« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC LÀNG NGHỀ HÀ TÂY TRONG KHUNG CẢNH HỘI NHẬP THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Hà Tây - vùng “đất nghề” đặc sắc và độc đáo.
- Hà Tây là vùng đất cổ, bởi thế các làng nghề ở khu vực này đã hình thành từ rất sớm.
- Làng xóm phát triển hoàn thiện và hoạt động thủ công đi vào chuyên môn hoá chính là cơ sở để làng nghề hình thành.
- Đến thời trung đại, các hoạt động thủ công ở Việt Nam nói chung và khu vực Hà Tây nói riêng được chuyên môn hoá rõ rệt và phát triển mạnh hơn.
- làng nghề giấy An Cốc (Phú Xuyên)… từ đầu thế kỷ XV;.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển làng nghề ở Hà Tây..
- Thứ nhất, Hà Tây tự ngàn xưa đã nằm kề cận một thị trường rộng lớn, đó là đô thị Đại La - Thăng Long - Hà Nội.
- Hà Tây cũng nằm án ngữ những con đường huyết mạch thời cổ, đó là con đường thượng đạo từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La từ thế kỷ thứ X, con đường thiên lý mã nối Thăng Long với các miền đất rộng lớn phương Nam.
- Nhờ đó, hàng hoá được lưu thông, nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề được cung cấp và tiêu thụ kịp thời..
- Hà Tây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.
- Thiên nhiên giàu có mang lại nguồn nguyên liệu dồi dào cho các làng nghề.
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên đó là đất đá (cho sản xuất gạch ngói, đồ gốm, đồ đá), mây, tre (cho việc đan lát), gỗ (cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà cửa)… Đồng đất Hà Tây rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, là.
- Từ rất sớm trên đất Hà Tây đã có con người quần tụ, tạo nên các làng Việt cổ đông đúc, hàng nghìn năm tuổi.
- Người Hà Tây giàu óc sáng tạo, từ xa xưa đã gây dựng nên nhiều nghề thủ công và đưa kỹ thuật các nghề đó đạt đến mức tinh xảo, như nghề mộc làng Chàng Sơn (Thạch Thất), nghề dệt làng Vân Sa, làng Cổ Đô (Ba Vì), làng Vạn Phúc (Hà Đông), nghề làm nón làng Phương Trung (Thanh Oai), nghề khảm trai làng Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), nghề sơn làng Bình Vọng (Thường Tín), nghề làm giò - chả làng Ước Lễ (Thanh Oai)….
- Hà Tây không chỉ là đất “gốc” của nhiều nghề trong cả nước, mà còn là đất “văn”.
- Cái chất “văn” ấy không chỉ tạo dựng nên một Hà Tây nổi tiếng văn hiến, mà còn có tác dụng thúc đẩy ngành nghề.
- Hà Tây có nhiều người đỗ đạt, làm quan, có điều kiện giao du với bên ngoài, tìm hiểu được bí quyết của các ngành nghề, mang về áp dụng cho địa phương mình.
- Với địa thế thuận lợi, Hà Tây từ xa xưa đã là phên dậu của đất đế đô.
- Ngược lại, cũng bởi kề cận Thăng Long mà Hà Tây có điều kiện phát triển về mọi mặt.
- Các làng nghề nhờ đó càng có điều kiện mở mang.
- Sự quan hệ mật thiết với kinh đô đòi hỏi các làng nghề Hà Tây phải thoả mãn được cái tinh tế, khắt khe của vùng đất ấy, và đó là một trong những lý do khiến cho công nghệ cổ của các làng nghề Hà Tây đạt đến trình độ cao..
- Số thợ thủ công làng nghề chiếm tới 29% tổng số lao động trong toàn huyện.
- Các làng nghề thủ công ở Thanh Oai chủ yếu tập trung vào các nghề: làm đăng ten, dệt vải, làm quạt, đan lát, làm dụng cụ đánh cá, làm nón, đan mành, làm áo tơi lá…Thanh Oai có một làng nổi tiếng nhiều nghề là làng Triều Khúc (nay thuộc Thanh Trì), với khoảng 40 nghề khác nhau, như: làm tua nón quai thao, xe chỉ, tết bấc đèn, làm dây đàn, dệt thảm, dệt các đồ may mặc, đan lát .
- Nhắc đến Hà Tây người ta nghĩ ngay đến nhóm nghề tằm - tang - canh cửi.
- Hà Tây xưa nay vẫn nổi tiếng bởi các làng chuyên nghề dệt.
- Ngoài làng dệt La Khê, Hà Tây còn có các làng dệt nổi tiếng khác, đó là La Cả (Hoài Đức), Cổ Đô, Vân Sa (Ba Vì), Phùng Xá (Thạch Thất), Vạn Phúc (Hà Đông).
- Hà Tây trước đây còn có các làng chuyên làm chỉ gai Do Lộ, làm giây dợ và lưới đánh cá Xa La, làm giây đay và đan võng Ngãi Cầu, dệt vải màn Lai Xá, thêu Hướng Dương, Quất Động… Làng thêu Quất Động (Thường Tín) là một là một địa danh nổi tiếng.
- Ở khu vực Hà Đông, đứng sau các làng nghề tằm - tang - canh cửi là các làng nghề đan mây tre.
- Các làng nghề thêu cũng là một mảng đáng kể trong bức tranh làng nghề ở Hà Tây..
- Hà Tây có tới 10 làng thêu được công nhận là làng nghề, trong đó ngoài làng Nội thuộc huyện Mỹ Đức (với 920 thợ thêu), các làng còn lại đều thuộc huyện Thường Tín, đó là.
- Khu vực phía tây, phần Sơn Tây cũ, các làng nghề tập trung ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai.
- Vùng Thạch Xá - Thạch Thất tập trung các làng nghề dệt, nhuộm, rèn, mộc, đan lưới.
- Vùng Thạch Thán - Quốc Oai tập trung các làng nghề đan lát.
- Ngoài những làng nghề phổ biến nêu trên, Hà Tây còn có những làng thủ công chuyên biệt, như làng Chuyên Mỹ (Phú Xuyên) chuyên nghề khảm trai.
- Năm 2001, tại Lễ hội Du lịch làng nghề, Sở Du lịch Hà Tây công bố con số 972 làng có hoạt động TCN, chiếm 66,6 % tổng số làng trong toàn tỉnh, trong đó có 102 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề tiểu - thủ công nghiệp [4.
- Cho đến trước thời điểm sáp nhập vào Hà Nội số làng ở Hà Tây có hoạt động TCN đã lên tới 1180 làng, và số làng được công nhận là làng nghề đã là trên 250 làng..
- Hiện tại, ở Hà Tây đã hình thành nên các “vùng nghề” mà mỗi vùng là một cụm gồm nhiều làng nghề.
- Khu vực Hà Đông cũ, đặc biệt là hai huyện Thanh Oai, Thường Tín là địa bàn tập trung nhiều cụm làng nghề.
- Gần như có bao nhiêu làng nghề là có bấy nhiêu nghề cổ truyền với những bí quyết riêng.
- Làng nghề Hà Tây trong mối liên hệ với Thăng Long - Hà Nội xưa.
- Như đã trình bày, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển vượt trội của làng nghề Hà Tây là bởi vùng đất này nằm cận kề Thăng Long và từ rất sớm đã có mối liên hệ với kinh thành.
- Gần như mỗi làng nghề nổi tiếng của Hà Tây đều có một “không gian đại diện” của mình ở Thăng Long - Hà Nội.
- Bởi vậy, cũng không ít ngõ nghề, phố nghề Hà Nội có gốc là các làng nghề Hà Tây, như trường hợp nghề làm bún ở xóm Bún Bặt ngõ Thổ Quan, nghề may áo dài ở phố Lương Văn Can, nghề tiện gỗ ở phố Tô Lịch….
- Một trong những làng nghề có mối liên hệ sớm nhất với Thăng Long đó là làng Nhân Hiền (Thường Tín), có “nghề tổ” thợ mộc.
- Làng nghề Bình Vọng (Thường Tín), từ rất sớm đã có nghề sơn.
- Chủ các cửa hiệu đồ sơn này phần đông là người các làng Chuyên Mỹ, Bối Khê (Phú Xuyên), Bình Vọng, Hạ Thái (Thường Tín) vốn là những làng sơn nổi tiếng của Hà Tây.
- Điều này chứng tỏ sự ảnh hưởng của làng nghề Hà Tây đối với đô thị Thăng Long - Hà Nội không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, mà đã bước sang các lĩnh vực nghệ thuật và học thuật..
- Nhờ sự truyền dạy của cụ Khánh, làng Lai Xá sau trở thành làng nghề nhiếp ảnh..
- Trên đây là những mối liên hệ điển hình giữa làng nghề vùng Hà Tây với Thăng Long - Hà Nội.
- Bên cạnh đó còn có nhiều làng nghề khác có “không gian đại diện” để bày bán sản phẩm ở các phố nghề Hà Nội, đó là các trường hợp:.
- Làng nghề làm nón Phương Trung và phố Hàng Nón..
- Làng nghề lược sừng Thụy Ứng (Thường Tín) và phố Hàng Lược..
- Nhìn chung, mỗi làng nghề cổ ở Hà Tây đều có một phố nghề hay những cơ sở đại diện ở đô thị Thăng Long - Hà Nội.
- Đó là một điều kiện lý tưởng bởi nhờ mối liên hệ mật thiết với thị trường vốn được mệnh danh: “Thứ nhất Kinh Kỳ” này mà đất nghề Hà Tây phát triển mạnh.
- Đó phải chăng cũng là một “định mệnh” giữa Hà Tây và Hà Nội, để rồi hôm nay hai miền đất nổi tiếng này hoà nhập làm một.
- Sự sáp nhập Hà Tây vào Thủ đô Hà Nội sẽ là một cơ hội cho các làng nghề Hà Tây, đồng thời cũng là nguồn trợ lực vô cùng quan trọng cho Hà Nội trong việc thực hiện vai trò trung tâm kinh tế - chính trị hàng đầu của mình..
- Các làng nghề Hà Tây trên đường hội nhập Thủ đô Hà Nội.
- Ngày 1/8/2008, Hà Tây chính thức được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội.
- Trước thời điểm lịch sử này, khu vực Hà Tây có 1.160 làng có nghề thủ công, trong đó 250 làng được công nhận là làng nghề.
- Các huyện phát triển nhiều làng nghề là Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ… Các làng nghề Hà Tây hiện đang tạo việc làm cho khoảng 200.000 người (của trên 60.000 hộ), chiếm 15% lao động toàn vùng..
- Dưới tác động của cơ chế thị trường, các làng nghề Hà Tây thực sự bước vào thời kỳ phát triển mà về quy mô đã vượt xa tất cả các thời kỳ lịch sử trước đây.
- Từ cách đây hơn một thập niên, sự “bùng nổ ” các “xã nghề” đã làm cho diện mạo của vùng đất nghề Hà Tây thay đổi hẳn.
- Bên cạnh hiện tượng “bùng nổ” các xã nghề là sự phát triển của các làng nghề mà nghề nghiệp đã một thời tưởng như biến mất, song gần đây lại hồi sinh và phát triển rất mạnh.
- Tiêu biểu đó là trường hợp các làng: Sơn Đồng (Hoài Đức, làm đồ gỗ), Trạch Xá (Ứng Hoà, may áo dài), Lai Xá (Hoài Đức, nhiếp ảnh)… Lai Xá là trường hợp điển hình về một làng nghề cận - hiện đại.
- Nghề nhiếp ảnh có nguồn gốc phương Tây, song nó đã đi vào làng quê Việt Nam theo quy luật “hoà tan thành thị vào nông thôn” để hình thành nên một làng nghề mới, độc đáo chưa từng có trong lịch sử văn hoá dân tộc..
- Tìm hiểu thực trạng làng nghề khu vực Hà Tây trong quá trình hội nhập Thủ đô Hà Nội, ta có thể thấy những nét đáng lưu ý sau:.
- Thứ nhất, có một sự thay đổi đáng kể trong bức tranh toàn cảnh của làng nghề Hà Tây hiện tại so với nửa đầu thế kỷ trước.
- Đó là tình trạng một số làng nghề vốn nổi tiếng như các làng La Khê, La Cả, Cổ Đô… nhưng hiện tại hoạt động ngành nghề lại sa sút.
- Ngược lại, một số nghề cổ truyền từ các làng gốc dưới tác động của kinh tế thị trường đã lan toả mạnh sang các làng phụ cận, tạo nên những “xã nghề” và “cụm làng nghề” (hay.
- Ngoài các xã nghề như đã nêu còn phải kể đến các “cụm làng nghề” như:.
- cụm các làng nón Văn La - Phú Mỹ....
- Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của thực trạng làng nghề Hà Tây nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay..
- Thứ tư, cũng như hầu hết các làng nghề khác trong nước, các làng nghề Hà Tây đang phải đối đầu với những vấn đề khó khăn như sau:.
- Hầu hết các làng nghề gặp khó khăn về thị trường.
- Tình trạng hàng hoá ứ đọng biểu hiện ở nhiều làng nghề..
- Kết cấu hạ tầng của các làng nghề Hà Tây còn rất thấp kém, làm hạn chế sự phát triển ngành nghề thủ công..
- Tình trạng nghề truyền thống có nguy cơ bị đứt gẫy, không có người kế tục cũng là một thực tế ở nhiều làng nghề Hà Tây.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Hà Tây hiện tại vẫn ở mức nghiêm trọng.
- Hầu hết các làng nghề không đầu tư xử lý chất thải..
- Trên đây là những nét cơ bản của thực trạng làng nghề Hà Tây trong khung cảnh hội nhập Thủ đô Hà Nội.
- Nhìn chung, đó là một diện mạo làng nghề đang phát triển, hơn hẳn so với toàn bộ lịch sử vùng đất này.
- Điều ấy không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế làng xã, mà còn là sự phục hưng văn hoá của các làng nghề.
- Song, làng nghề Hà Tây cũng còn rất nhiều khó khăn và đó là những vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ngay..
- Trong suốt chiều dài lịch sử, các làng nghề Hà Tây vốn đã có mối liên hệ mật thiết với Thăng Long - Hà Nội.
- Với vị trí cận kề kinh đô, các làng nghề Hà Tây có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường lớn nhất của cả nước.
- Ngược lại, các làng nghề Hà Tây cũng góp phần làm cho bộ mặt đô thị Thăng Long - Hà Nội trở nên phồn vinh và sôi động,.
- Việc sẵn có mối quan hệ lịch sử với Thăng Long - Hà Nội là một lợi thế của các làng nghề Hà Tây.
- Bởi thế, việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội hôm nay không những không làm ảnh hưởng tiêu cực đến các làng nghề khu vực này, mà trái lại càng làm cho các làng nghề có thêm cơ hội để phát tiển..
- Vị thế Thủ đô sẽ đem đến cho các làng nghề nhiều điều kiện thuận lợi, như khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa, cơ hội xuất khẩu hàng hoá… Các làng nghề sẽ có nhiều hơn điều kiện về tài chính để giải quyết các vấn đề, cả trước mắt và lâu dài..
- khảo sát, để từ đó thực hiện những chính sách và biện pháp phù hợp, có tác dụng kích thích sự phát triển của các làng nghề..
- Cần tập trung giải quyết những khó khăn mà làng nghề đang gặp phải, đặc biệt là các vấn đề về vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ, không để xảy ra tình trạng các làng nghề bị bỏ rơi khi chuyển đổi quản lý hành chính.
- Cần tìm hiểu kinh nghiệm của các nước để lựa chọn mô hình phát triển cho các làng nghề..
- Làng nghề là hiện tượng vừa phổ biến, vừa đặc thù của các nước châu Á.
- Các quốc gia và lãnh thổ như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan… có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển làng nghề.
- Nhìn chung, bài học từ các nước này là cần có sự phân loại làng nghề để có kế hoạch đầu tư bảo tồn công nghệ cổ hay hiện đại hoá công nghệ, kết hợp hài hoà giữa hoạt động sản xuất và khai thác du lịch làng nghề..
- Thiết nghĩ đây cũng là mô hình nên được áp dụng đối với các làng nghề cổ truyền ở Thủ đô Hà Nội và các địa phương khác trên đất nước ta..
- [6] Phạm Quốc Sử: Làng nghề truyền thống Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- [7] Phạm Quốc Sử: Phát triển du lịch làng nghề - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây.
- [9] Làng thêu Quất Động, Báo điện tử Hà Tây ngày 19/7/2004..
- [10] Quốc Thịnh: Thu hút các nhà đầu tư đến với Hà Tây - Báo Hà Tây;