiệt.
- Vùng nước cửa sông 6.
- Cồn đảo cửa sông 7.
- Bãi cát vùng gian triều 9.
- Bãi bùn cát vùng gian triều 12.
- Rừng ngập mặn.
- Kiểu ĐNN vũng vịnh.
- Ở vịnh Tiên Yên, cỏ biển phân bố từ vùng triều đến độ sâu 3-15 m, thích nghi với độ muối 0,5-3,4%, chất đáy là bùn bột, bùn cát, cát lẫn mảnh vụn san hô, cát thô hoặc sỏi.
- Người dân trong khu vực đang khai thác cỏ biển để làm thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.
- Nhìn chung, diện tích và quy mô phân bố các rạn san hô tại khu vực này không lớn..
- Vùng nước cửa sông (F).
- ĐNN vùng cửa sông thường xuyên biến động, có sự khác nhau về bản chất và động lực tiến hóa..
- Đặc trưng cơ bản phân biệt ĐNN vùng cửa sông là quá trình địa mạo và thủy văn.
- Ở vùng cửa sông luôn có sự tương tác giữa các hoạt động của biển và sông.
- Chế độ thủy văn và chất lượng nước ở cửa sông thay đổi theo mùa và theo thủy triều, liên quan chặt chẽ với lượng nước sông và mức độ thâm nhập của nước biển.
- Tiên Yên và Ba Chẽ, Tiên Yên và Đầm Hà - Hà Cối (Hải Hà) đã tạo ra khu vực ĐNN vùng nước cửa sông tương đối rộng lớn.
- vùng ĐNN cửa sông này chủ yếu là cuội sỏi lẫn cát được tích tụ trong mùa lũ..
- Ngoài ra, chia cắt bãi triều trong khu vực là các suối nhỏ ven biển tạo thành các vùng nước cửa sông như (sông Đầm Hà, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh.
- Các cửa sông này thường được sử dụng là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân địa phương.
- Ngoài ra, các vùng nước cửa sông còn là ngư trường đánh bắt thủy sản nhỏ lẻ..
- Vùng nước cửa sông.
- Cồn đảo cửa sông (Fb).
- Do đặc điểm thủy văn, hải văn, địa chất, địa mạo, khu vực vịnh Tiên Yên có rất nhiều cồn đảo cửa sông, phần lớn các đảo này là cát, một số cồn đảo cửa sông có rừng ngập mặn phát triển.
- Kiểu ĐNN này đều bị ngập khi triều cao và lộ ra khi triều thấp, vì vậy người dân có thể sử dụng kiểu ĐNN này để nuôi ngao..
- Khi cồn đảo cửa sông lộ lên khỏi mặt nước, chúng sẽ chia đôi vùng nước cửa sông, tạo thành 2 lạch nước chảy bao ở 2 phía cồn để ra biển..
- Theo phương thức đó, cửa sông lấn dần ra biển, không ngừng tạo ra cồn bãi mới.
- Kiểu ĐNN này phân bố chủ yếu ở các đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên và một số hòn đảo nhỏ như:.
- Các bờ biển vách đá này rất dốc, lại nằm trong khu vực có mực nước thủy triều cao, có thể lên tới hơn 3 m nên tạo thành các ngấn ngập nước rõ ràng.
- Trên diện tích ngấn ngập nước này không được thực vật che phủ, là nền đáy cứng để các loài hai mảnh vỏ bám vào sinh sống như hàu.
- Bãi cát vùng gian triều (Ea).
- Kiểu ĐNN này có diện tích lớn nhất trong vùng nghiên cứu, chiếm phần lớn diện tích ĐNN phân bố phía ngoài RNM và tiếp giáp với kiểu ĐNN vũng vịnh hoặc cửa sông.
- Bãi cuội sỏi vùng gian triều (Eb).
- Kiểu ĐNN này phân bố chủ yếu ở bãi triều xã Phú Hải, Hải Hà.
- Các bãi cuội hình thành ở vùng cửa sông này.
- Cồn đảo cửa sông.
- Bãi cát vùng gian triều.
- Bãi cuội sỏi vùng gian triều.
- được thành tạo là do sự tái lắng đọng trầm tích khi sông phá hủy tầng lũ tích ở bên dưới đồng bằng ven biển của khu vực và vận chuyển ra cửa sông trong mùa lũ.
- Vì phân bố ở khu vực cửa sông nơi có biên độ dao động độ muối lớn cùng với nền đáy không thích hợp, nên các bãi cuội sỏi này có mức đa dạng sinh học rất thấp, chỉ có một vài loại hai mảnh vỏ sinh sống.
- Tuy nhiên, có thể sử dụng chúng để khai thác cuội sỏi làm vật liệu xây dựng, vật liệu đắp nền.
- Bãi cát bùn vùng gian triều (Ga).
- Kiểu ĐNN này phân bố khá hạn chế, chủ yếu gắn với các vùng cửa sông.
- Thành phần trầm tích của kiểu ĐNN này là cát khoảng 60-70%, bùn 30-40%.
- Hiện nay kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng nuôi ngao, nghêu và khai thác một số loại như: ngao, nghêu, giun đất....
- Bãi bùn cát vùng gian triều (Gb).
- Bãi triều bùn cát phân bố ở ven biển xã Phú Hải, Quảng Minh.
- Kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng vào việc nuôi nghêu, một số ít được sử dụng để nuôi ngao..
- Rừng ngập mặn (I).
- Rừng ngập mặn có các chức năng quan trọng như điều hòa vi khí hậu, hạn chế gió bão, bảo vệ đường bờ, cửa sông và hệ thống đê điều khỏi xói lở, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ đồng ruộng và nơi sống của dân cư ven biển, là lá chắn hạn chế các chất gây ô nhiễm (hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng.
- Bãi cát bùn vùng gian triều.
- Bãi bùn cát vùng gian triều.
- Vùng nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển, kiểu ĐNN này chiếm diện tích khá lớn trong khu vực nghiên cứu, phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ba Chẽ đến cửa sông Hà Cối, với mật độ cây dày, thành phần chủ yếu là mắm, đước, vẹt, sú, trang.
- Diện tích bãi triều và rừng ngập mặn trong khu vực rất lớn.
- Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn là Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Vạn Ninh và khu vực cửa sông Ka Long (Móng Cái).
- Các khu vực Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ - Tiên Yên, Đại Bình - Đầm Hà cũng là những nơi có các đầm này.
- Bên cạnh đó, các vùng nước cửa sông có chế độ thủy văn, hải văn, chất lượng môi trường, dinh dưỡng tốt, nên người dân còn sử dụng nuôi thủy sản lồng bè tại các khu vực này..
- Khu vực vùng vịnh Tiên Yên có các kiểu đất ngập nước khá đa dạng và phong phú.
- Tuy nhiên, đất ngập nước tại khu vực này cũng đang phải chịu những áp lực rất lớn từ phát triển kinh tế và các vấn đề bất cập khác của xã hội như gia tăng dân số, nghèo đói....
- Kết quả nghiên cứu, khảo sát đã xác định được 13 kiểu ĐNN theo Hệ thống phân loại Ramsar tại khu vực vịnh Tiên Yên.
- l Xác được cách tiếp cận, phạm vi, phương pháp nghiên cứu phân loại ĐNN cho khu vực nghiên cứu;.
- l Xác định được vai trò, ý nghĩa của ĐNN cũng như phân loại ĐNN trong công tác bảo tồn, quản lý ĐNN khu vực vịnh Tiên Yên;.
- l Bước đầu nghiên cứu được sự phân bố, đặc tính sinh thái, cũng như đánh giá hiện trạng bảo tồn, khai thác và sử dụng các kiểu ĐNN tại khu vực vịnh Tiên Yên..
- l Xây dựng bản đồ các kiểu ĐNN khu vực vịnh Tiên Yên theo tỷ lệ phù hợp;.
- l Đánh giá, cập nhật đầy đủ diện tích, sự phân bố các kiểu ĐNN, đặc tính sinh thái, hiện trạng khai thác sử dụng và đề xuất các biện pháp sử dụng khôn khéo ĐNN tại khu vực này;.
- l Xây dựng bản đồ định hướng sử dụng ĐNN khu vực vịnh Tiên Yên phục vụ công tác quản lý ĐNN cho địa phương..
- Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện Công ước Ramsar, Hà Nội..
- Dự thảo Thông tư của Bộ trưởng ban hành hệ thống phân loại đất ngập nước của Việt Nam, Hà Nội..
- Đất ngập nước Việt Nam - Hệ thống phân loại.
- Đa dạng sinh học, các chức năng chính và một số nhân tố tác động lên hệ sinh thái ĐNN khu vực Bàu Sấu (Vườn Quốc gia Cát Tiên).
- Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia..
- Điều tra đánh giá tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng nhằm bảo vệ môi trường và phóng tránh thiên tai đến năm 2020.