« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jsi.2019.080 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ TIỂU THƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG.
- Hộ tiểu thương, Sóc Trăng, tiếp cận tín dụng.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bằng mô hình hồi quy Binary logistic, dựa trên số liệu khảo sát 140 hộ tiểu thương kinh doanh tại tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn, số năm buôn bán của chủ hộ, doanh thu, tài sản đảm bảo và lịch sử quan hệ tín dụng đều có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương..
- Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các tổ chức tín dụng như đơn giản hóa các thủ tục và quy định vay vốn, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ khách hàng, tăng cường công tác phối, kết hợp với chính quyền địa phương để tiếp cận các hộ tiểu thương, tạo điều kiện cho hộ tiểu thương tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
- Bên cạnh đó, các hộ tiểu thương cần tăng cường tài sản đảm bảo và giữ quan hệ với các tổ chức tín dụng sẽ góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Tín dụng chính thức bao gồm tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tín dụng của các công ty tài chính và các tổ chức khác có chức năng cung cấp tín dụng..
- Tín dụng là một công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở các nước.
- Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, thị trường tín dụng chính thức chưa hoạt động hoàn hảo, do đó tiếp cận tín dụng chính thức bị giới hạn..
- Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.
- Tại các nước đang phát triển do hiện tượng thông tin bất đối xứng càng lớn hơn nên các tổ chức tín dụng áp dụng hạn chế tín dụng đối với các đối tượng nhất định, từ đó dẫn đến việc tiếp cận tín dụng của các đối tượng này bị hạn chế..
- Trước đây đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể.
- trong đó tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng (Nguyễn Quốc Oánh và ctv., 2010.
- tài sản đảm bảo (Trần Ái Kết và ctv., 2013) và những hộ có thu nhập cao (Nguyễn Quốc Oánh và ctv., 2010.
- Bùi Văn Trịnh và ctv., 2014) cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ..
- Thời gian qua, hộ tiểu thương kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã không ngừng phát triển, kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc nhiều ngành hàng, điều đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập ổn định người lao động.
- Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Sóc Trăng cho thấy, số lượng hộ tiểu thương kinh doanh trên địa tỉnh có khoảng 12.275 hộ và nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng tăng.
- Tuy nhiên, hiện tại chỉ có vài tổ chức tín dụng cho vay tiểu thương là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long, Sài Gòn Thương Tín và quỹ tín dụng nhân.
- dân Huỳnh Hữu Nghĩa, do đó việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương còn nhiều hạn chế nhất định.
- Với nguyên nhân trên và thực tế đến nay tại Sóc Trăng chưa có nghiên cứu nào về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương..
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng cho hộ..
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong thị trường tín dụng không hoàn hảo, lý thuyết cung cầu tín dụng không thể giải thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người đi vay do quyết định cung tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin của người đi vay.
- Theo Stiglitz and Weiss (1981) với giả định thị trường tín dụng không hoàn hảo và lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của Chính phủ mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng.
- Tuy nhiên, việc tăng lãi suất cho vay sẽ dẫn đến việc người đi vay có khả năng trả nợ tốt sẽ không tiếp cận được với khoản vay..
- Theo Petrick (2004), hạn chế tín dụng là tình trạng trong đó người muốn vay nhưng không vay được, hay số tiền vay được ít hơn số tiền xin vay..
- Thị trường vốn ở các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt tín dụng từ ngân hàng thường nhỏ hơn nhu cầu, do đó những người cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn đối với những người xin vay..
- Với giả thuyết thu nhập cả đời, Deaton (1992) lập luận rằng sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu (do đó tiết kiệm hoặc vay) được xác định bởi các hộ gia đình lựa chọn mức độ tiêu dùng tối ưu trong từng thời kỳ, với ràng buộc ngân sách liên thời gian.
- Khi giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến sẽ tăng, thì giảm tiết kiệm được xem là tối ưu: Các hộ gia đình sẽ giảm bớt tài sản, hoặc vay nếu tài sản không có sẵn..
- Ngược lại, các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được nếu họ dự đoán thu nhập thấp hơn trong tương lai khi con người hoàn toàn hoặc một phần rút khỏi thị trường.
- Do đó, mô hình này dự đoán là vay mượn sẽ cao hơn đối với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trung niên sẽ tiết kiệm cho lúc về hưu..
- Như vậy, dòng chảy tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu mà nó là một quá trình trong đó người đi vay nộp hồ sơ đề nghị vay vốn sau đó các nhà cung cấp tín dụng sẽ xác định số tiền cho vay dựa trên cách đánh giá của mình (Aleem,1990)..
- Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin, đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ.
- Lê Khương Ninh (2010), trong lĩnh vực tín dụng, thông tin bất đối xứng ngụ ý rằng các tổ chức tín dụng không hiểu rõ mức độ rủi ro của người vay như chính bản thân họ nên không thể phân biệt giữa người vay rủi ro và người vay an toàn.
- Nếu không phân biệt được, điều tự nhiên là các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu mọi người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra..
- Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, người cho vay phải xem xét nhiều khía cạnh như: mục đích sử dụng tiền vay, khả năng tạo ra thu nhập, tài sản thuộc sở hữu của hộ.
- Dựa trên nền tảng của lý thuyết thông tin bất đối xứng, khả năng tiếp cận tín dụng của người vay phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thông tin của người vay.
- Do vậy, mô hình nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được xây dựng dựa trên đặc điểm thông tin của các hộ tiểu thương (Hình 1).
- và tài sản đảm bảo cho khoản vay..
- Hình 1: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu.
- Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được thu thập vào năm 2018 từ 140 hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Trung tâm Thành phố Sóc Trăng, chợ huyện Mỹ Xuyên và chợ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng..
- Tuy nhiên, hầu hết các hộ tiểu thương tại khu vực trung tâm chợ đều được chọn để điều tra.
- Đây là những địa bàn có nhiều hộ tiểu thương mua bán nhất.
- Các thông tin thu thập bao gồm các đặc điểm của chủ hộ như tuổi, trình độ học vấn, số năm buôn bán, doanh thu, tài sản đảm bảo và lịch sử quan hệ tín dụng và tình hình vay vốn ngân hàng..
- Trong đó, Y là biến phụ thuộc dạng nhị phân, là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ tiểu thương, có giá trị [1.
- 0], bằng 1 là có vay ngân hàng, bằng 0 là không tiếp cận được tín dụng của ngân hàng mặc dù có nhu cầu vay vốn.
- X 8 Tài sản đảm bảo Biến giả, bằng 1 nếu chủ hộ có tài sản đảm bảo.
- 3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ tiểu thương được khảo sát.
- Kết quả thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ tiểu thương được trình bày ở Bảng 2.
- Có khoảng 34,0% hộ có tài sản đảm bảo để vay thế chấp và 66,0% số hộ được khảo sát có nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng chính thức nhưng không có tài sản thế chấp..
- Kết quả này cho thấy còn một tỷ lệ khá lớn hộ tiểu thương có nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức nhưng không có tài sản thế chấp, đây có thể là khoảng trống của thị trường tín dụng để phát triển thị trường cho vay tín chấp..
- Bảng 2: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ tiểu thương được khảo sát.
- Tài sản đảm bảo TSDB .
- 3.2 Tình hình vay vốn tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương được khảo sát.
- Trong 140 hộ tiểu thương được khảo sát có 83 hộ có vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, chiếm tỷ lệ 59,3% và 57 hộ tiểu thương không vay được vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, chiếm tỷ lệ 40,7%.
- So với tỷ lệ số hộ có tài sản đảm bảo tại Bảng 2, có 25,3% số hộ được khảo sát đã tiếp cận được tín dụng tín chấp hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba hoặc từ các quỹ tín dụng nhân dân địa phương và các công ty tài chính.
- Tuy nhiên, tỷ lệ hộ chưa tiếp cận được vốn tín dụng chính thức khá cao, nguyên nhân là do không có tài sản thế chấp, không muốn.
- thế chấp tài sản cá nhân, ngại thủ tục, ngại cung cấp thông tin khi vay vốn, không quen biết cán bộ tín dụng.
- Tình hình vay vốn được từ các tổ chức tín dụng chính thức của 83 hộ được thể hiện ở Bảng 2, số tiền vay thấp nhất là 10 triệu đồng, cao nhất là 100 triệu đồng và trung bình mỗi hộ vay được 21,87 triệu đồng với mặt bằng lãi suất khá cao, trung bình 17,57%/năm và thời hạn vay cao nhất được 12 tháng và thấp nhất là 3 tháng (Bảng 3).
- Bảng 3: Tình hình vay vốn ngân hàng của các hộ tiểu thương qua điều tra.
- 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương.
- Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp.
- cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được trình bày ở Bảng 4.
- Kết quả cho thấy, có 06 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ tiểu thương, bao gồm: tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, thâm niên buôn bán, doanh thu, tài sản đảm bảo..
- Bảng 4: Kết quả mô hình Binary Logistic về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Tài sản đảm bảo X 8 3,849.
- Kết quả nghiên cứu phát hiện, tuổi của chủ hộ của chủ hộ tiểu thương có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng, nghĩa là tuổi của chủ hộ tiểu thương càng cao thì khả năng tiếp cận được tín dụng càng lớn.
- Phát hiện đúng với giả thuyết nghiên cứu vì hộ tiểu thương có tuổi đời càng cao, càng thận.
- trọng trong kinh doanh, có quan hệ nhiều, kinh nghiệm nhiều và khả năng đã tích lũy được tài sản thế chấp nên khi có nhu cầu vốn thì có xu hướng tìm đến các tổ chức tín dụng chính thức hơn là các nguồn tín dụng khác.
- hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Phan Đình Khôi (2013)..
- Tương tự, kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn có quan hệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, nghĩa là chủ hộ tiểu thương có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng tốt.
- Hộ tiểu thương có trình độ học vấn càng cao, khả năng nhận diện cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh tốt hơn và sự hiểu biết về thị trường tín dụng tốt hơn nên khi có nhu cầu vốn vay thì tìm đến các tổ chức tín dụng chính thức hơn là các nguồn khác.
- Do đó khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ này tốt hơn các hộ có trình độ học vấn thấp hơn..
- Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy thâm niên trong nghề buôn bán nhỏ của các hộ tiểu thương có quan hệ thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
- Hộ tiểu thương thâm niên trong nghề càng cao thì khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh càng lớn, có nhiều kinh nghiệm, tích lũy được tài sản thế chấp và sự hiểu biết về thị trường tín dụng tốt hơn nên họ có xu hướng tìm đến các kênh tín dụng chính thức hơn các hộ..
- Song song đó, kết quả nghiên cứu cũng phát hiện quy mô doanh thu hàng tháng của hộ tiểu thương có quan hệ thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, nghĩa là các hộ tiểu thương có quy mô doanh thu càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng cao và xác suất được vay vốn tín dụng chính thức càng lớn.
- Đây có dấu hiệu mối quan hệ nhân quả, các hộ có quy mô doanh thu lớn thường là các hộ đã tiếp cận được tín dụng chính thức để mở rộng kinh doanh nên có quy mô doanh thu lớn.
- Mặc khác, hộ tiểu thương có quy mô doanh thu lớn thường đã tích lũy được tài sản thế chấp nên việc vay vốn thế chấp dễ dàng hơn các hộ có quy mô doanh thu nhỏ hơn..
- Bên cạnh đó, biến tài sản đảm bảo được phát hiện có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ tiểu thương, nghĩa là các hộ tiểu thương có tài sản có xác suất tiếp cận tín dụng chính thức nhiều hơn các hộ khác.
- Trong điều kiện thông tin thị trường tín dụng chưa hoàn hảo và các e ngại về thủ tục, tài sản thế chấp, thiếu thông tin.
- nên không hẳn người có tài sản đảm bảo tìm đến hệ thống tín dụng chính thức mà đến các nguồn tín dụng khác, tuy lãi suất cao hơn nhưng thủ tục đơn giản hơn và không yêu cầu tài sản thế chấp.
- cạnh đó, các hộ không có tài sản đảm bảo cũng có thể tiếp cận được tín dụng tín chấp ở một mức độ nhất định từ các nguồn tín dụng chính thức như quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính và ngân hàng..
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết trên và đúng như kỳ vọng, những hộ có tài sản đảm bảo có xác suất vay vốn tín dụng chính thức nhiều hơn các hộ khác.
- Phát hiện này tương thích với phát hiện trong nghiên cứu của Trần Ái Kết và ctv..
- Nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ tiểu thương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ở gốc độ người vay vốn bằng mô hình hồi quy Binary logistic, dựa trên số liệu khảo sát 140 hộ tiểu thương kinh doanh tại tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, số hộ có nhu cầu vốn nhưng không tiếp cận được tín dụng chính thức còn khá lớn, 40,7% số hộ tiểu thương được khảo sát do không tài sản thế chấp hoặc không sẵn sàng sử dụng tài sản cá nhân thế chấp, ngại thủ tục, ngại cung cấp thông tin cá nhân khi vay vốn, không quen biết cán bộ tín dụng và nguồn tín dụng tín chấp còn hạn chế.
- Đây là khoảng trống của thị trường tín dụng để tiếp tục phát triển thị trường cho vay tín chấp.
- Kết quả phân tích định lượng cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tiểu thương bao gồm tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ tiểu thương, thâm niên buôn bán, doanh thu và tài sản đảm bảo.
- Từ các phát hiện trên, để tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho hộ tiểu thương, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách đối với các tổ chức tín dụng chính thức và chính quyền địa phương như tăng cường các chương trình cho vay tín chấp đối với hộ tiểu thương.
- thông qua hoạt động của Hội, đoàn thể để tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức, kỹ năng kinh doanh nhằm cải thiện trình độ của các chủ hộ tiểu thương.
- tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ để các hộ tiểu thương sẵn sàng sử dụng tài sản cá nhân để đảm bảo khi vay vốn và tạo điều kiện tối đa (mặt bằng, các khoản thuế thuộc địa phương.
- khuyến khích các hộ tiểu thương mở rộng quy mô kinh doanh.
- sẽ góp phần tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương để rộng kinh doanh, đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương, đồng thời góp phần tăng quy mô tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức..
- Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng.
- Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng và hạn chế tín dụng đến đầu tư của doanh nghiệp.
- Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức hộ nông dân: Trường hợp nghiên cứu vùng cận ngoại thành Hà Nội.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn Tỉnh An Giang