« Home « Kết quả tìm kiếm

CáC KIểU QUAN Hệ ?LàM Rõ? TRONG ?PHéP NốI? TIếNG VIệT


Tóm tắt Xem thử

- CÁC KIỂU QUAN HỆ “LÀM RÕ” TRONG “PHÉP NỐI”.
- TÓM TẮT.
- Liên kết (Cohesion) nói chung, phép nối (Conjunction) nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tính mạch lạc (Coherence) cho văn bản.
- Do vậy, phép nối cũng là một trong những yếu tố trọng yếu của quy trình tạo lập và tiếp nhận văn bản.
- Với đơn vị nghiên cứu cơ bản là Phát ngôn 2 , (tạm gọi những đơn vị biểu hiện sự nối kết giữa hai hay nhiều phát ngôn là Từ nối 3.
- chúng tôi khảo sát các loại quan hệ của phép nối, dựa vào mối quan hệ qua lại giữa các phát ngôn trong ngữ cảnh.
- Thật sự, từ nối chỉ là những phương tiện hình thức, dùng để cụ thể hóa mối quan hệ ý nghĩa vốn dĩ đã tồn tại tiềm tàng trong bản thân các đơn vị ngôn ngữ, cụ thể là những phát ngôn.
- Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu quan hệ Làm rõ trong tiếng Việt – một trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của phép nối – với những tiểu loại cụ thể, ít nhiều khác với các công trình đi trước..
- Từ khóa: Liên kết, phép nối, quan hệ “làm rõ”, từ nối.
- Trong rất nhiều công trình đề cập đến phép nối thì chỉ có một vài công trình đề cập đến quan hệ “làm rõ”.
- Qua đó cho thấy quan hệ này chưa được quan tâm một cách đúng mức..
- Với đơn vị nghiên cứu cơ bản là “cú” (clause), công trình “An Introduction to Funtional Grammar” của M.A.K Halliday đã nghiên cứu khá kĩ về phép nối, đặc biệt về quan hệ “làm rõ” trên ngữ liệu tiếng Anh.
- Tác giả này chia quan hệ.
- “làm rõ” 4 thành các tiểu loại:.
- 2 Chúng tôi không khảo sát những yếu tố dùng để liên kết các thành phần trong nội bộ một phát ngôn.
- 3 Chú ý: từ nối, thực chất, bao gồm cả từ và ngữ (cụm từ) thực hiện chức năng liên kết giữa các phát ngôn..
- nhưng để cho gọn, chúng tôi gọi là từ nối..
- Đồng vị ngữ: Một thành phần nào đó trong cú thứ nhất được thể hiện lại, nhận định lại (bao gồm hai tiểu loại: giải thích, minh họa)..
- Làm rõ: Thành phần chi tiết hóa được đặt lại, được tóm tắt lại, được làm rõ hơn bằng một cách nào đó.
- Quan hệ này được phân thành 7 tiểu loại: distractive (gây sao lãng 1.
- Trong các công trình nghiên cứu có đề cập đến phép nối tiếng Việt, “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” của Trần Ngọc Thêm là công trình nghiên cứu khá sâu và kĩ về các loại quan hệ ngữ nghĩa trong phép nối.
- Trong công trình này, mặc dù không sử dụng thuật ngữ “Làm rõ”, nhưng tác giả cũng đã dành một trang (tr.
- 179) để đề cập đến hai tiểu loại mang ý nghĩa “Làm rõ”..
- Và Trần Ngọc Thêm xác định hai quan hệ trên thuộc quan hệ “logic diễn đạt” của phép nối..
- chúng tôi chia quan hệ Làm rõ (Elaboration) thành một hệ thống bao gồm 9 quan hệ cơ bản – mỗi loại có thể bao gồm những tiểu loại, cụ thể như sau:.
- Chính vì thế, với đơn vị nghiên cứu cơ bản là phát ngôn (không phải “cú.
- việc vận dụng lí thuyết của Halliday để đi sâu vào nghiên cứu phép nối nói chung, quan hệ “làm rõ” nói riêng, trên ngữ liệu tiếng Việt là một vấn đề cần thiết.
- Việc phân chia, phân tích tỉ mỉ các quan hệ của phép nối không ngoài mục đích hiểu sâu hơn, kĩ hơn.
- đặc biệt sử dụng tốt hơn phép liên kết này trong quá trình tạo lập và tiếp nhận văn bản..
- “Làm rõ” là cách mà phát ngôn này (thường là phát ngôn thứ hai) chi tiết hóa, cụ thể hóa cho ý nghĩa của phát ngôn còn lại.
- Phát ngôn thứ hai không đưa ra nội dung mới, thông tin mới mà chỉ cung cấp một đặc trưng, một đặc điểm nổi bật nào đó để làm cho phát ngôn thứ nhất rõ hơn, dễ hiểu hơn.
- Thông thường, phát ngôn thứ nhất sẽ mang một nội dung khái quát, và phát ngôn thứ hai sẽ làm rõ cho phát ngôn thứ nhất theo những cách khác nhau như: giải thích rõ hơn ý, minh họa bằng một dẫn chứng sách vở hay một ví dụ từ thực tế cuộc sống, hoặc tóm tắt lại vấn đề,.
- “làm rõ” trên, chúng tôi chia quan hệ này thành những tiểu loại cơ bản sau..
- 2.1 Giải thích (Clarifying).
- Là “làm rõ” hơn ý đã nêu trước đó thông qua việc giải nghĩa những từ, cụm từ trừu tượng, khó hiểu nào đó (bằng cách nêu ra những từ đồng nghĩa, những cách hiểu tương tự) hay giải thích rõ hơn mục đích, ý đồ của tác giả.
- Nói gọn lại là diễn giải một ý khái quát, trừu tượng nào đó bằng câu chữ đơn giản, rõ ràng để người đọc dễ hiểu vấn đề hơn.
- Quan hệ này thường gặp trong các đoạn hay các bài văn giải thích..
- Những từ ngữ thể hiện quan hệ này là: nghĩa là, ý tôi muốn nói, nói theo cách khác, thì ra, ấy là, có thể nói, tức là, ý là, có nghĩa là/ điều đó có nghĩa là, nói cách khác, nói theo một cách khác/nói khác đi….
- Trong ví dụ (1), phát ngôn chứa từ nối “nghĩa là” đã bổ sung ý nghĩa về số con của nhân vật Điền.
- Còn ở ví dụ (2), từ nối “ấy là” đã giải thích nghĩa của cụm từ “một người sung sướng”.
- Còn ở ví dụ (3), phát ngôn thứ nhất đặt ra câu hỏi tu từ nhằm khẳng định “sữa thập phương” tốt, nên phát ngôn thứ hai (chứa từ nối “có thể nói”) đã giải thích (kèm theo hàm ý khẳng định) cái sữa thập phương đó tốt như thế nào: “nó lớn nhanh như những đứa trẻ được bú no sữa mẹ”..
- Minh họa cũng là một cách “làm rõ” ý đã nêu ra trước đó, nhưng không phải bằng cách diễn giải mà bằng những ví dụ thực tế, bằng những bằng chứng cụ thể để chứng minh cho ý đã nêu trước đó..
- Những từ nối thể hiện quan hệ này là: ví dụ (như), chẳng hạn (như), để minh họa/minh họa cho…là, bằng chứng cụ thể là/cụ thể là, một ví dụ tiêu biểu (là), điển hình (là)….
- Trong ví dụ trên, để minh họa cho những hình ảnh ẩn dụ thuộc thế giới tự nhiên mang tầm vóc kì vĩ, đậm màu sắc sử thi.
- tác giả đã dẫn ra một số hình ảnh làm ví dụ tiêu biểu, đi sau từ nối “chẳng hạn”..
- Đây cũng là một cách thức “làm rõ” ý đã nêu trước đó.
- Nhưng sử dụng quan hệ này, người viết thường nghiêng về việc nêu nghĩa bóng, ngụ ý sâu xa của vấn đề hay tầng nghĩa ẩn hàm chứa bên trong bề mặt ngôn ngữ…chứ không đơn thuần là việc giải thích.
- Và quan hệ này, đôi lúc kèm theo một sự so sánh tế nhị (với những từ nối có chứa yếu tố “hơn”)..
- Quan hệ này bao gồm những từ nối: hay nói đúng hơn/ nói đúng hơn là, hay nói chính xác hơn, sự thực là, thực tình mà nói, nói cụ thể hơn, thực chất là….
- Trong ví dụ này, phát ngôn chứa liên từ “thật ra thì” thể hiện những điều thầm kín, tâm lí chung của những bà mẹ muốn cưới dâu..
- Tìm một cái cớ để trình bày tiếp vấn đề hay “đưa đẩy” vào vấn đề.
- Thường, thành phần nêu lí do, mục đích, nguyên nhân…có thể đảm nhiệm chức năng “dẫn dắt”.
- Ở đây, chúng tôi không đề cập đến những thành phần đóng vai trò dẫn dắt (như trạng ngữ, đề ngữ…) để liên kết các thành phần trong nội bộ một phát ngôn..
- Những từ nối thể hiện quan hệ này thường là: Chính vì lẽ đó, nhân tiện đây, tiện đây, sẵn đây, tiện thể, sẵn tiện, trước khi bàn luận/đi vào tìm hiểu/kết thúc vấn đề;.
- Chúng tôi xếp quan hệ “chỉ mục đích” mà các tác giả đề cập vào loại này.
- vì thật sự, nêu mục đích cũng là một cách dẫn dắt vào vấn đề: để tiện theo dõi, chúng tôi xin…, để tiếp tục/ trở lại vấn đề,….
- Trong ví dụ này, từ nối “chính vì lẽ đó” đóng vai trò dẫn dắt để người tạo ngôn liên kết các phát ngôn đi trước và phát ngôn chứa nó..
- Quan hệ này “làm rõ” ý đã nêu trước đó bằng cách nêu ra một trường hợp cụ thể, đặc biệt hay cá biệt của vấn đề.
- thường đẩy vấn đề lên tình huống tột cùng - tốt nhất hay xấu nhất..
- Những từ nối thể hiện quan hệ này là: đặc biệt là, thậm chí, huống hồ, ngay cả, nói riêng, có điều đáng chú ý là, nhất là, ít nhất, hay ít ra thì, có khi/có lúc, đôi khi, trong đó….
- 1 Thật ra, việc chọn thuật ngữ cho loại quan hệ này là một vấn đề nan giải.
- Trong ví dụ (1), ở phát ngôn thứ nhất tác giả khẳng định: cá sấu thường sống ở sông rạch.
- Nhưng ở phát ngôn thứ hai, tác giả lại nêu một trường hợp cá biệt: cá sấu không thích sống ở chốn “sông (rạch) sâu nước chảy, có sóng gió”.
- Còn trong ví dụ (2), ở phát ngôn thứ nhất, Nam Cao khẳng định nhân vật Trinh đến Hà Nội là để kiếm việc làm, kiếm tự do.
- Và ở phát ngôn thứ hai, người viết đã nêu lên một mục đích đặc biệt của nhân vật này (có thể là kiếm chồng, kiếm tiền.
- thông qua từ nối “nhất là”.
- Ở ví dụ (3), tác giả nêu lên cuộc sống khó khăn qua việc thiếu thốn các loại cây lương thực: thóc, gạo.
- Nhưng tác giả đã nhấn mạnh cuộc sống thiếu thốn đó bằng việc đẩy tình cảnh lên mức độ tột cùng: “thiếu cả muối.
- một thứ gia vị rẻ tiền, thông qua từ nối “thậm chí”..
- “Miễn trừ” thực hiện chức năng “làm rõ” thông qua việc nêu lên những trường hợp ngoại lệ của vấn đề..
- Hệ thống các từ nối biểu hiện: trừ ra/ trừ điều đó (cái đó) ra, ngoại trừ, trừ trường hợp, trừ khi, không kể (đến)/không tính (đến) trường hợp….
- Ở ví dụ này, người phát ngôn khẳng định “mọi hành vi cố ý gây tổn hại cho công ty đều phải đền bù”, nhưng trừ những trường hợp ngoại lệ đã nêu trước đó, thông qua từ nối: “Không kể đến những trường hợp đã nêu”..
- 2.7 Tóm tắt (Summative).
- Tóm tắt là nêu lại những ý chính, những điều cơ bản, chủ yếu của vấn đề hay đưa ra những nhận định chung, khái quát.
- Nhìn chung, quan hệ này thường thực hiện sự liên kết giữa phát ngôn chứa nó với nhiều phát ngôn trước đó.
- Đây cũng là một cách thức “làm rõ” vấn đề..
- Những từ nối thường gặp trong quan hệ này là: tóm lại, tóm gọn/lược lại, gọn lại/nói cho gọn lại, để tóm gọn lại, để tóm tắt lại, để kết cục lại, để kết thúc vấn đề, chung quy lại, kết luận, nói một cách vắn tắt, nhìn chung, nhìn trên tổng thể/đại đa số, nhìn một cách khái quát/một cách tổng lược….
- Ở ví dụ (1), sau khi trình bày về “THTM Xuân”, tác giả tóm tắt lại ý nghĩa của tín hiệu “Xuân” này thông qua từ nối “tóm lại”.
- Tương tự, ở ví dụ (2), tác giả trình bày tóm lược khái niệm đối thoại “đối thoại là hình thức giao tiếp tích cực mặt đối mặt”, thông qua từ nối “như vậy”..
- Cũng là một cách thức “làm rõ” vấn đề, nhưng quan hệ này thường thể hiện sự suy đoán, những suy lí logic từ những căn cứ đã nêu ra trước đó.
- Do vậy, quan hệ suy luận thường thể hiện khả năng tư duy logic, khả năng lập luận chặt chẽ của người viết.
- Chính điều đó, chúng ta hay gặp loại quan hệ này trong những bài văn bình luận, hay những bài hùng biện..
- Những từ nối thể hiện quan hệ suy luận bao gồm: suy ra, suy rộng ra, từ đó suy ra, qua đó (cho ta thấy), từ đó (ta thấy được), đích (thị) là….
- Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.
- Ở ví dụ (1), căn cứ vào những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ (1976), chủ tịch Hồ Chí Minh đã suy luận ra một chân lí đúng đắn: tất cả các dân tộc trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều có quyền sống bình đẳng, tự do.
- Còn ở ví dụ (2), từ việc “hễ cãi nhau là anh chồng lại ăn rất khỏe”, Nam Cao khẳng định (qua từ nối “đích là.
- Ở ví dụ (3), vì ông nhiêu Tiêm nói giá gặt hơi thấp - “hớ”, nên tác giả suy luận (qua từ nối.
- Đây là cách thức “làm rõ” thể hiện thái độ khẳng định vấn đề bằng cách xác nhận sự đúng đắn của nó..
- Những từ nối thể hiện quan hệ này là: Thật vậy, thực ra (là), rõ thật, thực tế (là), rõ ràng (là), quả nhiên (là), quả thật (là), quả đúng như vậy, hiển nhiên/ một điều hiển nhiên (là), tất nhiên (là), dĩ nhiên (là), cố nhiên (là), nói cho cùng (đó cũng chỉ) là, ồ mà thật, phải, chính là….
- Ở ví dụ (1), phát ngôn thứ nhất thể hiện tâm lí Chí Phèo: băn khoăn, tư lự khi Bá Kiến mời vào nhà, vì sợ lão ta “lừa vào nhà rồi lôi thôi”.
- Ở phát ngôn 2, thông qua từ nối “ồ mà thật”, Chí Phèo thừa nhận (gần như khẳng định) những suy nghĩ của mình rất có thể đúng.
- Còn ở ví dụ (2), phát ngôn thứ nhất Nguyễn Công Hoan đề cao “cái cười thiệp đời của nhà tư bản”.
- Đến phát ngôn thứ hai, tác giả đã xác nhận (kèm theo hàm ý khẳng định), thông qua từ nối “phải.
- Để tiện khảo sát, chúng ta tạm thời chia quan hệ “làm rõ” thành chín tiểu loại trên..
- Quan hệ làm rõ là một trong những quan hệ phổ biến của phép nối tiếng Việt, và “làm rõ” cũng là một thao tác thông dụng trong việc tạo lập đoạn văn, văn bản.
- Việc phân chia những tiểu loại, đồng thời liệt kê một số từ nối trong quan hệ làm rõ không nằm ngoài việc cụ thể hóa và đa dạng hóa cách thức “làm rõ” vấn đề trong khi diễn đạt.
- Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt – Văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn, NXB GD (tái bản)..
- (bản tiếng Anh và tiếng Việt) Nguyễn Chí Hòa (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, NXB ĐHQG HN..
- Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, NXB GD..
- Trần Ngọc Thêm (2006), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB GD.