« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về biến đổi khí hậu


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH, TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
- Biến đổi khí hậu, nhân tố ảnh hưởng, nhận thức, sinh viên du lịch, trường Cao đẳng Kiên Giang.
- Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về biến đổi khí hậu.
- Số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 450 sinh viên đang học tại Khoa Du lịch.
- Kết quả cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về biến đổi khí hậu theo thứ tự giảm dần là: (1) biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu, (2) hoạt động thông tin và truyền thông, (3) hoạt động giáo dục, (4) nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, (5) tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và (6) sự hiểu biết về biến đổi khí hậu.
- Từ đó, một số giải pháp đưa ra nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang hơn trong tương lai..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về biến đổi khí hậu.
- Mặc dù chịu sự tác động của BĐKH, nhưng nhận thức của mỗi cá nhân và cộng đồng về BĐKH là hoàn toàn khác nhau, đa dạng và thiếu nhất quán..
- Để đối phó với vấn đề này, nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng tránh thiên tai và thích ứng với BĐKH được định hướng từ khá sớm, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh và sinh viên thông qua thái độ và sự nhận thức..
- Do đó, nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động trong ngành du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và đưa vào chương trình đào tạo du lịch tại các cơ sở đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng – đại học chuyên đề: “Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch”.
- Chính vì thế, việc đánh giá nhận thức của các đối tượng lao động ngành du lịch về BĐKH là rất cần thiết trong nghiên cứu, đặc biệt là đối tượng sinh viên, nhóm đối tượng được tiếp xúc nhiều về BĐKH trong nội dung các học phần, môn học cũng như hoạt động thực tế, một nguồn lực sẽ trở thành đội ngũ lao động trong ngành du lịch ở tương lai.
- Việc đánh giá nhận thức của sinh viên ngành du lịch về BĐKH khi còn trên ghế nhà trường sẽ góp phần tìm ra những những thiếu sót, từ đó có những biệp pháp bổ sung kịp thời trong nội dung.
- sớm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên góp phần hạn chế tác động xấu gây ra BĐKH cũng như tăng khả năng thích ứng trong quá trình BĐKH hiện nay.
- Vậy, tại trường Cao đẳng Kiên Giang (CĐKG), nhận thức của sinh viên ngành du lịch về BĐKH ra sao? và các nhân tố nào tác động đến nhận thức về BĐKH của sinh viên ngành du lịch ở trường này đến nay vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu kỹ..
- Chính vì vậy, việc đánh giá nhận thức của sinh viên du lịch về BĐKH ở trường CĐKG cần thiết được thực hiện.
- Mục đích của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của sinh viên Khoa Du lịch, trường CĐKG;.
- qua đó một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH của sinh viên Khoa Du lịch tại trường CĐKG.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học thực tiễn hỗ trợ cơ sở đào tạo, ban chủ nhiệm khoa, đội ngũ giảng viên giảng dạy và các bên có liên quan điều chỉnh nội dung giảng dạy trong các học phần, các hoạt động nhằm đảm bảo nâng cao hiểu biết và nhận thức của đối tựợng sinh viên du lịch về vấn đề môi trường và BĐKH cũng như khả năng thích ứng đối với hiện tượng toàn cầu này..
- 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) và nhận thức là một quá trình ở con người.
- Ở con người, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động.
- đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan và hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau (cảm giác, trí giác, tư duy, tưởng tượng.
- Thấy được vô số các tác động tiêu cực đó, con người dần nhận thức được về BĐKH.
- Theo Ziadat (2010), nhận thức về môi trường và BĐKH là một dạng kiến thức có thể phát triển qua quá trình nhận thức của con người.
- Vì thế, có thể nói rằng nhận thức về môi trường và BĐKH là sản phẩm của giáo dục và có thể phát triển thông qua quá trình giáo dục..
- Chính vì vậy, việc giáo dục rất quan trọng trong quá trình nhận thức của con người về BĐKH, đặc biệt là học sinh và sinh viên..
- Quá trình điều tra nhận thức nhìn chung khẳng định rằng sự thiếu hụt kiến thức về nguyên nhân gây ra BĐKH và ảnh hưởng kèm theo của nó dẫn tới sự khó khăn trong đề xuất phương hướng giải quyết và biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đó ở quy mô địa phương và toàn cầu.
- Các nội dung chính trong hoạt động giáo dục về BĐKH nhằm thay đổi nhận thức của học sinh và sinh viên là khái niệm, biểu hiện, đặc điểm, hệ quả, nguyên nhân, tác động, biện pháp ứng phó, giáo dục và tuyên truyền.
- Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp giáo dục cũng là yếu tố chính tác động tới mức độ hiệu quả về mặt giáo dục nhận thức đối với vấn đề BĐKH của học sinh (Nguyễn Thị Minh Phương, 2009)..
- Ngoài ra, quá trình đánh giá những tác động tới nhận thức và thái độ đối với vấn đề nóng lên toàn cầu và BĐKH được thể hiện thông qua: mức độ hiểu biết về BĐKH, nguyên nhân dẫn đến BĐKH, các rủi ro cá nhân và xã hội trong tương lai (tác động.
- Không những thế, nhận thức của học sinh và sinh viên về BĐKH còn bị ảnh hưởng từ phía thông tin và truyền thông, bởi vì công tác truyền thông sẽ giúp con người ý thức được hành vi, biết được hậu quả và tác hại của BĐKH, từ đó chủ động góp phần vào quá trình thích ứng với BĐKH vì sự phát triển bền vững (Trần Bích Vân, 2015)..
- Từ những cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu trong lẫn ngoài nước, mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của sinh viên ngành du lịch tại trường CĐKG bao gồm 6 thang đo:.
- Kết quả nghiên cứu là dựa trên dữ liệu được thu thập từ thông tin của 450 sinh viên đang theo học ngành Du lịch tại Khoa du lịch, Trường CĐKG bằng cách phỏng vấn bảng hỏi.
- Do số lượng sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG không đồng đều về từng chuyên ngành và khóa học nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong thu thập dữ liệu sơ cấp.
- các phương diện về mặt nhận thức đối với vấn đề BĐKH.
- (1) Phương pháp kiểm định trung bình hai mẫu độc lập: Dùng để so sánh mức độ khác biệt về sự nhận thức BĐKH của sinh viên nam và sinh viên nữ..
- (4) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên du lịch về BĐKH.
- (5) Phương pháp phân tích hồi quy truyến tính đa biến: Phương pháp này được dùng để xác định nhân tố nào tác động đến biến phụ thuộc và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến nhận thức về BĐKH của sinh viên du lịch Trường CĐKG.
- 3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH của sinh viên Khoa Du lịch, trường Cao đẳng Kiên Giang.
- nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- Nguồn: Kết quả khảo sát từ sinh viên năm 2019, n=450 Bảng 2: Kiểm định KMO and Bartlett.
- Nguồn: Kết quả khảo sát từ sinh viên năm 2019, n=450 Sau khi kiểm định KMO và Bartlett, chỉ số của dữ liệu nghiên cứu = 0,921 (chỉ số KMO rất tốt) và kiểm định Bartlett có giá trị Sig.
- Dựa vào bảng ma trận điểm số nhân tố (Bảng 3) có thể kết luận, có 06 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BDKH..
- Để khẳng định các nhân tố thực sự ảnh hưởng và cường độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BDKH, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng.
- Nguồn: Kết quả khảo sát từ sinh viên năm 2019, n=450 Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
- Nguồn: Kết quả khảo sát từ sinh viên năm 2019, n=450.
- Bảng 4 cho thấy có sáu nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH là: F1 (hoạt động giáo dục), F2 (tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu), F3 (hoạt động thông tin và truyền thông), F4 (nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu), F5 (sự hiểu biết về biến đổi khí hậu) và F6 (biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu)..
- F1 có hệ số là 0,314 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- Khi sinh viên đánh giá nhân tố.
- “hoạt động giáo dục” tăng thêm 1 điểm thì nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH tăng thêm 0,314 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,314.
- Hoạt động giáo dục có ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về BĐKH bởi vì trong hoạt động giáo dục, giảng viên và bài học trên lớp sẽ cung cấp và hình thành nên những kiến thức, kỹ năng và thái độ về một vấn đề nào đó, mà cụ thể ở đây là môi trường và BĐKH..
- Nếu hoạt động giáo dục về BĐKH tốt thì nhận thức của sinh viên sẽ cao, góp phần giảm thiểu vấn đề BĐKH và ngược lại.
- điều này càng làm ảnh hưởng hơn nữa đối với mặt nhận thức.
- F2 có hệ số là 0,190 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- “tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu” tăng thêm 1 điểm, nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH tăng thêm 0,190 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,190.
- Từ đó, nhận thức của con người dần trở nên bị ảnh hưởng và thay đổi đối với vấn đề BĐKH này.
- Vì vậy, tác động tiêu cực của BĐKH được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình là nhân tố có ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH, kết quả nghiên cứu này đồng tình với kết quả của Bord et al..
- F3 có hệ số là 0,363 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- “hoạt động thông tin và truyền thông” tăng thêm 1 điểm, nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH tăng thêm 0,363 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,363.
- Hoạt động thông tin và truyền thông sẽ tác động đến nhận thức của người dân, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của họ.
- Không nằm ngoại lệ đó, hoạt động thông tin và truyền thông cũng tác động đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH..
- Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Bích Vân (2015) cũng cho thấy nhân tố hoạt động thông tin và truyền thông có ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH..
- F4 có hệ số là 0,217 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- “nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu” tăng thêm 1 điểm, nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH tăng thêm 0,217 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,217.
- nguyên nhân dẫn đến BĐKH có ảnh hưởng đến nhận thức của con người về vấn đề này.
- Bởi vì khi biết được các nguyên nhân dẫn đến BĐKH kèm theo các tác động tiêu cực của nó thì nhận thức của con người sẽ bị tác động và dần thay đổi theo hướng tích cực bằng cách hạn chế và giảm thiểu các nguyên nhân xây ra BĐKH.
- Do đó, trong kết quả của nghiên cứu này, “nguyên dân dẫn đến BĐKH” là một trong những nhân tố tác động đến nhận thức của sinh viên Khoa du lịch về BĐKH.
- F5 có hệ số là 0,179 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- “sự hiểu biết về BĐKH” tăng thêm 1 điểm, nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH tăng thêm 0,179 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,179.
- Đối với sự hiểu biết về BĐKH, nếu sinh viên có đủ hiểu biết về BĐKH như khái niệm (tức nó là cái gì), nguyên nhân dẫn đến BĐKH, tác động của BĐKH, biện pháp khắc phục, thích nghi, hạn chế BĐKH,… thì sinh viên sẽ có nhận thức và hành động đúng đắn hơn về vấn đề này.
- Cụ thể, nếu sinh viên biết được nguyên nhân và tác động tiêu cực của BĐKH gây ra thì nhận thức của sinh viên sẽ dần thay đổi và tìm cách giảm thiểu tình trạng này xảy ra.
- F6 có hệ số là 0,371 và quan hệ cùng chiều với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- “biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu” tăng thêm 1 điểm, nhận thức của sinh viên tăng thêm 0,371 điểm, tương ứng với hệ số tương quan chưa chuẩn hóa là 0,371.
- Việc xuất hiện các biện pháp hạn chế BĐKH như các khẩu hiệu, băng rôn tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường về nhặt rác, trồng rừng, dọn vệ sinh đường phố, bờ biển,…một phần làm ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về vấn đề BĐKH.
- và từ đó cộng đồng người dân sẽ tìm hiểu và nhận thức được lợi ích của các biện pháp này mang lại, giúp ích cho cuộc sống, kinh tế và xã hội.
- Đặc biệt, trong ngành du lịch có sự xuất hiện của các loại hình du lịch liên quan đến bảo vệ môi trường như du lịch xanh, du lịch bền vững hay du lịch có trách nhiệm, điều này sẽ tác động nhiều đến nhận thức của sinh viên du lịch do các lợi ích mà nó mang lại cho việc phát triển du lịch ngày nay.
- (2000), the Aisa Foundation (2012), Jorgensen and Termansen (2016) và Trần Thị Minh Ngọc (2017) cũng chỉ ra rằng biện pháp hạn chế BĐKH có ảnh hưởng đến nhận thức về BĐKH..
- Dựa vào kết quả hệ số tác động của các nhân tố trên thì nhân tố “biện pháp hạn chế BĐKH” đóng vai trò quan trọng nhất đối với nhận thức của sinh.
- 3.2 Sự khác biệt nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, trường Cao đẳng Kiên Giang về BĐKH.
- Sau khi kiểm định mối quan hệ về giới tính và ngành học của sinh viên thì kết quả cho thấy, nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG đối với vấn đề BĐKH không có sự khác nhau về giới tính và ngành học.
- Tức là sinh viên nam và sinh viên nữ ở Khoa Du lịch là có nhận thức như nhau.
- và sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với ngành Quản trị khách sạn đều có nhận thức về BĐKH giống nhau..
- Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG đối với vấn đề BĐKH.
- Sinh viên khóa 12 có nhận thức cao nhất về vấn đề BĐKH, kế đến là khóa 13 và thấp nhất là khóa 11 (Bảng 6).
- Sở dĩ có sự khác nhau về mặt nhận thức giữa sinh viên khóa 11, 12 và 13 là do trong thời gian vừa qua, chủ yếu là từ năm học 2018-2019 trở đi (từ Khóa 12 và 13), Đoàn Trường và Đoàn Khoa có các hoạt động bảo vệ môi trường như thúng rác chai nhựa, làm hoa tái chế, thời trang tái chế, trồng thêm cây xanh, hoạt động tình nguyện về việc dọn dẹp vệ sinh khu phố, nhặt rác tại công viên và bờ kè Khu lấn biển, hoạt động du lịch có trách nhiệm thông qua nhặt rác tại đỉnh Ma Thiên Lãnh (Hòn Sơn.
- Chính vì vậy, việc nhận thức của sinh viên du lịch có sự khác biệt nhau giữa các khóa..
- Bảng 6: Sự khác biệt về nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang đối với BĐKH theo khóa học Khóa học Giá trị trung bình Sig..
- 3.3 Một số giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Kiên Giang về BĐKH.
- Để nâng cao nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH, một số giải pháp được đề xuất như sau:.
- Đối với hoạt động thông tin và truyền thông thì cần có các bảng hiệu, băng rôn liên quan đến môi trường và BĐKH tại khu vực Khoa chuyên môn và tại các phòng học lý thuyết lẫn thực hành nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
- Khi thực hiện các chiến dịch và phong trào hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và BĐKH thì cần có những bài viết kèm hình ảnh để đăng trên website, mạng xã hội của Khoa và Trường nhằm tác động đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung được nhiều hơn..
- Ngoài ra, cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về môi trường và BĐKH để chia sẻ cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về vấn đề này đến sinh viên của Khoa nhằm nâng cao nhận thức hơn ở sinh viên.
- một mặt giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học trong các học phàn về Tổng quan du lịch, du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững vào trong thực tế, từ đó nâng cao được nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường và BĐKH của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG..
- Việc nâng cao nhận thức của sinh viên nói chung và sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
- Việc khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề BĐKH sẽ góp phần cung cấp những chứng cứ thực tiễn, từ đó có những biện pháp thích hợp để kịp thời thay đổi nhận thức và hành động theo chiều hướng tích cực hơn..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH: (1) hoạt động giáo dục, (2) tác động tiêu cực của BĐKH, (3) hoạt động thông tin và truyền thông, (4) nguyên nhân dẫn đến BĐKH, (5) sự hiểu biết về BĐKH, (6) biện pháp hạn chế BĐKH.
- Trong đó, nhân tố “biện pháp hạn chế BĐKH” đóng vai trò quan trọng nhất đối với nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH.
- Bên cạnh đó, thông qua kết quả phân tích cho thấy nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG về BĐKH chỉ có sự khác biệt về khóa học, còn giới tính và ngành học thì không có sự khác biệt.
- Qua kết quả đó, để nhận thức của sinh viên Khoa Du lịch, Trường CĐKG đối với BĐKH được nâng cao hơn trong thời gian tới thì cần áp dụng các giải pháp được đề xuất ở trên..
- Nhận thức và thái độ của học sinh trung học phổ thông về biến đổi khí hậu hiện nay (nghiên cứu trường hợp học sinh trường trung học phổ thông Xuân Đình-Bắc Từ Liêm- Hà Nội).
- Giáo dục phổ thông góp phần nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Hội thảo Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu