« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
- CHO VÙNG ĐẤT GIỒNG CÁT VEN BIỂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Anh Tuấn 1 , Hoàng Thị Thuỷ 2 và Võ Văn Ngoan 3.
- 1 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ.
- Biến đổi khí hậu, Đồng bằng Cửu Long, Giồng cát ven biển, Mô hình canh tác, Ứng phó hợp lý Keywords:.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 48.822 ha đất giồng cát ven biển.
- Trong khoảng một thập niên vừa qua, thời tiết bất thường đã gây một số tác động cho vùng giồng cát.
- Nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phân tích tổng hợp các điều tra thực địa, thảo luận với các nhóm sinh kế khác nhau qua phỏng vấn và trao đổi với 160 nông dâng đang canh tác trên các giồng cát ven biển.
- Kết quả khảo sát cho thấy, mô hình đa canh cây màu được nông dân áp dụng nhiều nhất (85-95.
- trong khi ươm nuôi thuỷ sản ít được nông dân chọn lựa (0-10% số nông dân được hỏi).
- Nghiên cứu ghi nhận và đánh giá khả năng thích ứng của các mô hình canh tác nông - lâm - ngư của các cộng đồng cấp xã ở địa phương, cộng đồng địa phương có thể ứng phó hợp lý với các tác động biến đổi khí hậu.
- Đây là vùng canh tác nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đảm bảo an ninh lương thực và đóng góp phần lớn xuất khẩu nông thuỷ sản cho quốc gia.
- Quá trình kiến tạo qua tương tác sông – biển ở phía Đông vùng đồng bằng đã tạo nên những vạt trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, dần dần hình thành giồng cát ven biển.
- Vùng giồng cát là những dải đất hẹp, mang dấu vết của bờ biển ngày xưa nên các giồng cát chạy song song với vùng ven bờ biển, tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
- Tổng diện tích hiện có của các giồng cát ở ĐBSCL là 48.822 ha, chiếm 1,2 % tổng diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL.
- Hai tỉnh có diện tích đất giồng cát nhiều nhất vùng đồng bằng là Trà Vinh (14.806 ha) và Bến Tre (14.248 ha).
- Vùng giồng cát có thành phần đất chính là đất thịt pha cát, thành phần cơ giới nhẹ, đất rời rạc, tầng đất mặt hơi bị nhiễm phèn, độ phì nhiêu của đất giồng thường là thấp hoặc rất thấp.
- (2009) đã cho rằng khoảng 7.000 năm trước đây, mực nước biển ở ĐBSCL đạt mức ngập lụt cao nhất +5 m, sau đó rút dần và hệ quả là tạo nên loạt giồng cát..
- Tuy không phải là vùng đất màu mỡ nhưng vùng đất giồng cát là nơi có mật độ dân cư khá đông so với các vùng sát biển như địa hình cao, ít bị úng ngập và đất giồng cát mặc dầu không trồng lúa được nhưng lại là vùng có nước ngọt nhờ hiện diện các vỉa nước ngầm tầng nông lưu trữ nước mưa và phù hợp với canh tác rau màu, cây ăn trái, cây lâm.
- Do đặc điểm là vùng đông dân, có mức sống tương đối nghèo, sống gần bờ biển, nguồn nước hạn chế vào mùa khô, có tính đa dạng sinh kế cao nên vùng giồng cát được xem là một vùng có hệ sinh thái khá nhạy cảm với các thay đổi về môi trường và các biến động của những yếu tố khí hậu như hiện tượng nắng nóng, bốc hơi cao, hạn hán vào mùa khô, mưa thất thường, lốc xoáy, ảnh hưởng bão – áp thấp nhiệt đới và nguy cơ nước biển dâng – xâm nhập mặn.
- Người dân sống ở vùng đất giồng cát ven biển đã có những kiểu thích nghi với biến đổi khí hậu rất sáng tạo, hình thành nhiều mô hình canh tác nông nghiệp và thuỷ sản khá đa dạng..
- Nghiên cứu này khảo sát các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu qua nhiều đợt khảo sát thực địa ở các vùng đất giồng cát khác nhau ở 4 tỉnh ven biển ĐBSCL.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là (i) xác định loại hình canh tác chủ yếu trên đất giống qua điều tra nông dân, (ii) tìm hiểu các thuận lợi và khó khăn của họ liên quan đến sinh kế, các tác động do thời tiết bất thường lên canh tác, (iii) các biện pháp ứng phó của nông dân trước những đe doạ từ rủi ro thời tiết và (iv) ghi nhận những đề xuất liên quan đến chính sách nông nghiệp từ nông dân..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu này dựa vào những quan sát và trao đổi trực tiếp với nông dân và cán bộ kỹ thuật ở địa phương như là một phần của phương pháp “Đánh giá nhanh có sự tham gia” (Participatory Rapid Appraisal - PRA) (Bishnu, 2003.
- Nghiên cứu cũng rà soát các tài liệu nghiên cứu về các mô hình triển khai đã có (Nguyễn Bảo Vệ, 2005.
- Nhóm nghiên cứu đã tổ chức các chuyến đi thực địa các huyện có giồng cát (Hình 1) ở các huyện Cai Lậy và Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), huyện Thạnh Phú và Ba Tri (tỉnh Bến Tre), huyện Duyên Hải và Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh), huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng).
- trong 3 năm nhằm thu thập và phân tích các thông tin từ 160 nông dân đang canh tác ở giồng cát, kiểm chứng qua các tài liệu, báo cáo của ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Ở mỗi tỉnh, chọn ngẫu nhiên 40 nông dân thoả điều kiện tuổi từ 40 - 60 tuổi, có hơn 20 năm làm nông nghiệp và đã định cư, canh tác vùng giồng cát trên 15 năm.
- Các nông dân này được mời trao đổi bằng phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm (chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 13-14 người).
- Trong thảo luận, các nông dân tập trung chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm và nhận thức.
- Các nhóm nông dân cho điểm và phân loại theo quy ước chung, như mô hình canh tác rất phổ.
- Liên quan đến giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhóm đề xuất và lựa chọn theo đa số quá bán (trên 50% nông dân ở cộng đồng thấy hợp lý).
- Các thông tin chính cần thu thập là xu thế thay đổi khí hậu, thông tin và đánh giá các mô hình/giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đang được triển khai, loại cây trồng – vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, địa mạo, phương thức canh tác, lịch thời vụ và các biện pháp hạn chế các rủi ro với thời tiết bất thường.
- Tất cả các buổi họp đều có kết hợp đi xem thực địa ở một số mô hình canh tác tiêu biểu..
- Hình 1: Bản đồ phân bố các vùng đất giồng cát ven biển ĐBSCL và các điểm khảo sát 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- Vùng đất giồng cát có địa hình cao hơn các vùng chung quanh, đất có khả năng thấm rút nước mưa cao và giữ được trong lớp nước dưới đất tầng nông.
- Bảng 1 so sánh một cách tổng quát các thuận lợi và khó khăn cho sinh kế vùng giồng cát trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trong quá trình canh tác và ứng phó với thiên nhiên, nhiều mô hình sinh kế hình thành dựa theo đặc điểm đất đai, địa hình, điều kiện khí hậu và yếu tố thị trường..
- Hình 2 là một minh hoạ mặt cắt tiêu biểu các loại hình canh tác ở giồng cát, hình này tổng hợp các hình vẽ mô tả của nông dân ở các tỉnh.
- Bảng 2 liệt kê các mô hình canh tác hiện ghi nhận được ở các vùng giồng cát ven biển các tỉnh.
- Đa số nông dân vùng giồng cát đều chọn lực cách canh tác đa canh, chiếm từ 85 – 95% số nông dân được khảo sát, họ dựa vào yếu tố kinh nghiệm thay đổi thời tiết, đất đai và thị trường để chọn cây trồng, sự đa dạng cây trồng cho thấy sự năng động và thích ứng cao của nông dân.
- Chung quanh nhà và ruộng, người nông dân tận dụng trồng cây ăn trái và chăn nuôi (chiếm từ như là một nghề phụ, tăng thêm thu nhập ngoài làm rẫy trồng màu.
- ghi nhận là sống trên giồng cát ven biển nhưng canh tác liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản, canh tác lúa – tôm ít được chọn lựa.
- thuỷ sản là từ 0- 15% theo tỉnh, canh tác lúa tôm chiếm từ 7,5 – 15% tổng số hộ, chủ yếu là những vị trí chân giồng cát, việc lấy nước tương đối dễ..
- Bảng 1: Thuận lợi và khó khăn cho sinh kế vùng giồng cát trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tổng hợp từ ý kiến nông dân ở 4 tỉnh có giồng cát ven biển.
- Vùng đất cao, không bị ngập úng, ít bị nhiễm mặn nên thuận lợi cho canh tác cây màu, chủ yếu là các loại đậu, dưa, hành, rau ăn lá, rau củ, bầu bí,.
- Nhờ ưu thế lượng nắng, lượng mưa dồi dào, vùng giồng cát có thể canh tác liên tục quanh năm, lịch thời vụ có thể thay đổi mềm dẻo theo điều kiện khí hậu và yếu tố biến động thị trường..
- Vùng giồng cát có thể phát triển các loại cây ăn trái (nhãn, xoài.
- Đây là nhóm cây lâu năm chủ lực góp phần giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu..
- Vào mùa khô, vùng đất giồng cát bị tác động của nhiệt độ cao, bốc hơi lớn, gió mạnh, mực nước ngầm hạ thấp nên dễ bị khô hạn.
- Tiến trình nước biển dâng – xâm nhập mặn là nguy cơ khí hậu lâu dài cho vùng giồng cát..
- Hình 2: Minh họa tổng hợp mặt cắt tiêu biểu các loại hình canh tác và sinh kế trên vùng đất giồng cát, theo nét vẽ mô tả của nông dân.
- Bảng 2: Các mô hình canh tác tiêu biểu trên vùng giồng cát Mô hình canh tác phổ.
- biến Đặc điểm canh tác.
- Số nông dân thực hiện canh tác Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Sóc Trăng.
- Mô hình đa canh cây màu (các loại bắp, đậu, dưa, hành, rau ăn lá, rau củ,.
- Cao độ 0,6 – 1,2 m + Tưới động lực, tiêu tự chảy + Canh tác quanh năm.
- (5%) Mô hình lúa - tôm kết hợp.
- Cao độ 0,2 – 0,6 m + Tưới tiêu tự chảy một phần + Canh tác quanh năm.
- Qua tiến hành PRA, các trao đổi liên quan đến thời tiết bất thường và biến đổi khí hậu, người dân cho biết các yếu tố khí tượng – thuỷ văn có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trong năm ở vùng giồng cát không khác biệt nhau nhiều, thể hiện chung ở Hình 3.
- Các nguy cơ cho sản xuất nông ngư ở vùng giồng cát ven biển do bất lợi của biến đổi khí hậu có thể tóm tắt ở Hình 4.
- Theo người dân vùng giồng cát, nắng nóng gây khô hạn, mưa bất thường (ít mưa hoặc mưa quá lớn, dồn dập) và thời tiết cực đoan là 3 yếu tố gây khó khăn nhất cho sản xuất, các yếu tố khác gây hại kể đến bao gồm bão, áp thấp, lốc xoáy,… Để ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất lợi, nhiều giải pháp được đề xuất áp dụng do nông dân sáng tạo, có sự hỗ trợ một phần từ các nhà khoa học và các tổ chức xã hội dân sự..
- Do việc chọn lựa loại hình canh tác phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhu cầu thị trường, đặc điểm thời tiết, sự hỗ trợ của một số chính sách hoặc dự án nhỏ, một số tiến bộ về khoa học nông nghiệp.
- được giới thiệu qua các chương trình khuyến nông, nên tính biến động về chọn lựa giải pháp canh tác rất cao và người nông dân khá năng động trong chuyển đổi loại hình phù hợp theo từng năm.
- Các giải pháp ứng phó được khái quát hoá ở Bảng 4, gồm một số giải pháp canh tác đang áp dụng, xếp theo mức độ ưu tiên chọn lựa theo mức độ quá bán (>.
- Sự lựa chọn này cũng không sai biệt lắm giữa nông dân các tỉnh, độ sai biệt lớn nhất giữa các tỉnh là 10%.
- Qua trao đổi nhóm, người nông dân trình bày và giải thích bổ sung những biện pháp đi kèm các ưu tiên lựa chọn như cân nhắc yếu tố thị trường, công lao động, thu nhập phụ, củng cố công trình thuỷ lợi, kết hợp với các sinh kế khác như tóm tắt ở Bảng 5..
- Bảng 4: Các ưu tiên lựa chọn chính của nông dân để đối phó với những bất lợi về thời tiết Thứ.
- Tổng số nông dân trả lời.
- Tổng (160) 1 Bố trí thời vụ hợp lý, dựa theo mô hình.
- canh tác và điều kiện nước Chọn lựa cây - con phù hợp, có khả.
- Yếu tố thời tiết .
- Hình 3: Các yếu tố thời tiết bất thường theo tháng trong năm ảnh hưởng đến canh tác, tổng hợp theo quá trình PRA: mô tả lịch sử thiên tai địa phương của nông dân vùng giồng cát.
- Hình 4: Một số tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất vùng giồng cát ven biển, tổng hợp từ các mô tả của nông dân ở 4 tỉnh khảo sát trong quá trình PRA: thực hành cây vấn đề.
- XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG GIỒNG CÁT VEN BIỂN.
- TÁC ĐỘNG LÊN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG GIỒNG CÁT.
- Bảng 5: Ưu tiên và tỉ lệ chọn lựa các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của nông dân, tổng hợp từ biểu quyết - chấm điểm trong tiến trình thực hiện PRA.
- Ưu tiên Giải pháp ứng phó Mô hình canh tác tiêu biểu 1.
- o Bố trí thời vụ hợp lý, dựa theo mô hình canh tác và điều kiện nước – khí hậu o Cân nhắc nhu cầu thị trường.
- và cán bộ kỹ thuật địa phương, là nhà nước phải có những chính sách phù hợp và kịp thời để giúp người dân ứng phó với biến đổi khí hậu tốt hơn, duy trì sản xuất và nâng cao đời sống của người sản xuất.
- Ở đây, người nông dân không xếp các thứ tự ưu tiên về chính sách vì họ cho rằng tuỳ thời điểm mà các chính sách này có thể linh hoạt thay đổi theo điều kiện thực tế ở mỗi địa phương..
- Cần có quỹ bảo hiểm thiên tai gây mất mùa cho nông dân;.
- Cung cấp kịp thời thông tin thị trường, diễn biến môi trường, dịch bệnh để nông dân có kế hoạch chủ động trong sản xuất;.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia kỹ thuật từ các Viện/ Trường và các tổ chức phi chính phủ triển khai các dự án thí điểm liên quan đến sản xuất nông nghiệp thích nghi với biến đổi khí hậu..
- Nghiên cứu này đã thu nhận nhiều thông tin từ nông dân đang canh tác trên những giồng cát ven biển vùng ĐBSCL liên quan đến tác động và thích ứng với yếu tố thời tiết bất thường cũng như những đề xuất liên quan đến chính sách hỗ trợ từ chính quyền như mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
- Nhiều mô hình ghi nhận nói trên đã được triển khai ở nhiều vùng giồng cát ven biển ĐBSCL và thu được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt đã xác định 5 ưu tiên sản xuất thích nghi với biến đổi khí hậu là bố trí thời vụ hợp lý, chọn lựa cây – con phù hợp, áp dụng giải pháp kỹ thuật nông nghiệp, tận dụng phụ phẩm để tăng thu nhập và tổ chức hợp tác trong sản xuất.
- Nghiên cứu này cho thấy nông dân vùng giồng cát đã có những kiến thức bản địa khá tốt và nhận thức được hiện trạng và giải pháp ứng phó trước mặt và lâu dài.
- Việc triển khai áp dụng các mô hình canh tác nói trên cần duy trì theo hướng phát triển bền vững, trong đó vai trò hỗ trợ của chính quyền, các nhà khoa học và các tổ chức xã hội dân sự là rất cần thiết.
- Những đề xuất của nông dân liên quan đến chính sách rất đáng lưu ý..
- Nghiên cứu này đề xuất là cần có thêm những nghiên cứu rộng hơn hoạt động tư liệu hoá các mô hình sản xuất trên các hệ sinh thái khác nhau.
- Các mô hình canh tác thành công dựa vào kiến thức bản địa cần được đúc kết, chia sẻ và nhân rộng.
- Một điểm xem xét và cần triển khai trong các nghiên cứu tới là cần có một quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế - xã hội các vùng giồng cát ven biển ở.
- ĐBSCL có lồng ghép bối cảnh biến đổi khí hậu trong các quyết định..
- Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự hỗ trợ và hợp tác của 160 nông dân đang canh tác tại các giồng cát vùng ven biển của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng.
- “Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu –Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) và với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Australia vì Nhân dân Châu Á và Thái Bình Dương ở Việt Nam (AFAP)..
- Sổ tay hướng dẫn Công cụ Phân tích Biến đổi Khí hậu.
- Tổng hợp một số hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào dân tộc trên đất giồng cát tỉnh Trà Vinh.
- So sánh hiệu quả sản xuất của ba mô hình canh tác trên đất giồng cát tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
- Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre