« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT XUẤT BẢN QUỐC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Đại hoc Cần Thơ, nghiên cứu khoa học, xuất bản quốc tế.
- Nghiên cứu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên 1 Trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả cho thấy năng suất xuất bản quốc tế của trường Đại học Cần Thơ chỉ đạt mức thấp, khoảng 0,35 bài/giảng viên/năm.
- Từ kết quả mô hình hồi quy dựa trên số liệu của 158 giảng viên, giảng viên là nam giới có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn nữ giới và giảng viên học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn so với giảng viên tốt nghiệp ở trong nước.
- Ngoài ra, các yếu tố khác như trình độ chuyên môn, mức độ yêu thích nghiên cứu khoa học quốc tế, số giờ nghiên cứu trong tuần và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học cũng có tác động tích cực đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nhiệm vụ chính của một giảng viên.
- 1 Trường ĐHCT còn có nghiên cứu viên hợp đồng, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào giảng viên cơ hữu có hợp đồng dài hạn..
- làm việc đối với giảng viên có quy định: Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian để tham gia hoạt động NCKH.
- Tuy nhiên thời gian cho hoạt động NCKH của giảng viên chưa cao, công trình và thành tích NCKH của giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất thấp.
- Hoạt động công bố quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với đối với khoa, viện, các cơ sở giáo dục đại học nơi giảng viên công tác và đối với cá nhân giảng viên..
- Chính vì vai trò to lớn của công bố quốc tế, mục tiêu của bài viết này là tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, qua đó đề ra các hàm ý chính sách để nâng cao năng suất xuất bản quốc tế của đội ngũ giảng viên..
- Năng lực nghiên cứu của giảng viên luôn được quan tâm và đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài này..
- Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ nghiên cứu tác động của các nhân tố đến năn suất nghiên cứu chung của trường chứ không tách ra cho từng giảng viên..
- Bentley (2012) đã đề cấp đến vấn đề giới tính trong năng suất nghiên cứu của giảng viên ở các trường đại học của Úc.
- Ngoài ra, Nguyễn Trọng Tuấn (2013) cho rằng áp lực về thời gian là một trong những nhân tố làm giảm năng suất nghiên cứu của giảng viên.
- Vì vậy, một nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến năng suất xuất bản quốc tế là rất cần thiết, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao số lượng xuất bản quốc tế của từng giảng viên nói riêng và của cả cơ sở giáo dục đào tạo nói chung..
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu 2.2 Dữ liệu.
- Dữ liệu sử dụng trong bài viết này được thu thập từ hai nguồn: số liệu kê khai của các giảng viên qua hệ thống quản lý của Trường do Ban biên tập của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng cung cấp và số liệu từ phỏng vấn trực tiếp 158 giảng viên của Trường..
- Trong đó, Y là biến phụ thuộc là số lượng xuất bản quốc tế của một giảng viên bình quân của giai đoạn nghiên cứu để giảm sự biến động..
- Giới tính: Về trung bình, giảng viên nam có năng suất NCKH nói chung và NCKH quốc tế nói riêng tốt hơn giảng viên nữ.
- Hầu hết các xuất bản có chất lượng được giảng viên thực hiện ở giai đoạn sau khi tốt nghiệp tiến sĩ.
- Điều này được lý giải là do, giảng viên được trau dồi, rèn luyện kinh nghiệm, kiến thức về NCKH trong quá trình học tập tiến sĩ nên năng lực NCKH sẽ dần được.
- Nơi tốt nghiệp bằng cấp cao nhất: Ngoại ngữ có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến công bố quốc tế của giảng viên.
- Việc giảng viên học tập thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài sẽ giúp giảng viên phát triển được năng lực ngoại ngữ, tiếp cận tài liệu nước ngoài dễ dàng hơn, giúp giảng viên có năng suất nghiên cứu quốc tế tốt hơn..
- Mức độ yêu thích NCKH quốc tế: Năng suất NCKH quốc tế còn bị tác động rất lớn bởi sở thích của cá nhân giảng viên.
- Nhiều giảng viên yêu thích xuất bản bài báo trong nước hơn quốc tế vì xuất bản quốc tế tốn nhiều thời gian, tốn nhiều chi phí và yêu cầu chất lượng khắt khe hơn.
- Bên cạnh năng lực nghiên cứu của bản thân giảng viên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sở thích nghiên cứu của giảng viên cũng có tác động đến năng suất nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu quốc tế nói riêng..
- Thời gian nghiên cứu: Nhiều hoạt nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo và điều này sẽ cần nhiều thời gian của giảng viên.
- Do đó, giảng viên càng dành nhiều thời gian cho NCKH thì khả năng có được công bố khoa học sẽ càng cao..
- nghiên cứu.
- Nghiên cứu sinh.
- NCKH quốc tế.
- Số bài báo quốc tế (bài .
- Tỷ lệ bài báo quốc tế.
- Ghi chú: a: tổng số bài xuất bản/giảng viên.
- b: số bài quốc tế/giảng viên Bảng 2 cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa số.
- Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Trường Đại học Cần Thơ, cho thấy đội ngũ giảng viên đã chú trọng hơn đến việc xuất bản bài báo quốc tế..
- Bảng 3: Thực trạng xuất bản quốc tế của nữ giảng viên ở Trường Đại học Cần Thơ.
- Số lượng giảng viên có xuất bản quốc tế (người Số lượng giảng viên nữ có xuất bản quốc tế (người .
- Tỷ lệ giảng viên nữ.
- Bảng 3 cho thấy sự khác biệt khá rõ về tỷ lệ giới tính của giảng viên có xuất bản bài báo quốc tế.
- Mặc dù tỷ lệ giảng viên nữ khá cao (chiếm 53,4% tổng số giảng viên 2.
- có khoảng hơn 20% bài báo được xuất bản bởi giảng viên nữ.
- Tỷ lệ này tăng lên vào năm 2017 với 33,1% số giảng viên có bài báo quốc tế là.
- nữ, tuy nhiên tỷ lệ này lại giảm trở lại vào năm 2018 với chỉ có 26,6% giảng viên đăng bài là nữ giới..
- 3.2 Đặc điểm hoạt động của giảng viên được khảo sát.
- Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 158 giảng viên của Trường Đại học Cần.
- Trong số 158 giảng viên này, có 71 giảng viên nam và 87 giảng viên nữ, chiếm tỷ lệ lần lượt là 44,9% và 55,1%, phù hợp với tỷ lệ nam, nữ giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ..
- Bảng 4: Trình độ chuyên môn của giảng viên Trình độ chuyên.
- Nghiên cứu sinh 38 24,1.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 158 giảng viên năm 2018 Bảng 5: Mức độ yêu thích hoạt động NCKH quốc tế Mức độ yêu thích NCKH.
- quốc tế.
- Chỉ yêu thích xuất bản quốc tế 10 6,3.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 158 giảng viên năm 2018 Về trình độ, giảng viên, phần lớn, có trình độ thạc sĩ (chiếm tỷ lệ 45,6%) và giảng viên đang học.
- Bảng 5 cho thấy phần lớn giảng viên yêu thích xuất bản bài báo trong nước hơn quốc tế với 54 giảng viên, chiếm tỷ lệ 34,2%.
- Chỉ có 29 giảng viên yêu thích xuất bản quốc tế hơn trong nước, chiếm tỷ lệ 18,4%.
- Bảng 6: Số giờ nghiên cứu của giảng viên Số giờ nghiên cứu một.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 158 giảng viên năm 2018 Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 , giảng viên phải dành 1/3 quỹ thời gian cho hoạt động nghiên cứu.
- Tuy nhiên qua Bảng 6 có thể thấy thời gian giảng viên cho nghiên cứu không nhiều..
- Giảng viên cần tăng cường thời gian nghiên cứu để có thể nâng cao năng suất xuất bản bài báo trong nước và quốc tế..
- Bảng 7: Kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học từ năm .
- Nguồn: Kết quả khảo sát 158 giảng viên năm 2018 Qua Bảng 7, nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn chưa cao, hiện tại đề tài cấp cơ sở của Trường Đại học Cần Thơ chỉ nhận.
- cho giảng viên tham gia NCKH, vì NCKH quốc tế tốn nhiều thời gian, và có thể tốn chi phí đăng bài đáng kể.
- Những đề tài được tài trợ bởi các tổ chức tài trợ quốc tế, hoặc trong nước như Quỹ Nafosted với nguồn kinh phí trên 600 triệu/đề tài thì mới khuyến khích, hỗ trợ được giảng viên đăng bài quốc tế..
- 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất công bố quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Những vấn đề được phân tích ở các phần trên chưa nêu rõ được tác động của các nhân tố đến năng suất nghiên cứu quốc tế.
- giảng viên.
- Biến phụ thuộc là số lượng bài báo quốc tế của giảng viên..
- Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố có tác động đến năng suất xuất bản quốc tế bao gồm: Giới tính, Trình độ chuyên môn, Nơi tốt nghiệp cao nhất, Mức độ yêu thích NCKH quốc tế, Thời gian nghiên cứu và Kinh phí hoạt động..
- Nam giảng viên sẽ có năng suất xuất bản quốc tế cao hơn so với nữ.
- Cụ thể, giảng viên nữ phải dành nhiều thời gian cho gia đình hơn và có sức khỏe yếu hơn cũng như cơ hội học tập nâng cao trình độ ít hơn so với giảng viên nam..
- X 4 Mức độ yêu thích NCKH quốc tế .
- X 5 Thời gian nghiên cứu .
- Nguồn: Kết quả khảo sát 158 giảng viên năm 2018.
- bản quốc tế càng cao vì những bài báo quốc tế mang tính học thuật cao, có tính thực tiễn và cấp thiết nên đòi hỏi năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu cao của giảng viên..
- Giảng viên tốt nghiệp bằng cao nhất ở nước ngoài sẽ có năng suất xuất bản bài báo quốc tế cao hơn so với giảng viên tốt nghiệp trong nước.
- Điều này được giải thích là do giảng viên ở học tập ở nước ngoài có năng lực ngoại ngữ tốt, được tiếp cận với môi trường học thuật chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội để rèn luyện năng lực nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, giảng viên học tập ở nước ngoài phần lớn học ở những trường có uy tín, có đội ngũ giáo sư tốt, được hướng dẫn cặn kẽ, kỹ càng về hoạt động nghiên cứu.
- Vì vậy số lượng và chất lượng bài báo của giảng viên học ở nước ngoài sẽ.
- tốt hơn so với giảng viên học trong nước.
- Để nâng cao năng suất nghiên cứu của giảng viên, Trường nên có những chính sách ưu đãi, khuyến khích giảng viên học tập ở nước ngoài để vừa nâng cao năng lực ngoại ngữ, vừa được tiếp cận với môi trường học thuật cao..
- Điều này cho thấy yếu tố sở thích cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn NCKH cũng như năng suất làm việc của giảng viên.
- Trường nên khuyến khích giảng viên chú trọng nghiên cứu quốc tế, cũng như có những chính sách hợp lý đối với công trình quốc tế bằng các hình thức khen thưởng..
- Thời gian nghiên cứu cũng ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu của giảng viên.
- Như vậy yếu tố then chốt để nâng cao số lượng bài báo xuất bản vẫn là giảng viên nên dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động nghiên cứu.
- Tuy nhiên, điều này không phải dễ thực hiện vì giảng viên vẫn còn nhiều áp lực thời gian dành cho hoạt động giảng dạy, công việc của khoa, trường và hoạt động quản lý..
- Kinh phí NCKH cũng tác động đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên.
- Điều này cũng được thể hiện ở chỗ, phần lớn giảng viên có bài báo xuất bản quốc tế thường có tham gia đề tài, dự án quốc tế hoặc dự án có nguồn kinh phí lớn (như đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước,…)..
- Từ việc khảo sát thực tế và phân tích mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản quốc tế của giảng viên Trường Đại học Cần Thơ.
- Những nhân tố này phù hợp với thực trạng và là nền tảng cho những chính sách hợp lý để có thể nâng cao năng suất nghiên cứu của giảng viên..
- 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Trong những năm gần đây, Trường Đại học Cần Thơ đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH quốc tế, tuy nhiên số lượng bài báo quốc tế còn thấp, tỷ lệ giảng viên đăng bài quốc tế chưa cao.
- Qua phân tích mô hình hồi quy đa biến từ 158 quan sát, nghiên cứu đã xác định được sáu nhân tốt tác động đến năng suất xuất bản quốc tế bao gồm:.
- khuyến khích giảng viên học tập và làm việc ở nước ngoài (thông qua hình thức trao đổi giảng viên ngắn hạn), tăng nguồn kinh phí cho hoạt động NCKH quốc tế, giảm thời lượng giảng dạy của giảng viên và khuyến khích giảng viên tăng số giờ nghiên cứu một tuần,….
- Hạn chế của nghiên cứu là chỉ mới xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xuất bản bài báo của giảng viên hay số lượng bài báo do giảng viên công bố mà chưa phân tích được chất lượng của những bài báo này.
- Trong tương lai cần có một nghiên cứu khác phân tích được những nhân tố tác động đến chất lượng của bài báo được xuất bản bởi giảng viên, từ đó có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao toàn diện khả năng nghiên cứu của giảng viên cũng như nâng cao danh tiếng của Trường Đại học Cần Thơ..
- Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT quy định “Chế độ làm việc đối với giảng viên”, ngày truy cập .
- đến khả năng tham gia nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường cao đẳng công lập ở thành phố Cần Thơ.
- Thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế