« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC LOẠI KHIẾU KIỆN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA HÀNH CHÍNH


Tóm tắt Xem thử

- CÁC LOẠI KHIẾU KIỆN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA HÀNH CHÍNH.
- Tòa hành chính được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1996.
- Đây là một thiết chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nay.
- Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính..
- Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia và cải cách tư pháp.
- Để bảo đảm quyền bình đẳng đó thì sự ra đời của Tòa hành chính là rất cần thiết, nhằm xoá đi cơ chế “Bộ trưởng – quan toà” của cán bộ, công chức hành chính trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính của công dân.
- Bởi vì, Toà án với nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật sẽ bảo đảm được tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa người dân với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước.
- Vì vậy, sự hiện diện của Tòa hành chính như là một tiêu chí của nhà nước pháp quyền, có vai trò trực tiếp trong việc kiểm soát sự lạm quyền hoặc vô trách nhiệm của cán bộ, công chức hành chính.
- Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin trình bày làm rõ các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính từ khi được thành lập đến nay, mà không đề cập đến các vấn đề khác có liên quan, cũng như không đề cập đến thực trạng giải quyết án hình chính ở nước ta hiện nay vì các vấn đề này sẽ trình bày ở một bài viết khác..
- 2 SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TOÀ HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA Có ba lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời của Tòa hành chính nước ta, đó là:.
- Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, điều hành, cơ quan hành chính Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước có những quyết định hoặc hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức, từ đó làm phát sinh các khiếu kiện hành chính..
- Do vậy, cùng với việc tiến hành cải cách thủ tục hành chính phải có một cơ chế kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan và nhân viên hành chính Nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành nhằm khắc phục những biểu hiện cửa quyền, lạm quyền, lộng hành hoặc trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm trước nhân dân..
- Việc thiết lập các cơ quan tài phán hành chính để giải quyết kịp thời các khiếu kiện hành chính bảo vệ các quyền tự do dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là yêu cầu cấp thiết..
- Thứ hai, từ trước đến nay, Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc giải quyết kịp thời các khiếu nại hành chính của công dân.
- Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định.
- Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 38/HÐBT và một số văn bản về lĩnh vực này làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và đã mang lại một số kết quả nhất định.
- Thực chất đó là những quy định và hoạt động bước đầu mang tính chất tài phán hành chính.
- Việc giải quyết đúng đắn, kịp thời các khiếu nại của công dân chính là một biện pháp thiết thực nhằm góp phần bảo đảm quyền của công dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, và đây cũng là sự thể hiện bản chất của Nhà nước ta- Nhà nước của dân, do dân và vì dân..
- Song đây mới chỉ là việc giải quyết theo cấp hành chính và do tổ chức Thanh tra giải quyết.
- Lúc này cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người phán quyết, chưa có một cơ quan xét xử chuyên trách, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên chưa bảo đảm việc giải quyết thật sự khách quan, công bằng và dân chủ..
- Đến những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, số lượng vụ việc khiếu nại của công dân tăng lên đáng kể, nhiều trường hợp trở thành điểm nóng.
- Trong khi đó, hiệu quả giải quyết khiếu nại còn hạn chế, nhiều đơn thư bị đùn đẩy, dây dưa, tồn đọng lâu ngày.
- người khiếu nại bị oan ức kéo dài, cơ quan.
- quản lý các cấp, các ngành mất rất nhiều thời gian mà sự việc vẫn không giải quyết được, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân vào các cơ quan Ðảng và Nhà nước..
- Mặt khác, cũng không ít trường hợp đã lợi dụng quyền khiếu nại gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý, điều hành..
- Tình hình đó đặt ra một cách khách quan và bức xúc, đòi hỏi phải có một cơ quan tài phán hành chính độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật để giải quyết các khiếu kiện hành chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- Thực hiện việc xét xử hành chính sẽ làm cho cơ quan Nhà nước giữ được tính dân chủ và pháp chế trong hoạt động của mình.
- Bằng quá trình tố tụng hành chính và các chế tài cụ thể trong xét xử hành chính, quyền dân chủ của nhân dân được bảo đảm, cơ quan Nhà nước và cán bộ công chức Nhà nước khắc phục được những biểu hiện lộng quyền, lạm quyền, thiếu trách nhiệm trước nhân dân, góp phần ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, bảo đảm cho các chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Thứ ba, việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính để xét xử các khiếu kiện về hành chính đã có ở nhiều nước trên thế giới.
- Tùy theo điều kiện mỗi nước, mô hình tổ chức các cơ quan tài phán hành chính có nhiều cách khác nhau.
- Trong xu thế đổi mới và hòa nhập, chúng ta có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để thiết lập cơ quan tài phán hành chính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta..
- Từ những nhu cầu khách quan nêu trên, ngày Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án Nhân dân trong đó quy định Tòa hành chính được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 01.7.1996.
- Trên cơ sở đó, ngày 21.5.1996 Uỷ Ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính giao cho Tòa án thẩm quyền giải quyết một số khiếu kiện hành, tính đến nay Pháp lệnh này đã qua hai lần sửa đổi bổ sung, cụ thể lần thứ nhất vào ngày và lần thứ hai vào ngày 05.4.2006..
- 3 CÁC LOẠI KHIẾU KIỆN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA HÀNH CHÍNH.
- Ngày 21 tháng 5 năm 1996 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính-Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1996.
- Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của nước ta quy định về tố tụng hành chính, là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất tính đến thời điểm bấy giờ quy định thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án..
- Theo pháp lệnh nêu trên, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- ích hợp pháp của mình, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải khiếu nại với cơ quan nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà họ cho là trái pháp luật.
- trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì họ có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cơ quan Nhà nước, người đã ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó hay khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền..
- Theo quy định tại điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì Toà án được giao thẩm quyền giải quyết tám loại khiếu kiện sau đây:.
- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính với hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực về xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý đất đai;.
- Khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác theo quy định của pháp luật..
- Sau hơn hai năm có được áp dụng, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã bộc lộ nhiều hạn chế mà tiêu điểm là đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính quá hạn hẹp.
- Vì thế, đến ngày Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính..
- Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung này thì giai đoạn tiền tố tụng hành chính đã thông thoáng và tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, cụ thể: cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong các trường hợp sau đây:.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật khiếu nại, tố cáo, nhưng hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà.
- khiếu nại không được giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo..
- Riêng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính về quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với mình, nếu đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo..
- Theo quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 thì thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Tòa án được mở rộng hơn so với Pháp lệnh năm 1996, cụ thể là Tòa án có thẩm quyền giải quyết mười loại khiếu kiện chứ không chỉ tám loại như lúc Tòa hành chính mới đi vào hoạt động.
- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- quản chế hành chính;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truy thu thuế;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí;.
- Tiếp sau đó ngày 18.4.2003 Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2003/NQ-HÐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính..
- Đến ngày 05 tháng 4 năm 2006 với Pháp lệnh sửa đối bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực từ ngày thì các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa hành chính đã được mở rộng thêm nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội.
- Cụ thể, theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2006 thì Tòa hành chính có thẩm quyền giải quyết 22 loại khiếu kiện, gồm:.
- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh.
- giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;.
- Cần lưu ý, theo Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2006 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện từ loại khiếu kiện 1 đến loại khiếu kiện 16 nêu trên trong các trường hợp sau đây:.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;.
- Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà.
- khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai..
- Riêng loại khiếu kiện 17 nêu trên, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:.
- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;.
- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết đó..
- Đối với loại khiếu kiện 18 nêu trên, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó..
- Đối với loại khiếu kiện 19, cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo..
- Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện 20 nêu trên nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó..
- Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện 21 nêu trên nếu đã khiếu nại với Hội đồng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó..
- Đối với loại khiếu kiện 22 nêu trên, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về các khiếu kiện đó..
- Tòa hành chính được thành lập và được trao cho chức năng xét xử các vụ án hành chính đã mở ra một phương thức mới trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, từ đó thể hiện sự bình đẳng giữa dân quyền và công quyền.
- Về mặt lý luận thì với tính độc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật của mình Tòa hành chính góp phần to lớn vào việc hoàn thiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.
- Về mặt thực tiễn, qua quá trình hoạt động của Tòa hành chính thời gian qua cho thấy để hoàn thiện thiết chế này còn rất nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết như về.
- thẩm quyền của Tòa hành chính, về sự tuân thủ pháp luật tố tụng hành chính của bên bị kiện – cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, về chất lượng của đội ngũ thẩm phán hành chính, về thi hành án hành chính và những vấn đề có liên quan khác..
- Nghị quyết số 03/2003/NQ-HÐTP ngày 18/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính..
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006).