« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI CÁC CÙ LAO.
- Mức độ hài lòng, cộng đồng dân cư, du lịch homestay, cù lao, đồng bằng sông Cửu Long Keywords:.
- Nghiên cứu này thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 218 hộ gia đình tại 4 cù lao (Thới Sơn, An Bình, Thanh Bình, Tân Lộc) phát triển du lịch homestay ở khu vực ĐBSCL.
- Các phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng là “Lợi ích vật chất và tinh thần”, “Vốn xã hội”, “Dịch vụ tiện ích công”, “Môi trường và sức khỏe”, “Chính quyền địa phương”.
- Trong đó, “Lợi ích vật chất và tinh thần” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển của du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL..
- Du lịch homestay là một trong những hình thái của du lịch cộng đồng.
- Du lịch homestay là loại hình du lịch mà điểm đến của khách du lịch là tại nhà người dân địa phương, tham gia sinh.
- hoạt tại nhà người dân, chia sẻ không gian sống với gia đình người dân, nơi mà có thể không được đầy đủ tiện nghi như các nhà nghỉ hoặc khu du lịch (Lynch &.
- Homestay là loại hình du lịch khá phổ biến, được phát triển ở nhiều quốc gia trong những.
- Theo các chuyên gia du lịch, Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác loại hình du lịch homestay bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, độc đáo.
- Đặc biệt là vùng sông nước Cửu Long, nơi được các chuyên gia du lịch đánh giá là giàu tiềm năng bậc nhất để phát triển loại hình du lịch này.
- Trong thời gian qua, loại hình du lịch homestay ở khu vực ĐBSCL chủ yếu tập trung tại các cù lao đã hình thành và phát triển nhờ sự quan tâm đầu tư của ngành du lịch địa phương..
- Mặc dù vậy, mô hình du lịch homestay tại đây vẫn còn hạn chế, phát triển chưa hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của khu vực.
- Để phát triển loại hình du lịch homestay cần nhiều yếu tố quan trọng như: mức độ sẵn lòng tham gia của cộng đồng tại địa phương, các yếu tố về văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống, các yếu tố về lợi thế so sánh của tự nhiên,… Trong đó, yếu tố cộng đồng được xem là yếu tố cốt lỗi.
- Chính vì thế, để góp phần phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực, chúng ta cần đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển của loại hình du lịch này nhằm tìm ra giải pháp năng cao sự đồng thuận, hỗ trợ của cộng đồng, giải quyết vấn đề mang tính cốt lỗi trong phát triển du lịch..
- Khái niệm du lịch homestay: Du lịch homestay là một trong những hình thái của du lịch cộng đồng.
- Đây là loại hình mà điểm đến của khách du lịch là tại nhà người dân địa phương, tham gia sinh hoạt tại nhà người dân, chia sẻ không gian sống với gia đình người dân, nơi mà có thể không được đầy đủ tiện nghi như các nhà nghỉ hoặc khu du lịch (Lynch &.
- Du lịch homestay là việc du khách tham gia vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa… Ðặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ được "cùng ăn, cùng ở và cùng làm".
- Theo Hiệp hội Homestay Malaysia, “Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa nơi đó”..
- Đặc trưng của du lịch homestay: Mô hình du lịch homestay thường được hình thành ở những vùng không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn phục vụ nhu cầu khách du lịch.
- Khách du lịch theo dạng homestay sẽ được bố trí đến ở một nhà dân tại địa phương, được ăn, nghỉ và tham gia các công việc trong gia đình cũng như các lễ hội của địa phương.
- Với homestay, khách du lịch sẽ được tự khám phá thiên nhiên tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa..
- Về phía người dân địa phương cũng sẽ được công ty du lịch trả thêm một phần phụ phí sinh hoạt, ăn uống khi có khách đến ở (Yahaya Ibrahim, 2008)..
- Tác động của du lịch homestay: (1) Tác động xã hội: Tăng cường giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách.
- tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng người dân.
- giáo dục ý thức về phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân (Hatton, 1999).
- (2) Tác động kinh tế: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử… tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình nghèo.
- Khái niệm cộng đồng: Cộng đồng là một nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình cùng một nhóm..
- Những người trong cùng cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị (Keith và Ary, 1998).
- Theo Knop và Steward (1973) cho rằng, có hai yếu tố cấu thành nên khái niệm sự hài lòng của cộng đồng:.
- “Cộng đồng”.
- Khái niệm cộng đồng theo hai nghĩa: (1) Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho cộng đồng là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.
- (2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con người và nêu khái niệm cộng đồng là một nhóm dân cư cùng có chung những mối quan tâm cơ bản, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động của lịch sử, làm cho các thành viên của cộng đồng cũng phải biến đổi nhận thức và hành vi.
- Các thành viên trong cộng đồng có thể chung mục đích, nhưng có thể thay đổi khi quyền lợi các cá nhân bị ảnh hưởng.
- “Sự hài lòng”, có thể được khái niệm hóa như là những nhận thức, đánh giá của các cá nhân về những trải nghiệm của họ trong quá trình quan sát và cảm nhận về cộng đồng..
- Thông qua lược khảo tài liệu nghiên cứu, các tác giả Bandit Santikul (2009), Kan Set Aung (2009), Kang Santran (2008), Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nguyễn Quốc Nghi (2010) đã chứng minh tác động của việc phát triển du lịch đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư.
- Đồng thời, dựa trên nền tảng lý thuyết của Knop và Steward (1973), tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế để đánh giá bước đầu các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư.
- Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL (Hình 1)..
- Mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự.
- phát triển loại hình du lịch homestay được thiết lập như sau:.
- Trong đó: SAT là biến phụ thuộc thể hiện mức độ hài lòng của cộng đồng và các biến INC, SOC, CUL, EVN, GOV, PUL là các biến độc lập..
- Việc định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao được tiến hành qua 3 bước.
- Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp với mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư.
- Bước 3: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhận diện các nhân tố và ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư và đảm bảo có ý nghĩa thống kê..
- Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất có 23 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá.
- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để hỗ trợ phân tích, kết quả thực hiện mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL như sau:.
- Vì vậy, 22 biến đo lường còn lại được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo..
- Cuộc sống trong cộng đồng an toàn hơn (SOC2).
- Cộng đồng thân thiện hơn (SOC4.
- Cộng đồng đáng tin cậy hơn (SOC5.
- Cộng đồng có tính hỗ trợ hơn (SOC6).
- Hài lòng với cuộc sống hiện tại sau khi loại hình du lịch được hình thành (SAT1)..
- Sự hình thành du lịch tác động tích cực hơn về mọi mặt trong đời sống cũng như sinh kế người dân (SAT2)..
- Cộng đồng nơi anh (chị) sống là lý tưởng (SAT3)..
- Chính quyền địa phương (GOV): 3 biến - Hoạt động của chính quyền địa phương tốt hơn (GOV1).
- Bảng 1: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến Nhân tố Trung bình thang đo.
- nếu nhân tố bị loại Phương sai thang đo.
- nếu nhân tố bị loại Hệ số tương quan.
- Nguồn: Kết quả kiểm định Cronbach’ Alpha từ số liệu điều tra, năm 2012 Bảng 2: Kết quả phân tích ma trận nhân tố sau khi xoay.
- Nhân tố F1 F2 F3 F4 F5.
- Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố khám phá từ số liệu điều tra, năm 2012.
- Bước 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá sau 2 vòng với các kiểm định được đảm bảo: (1) Độ.
- Kết quả phân tích nhân tố hình thành 5 nhân tố mới (F 1 , F 2 , F 3 , F 4 , F 5.
- Nhân tố F1 có 6 biến tương quan chặt chẽ với nhau, có hệ số tải nhân tố từ 0,716 đến 0,852, nhân tố F1 được đặt tên là “Vốn xã hội”..
- SOC2 Cuộc sống trong cộng đồng an toàn hơn (an ninh địa phương).
- SOC3 Các mối quan hệ gia đình tốt hơn SOC4 Cộng đồng (những người sống cùng.
- địa phương) thân thiện hơn SOC5 Cộng đồng đáng tin cậy hơn.
- SOC6 Cộng đồng có tính hỗ trợ hơn (thường giúp đỡ nhau).
- Nhân tố F2 có 6 biến tương quan chặt chẽ với nhau, có hệ số tải nhân tố từ 0,622 đến 0,882, nhân tố F2 được đặt tên là “Lợi ích vật chất và tinh thần”..
- Nhân tố F3 có 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau, có hệ số tải nhân tố từ 0,6684 đến 0,942, nhân tố F3 được đặt tên là “Môi trường và sức khỏe”..
- Nhân tố F4 có 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau, có hệ số tải nhân tố từ 0,781 đến 0,835, nhân tố F4 được đặt tên là “Dịch vụ tiện ích công”..
- Nhân tố F5 có 2 biến tương quan chặt chẽ với nhau, có hệ số tải nhân tố từ 0,688 đến 0,835, nhân tố F5 được đặt tên là “Chính quyền địa phương”..
- Vai trò của chính quyền địa phương trong vấn đề giải quyết ô nhiễm được thực hiện tốt hơn Các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5 được sử dụng trong mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng đối với sự phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL.
- Với SAT là biến phụ thuộc, SAT được định lượng bằng cách tính điểm trung bình của ba biến quan sát thuộc nhân tố này.
- Các biến F 1 , F 2 , F 3, F 4, F 5 được định lượng bằng tính điểm trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó..
- Bước 3: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính Kết quả kiểm định mô hình cho thấy, hệ số R 2 hiệu chỉnh là 47,6% có nghĩa là 47,6% sự biến thiên về mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình, còn lại là các yếu tố khác chưa được nghiên cứu.
- Nhân tố ảnh hưởng.
- Từ đó, phương trình hồi qui ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển của du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL được thiết lập như sau:.
- Từ phương trình hồi quy cho thấy, 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực ĐBSCL đó là: (F1) Vốn xã hội, (F2) Lợi ích vật chất và tinh thần, (F3) Môi trường và sức khỏe, (F4) Dịch vụ tiện ích công, (F5) Chính quyền địa phương.
- Các nhân tố F 1 , F 2 , F 3 , F 4 , F 5 đều tương quan thuận với mức độ hài lòng của cộng đồng.
- Từ đó cho thấy, nếu việc phát triển du lịch homestay tại các cù lao góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho cộng đồng.
- các dịch vụ tiện ích công ngày càng được cải thiện thì mức độ hài lòng của cộng đồng dân cư sẽ càng tăng.
- Nghiên cứu còn cho thấy, sự hài lòng của cộng đồng chịu tác động mạnh bởi nhân tố (F2) Lợi ích vật chất và tinh thần.
- Thực tế cho thấy, cộng đồng tại các cù lao rất mong đợi sự phát triển của loại hình du lịch homestay sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của địa phương..
- Nghiên cứu đã cho thấy, các nhân tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng đối với việc phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao là Vốn xã hội, Lợi ích vật chất và tinh thần, Môi trường và sức khỏe, Dịch vụ tiện ích công và Chính quyền địa phương.
- Trong đó, lợi ích vật chất và tinh thần là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của cộng đồng.
- Đối với chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương cần quy hoạch, xây dựng định hướng phát triển du lịch homestay trong dài hạn.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các lợi ích kinh tế cũng như văn hóa xã hội mà du lịch homestay mang lại.
- trợ các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch homestay bằng nhiều chính sách ưu đãi..
- Phối hợp với các tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho cộng đồng tham gia phát triển du lịch, giữ an ninh trật tự địa phương, thực hiện nhiều chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với những hộ thành công trong lĩnh vực homestay..
- Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Đầu tư vào việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm du lịch homestay theo hướng liên kết vùng dựa trên đặc thù của từng địa phương, phát huy lợi thế so sánh của khu vực.
- Xây dựng phương án chia sẻ lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp với cộng đồng tham gia phát triển du lịch.
- Đối với cộng đồng địa phương: Nghiên cứu, phát huy thế mạnh đặc trưng sinh thái cù lao kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống để thu hút du khách.
- “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng Việt Nam”, dự án tổ chức phát triển du lịch Hà Lan, Trường Đại học Hà Nội..
- Nguyễn Quốc Nghi, Võ Phạm Tân, Trần Thị Kim Trang, (2009), Giải pháp phát triển du lịch.
- cộng đồng tỉnh Tiền Giang.
- Tạp chí Du lịch Viêt Nam.