« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM.
- quyết định đầu tư.
- Ngược lại, giá trị tài sản cố định và nhân tố cạnh tranh của DNSNNVV ảnh hưởng nghịch chiều với đầu tư.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố lợi nhuận, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (DN), kinh nghiệm và các loại hình DN hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn không có tác động đến quyết định đầu tư.
- Chỉ riêng DN cổ phần có tác động tích cực đến việc đầu tư..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Việt Nam.
- Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Vì vậy, việc tăng vốn và sử dụng vốn đầu tư hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả SXKD, giúp DN tăng trưởng nhanh và bền vững, từ đó giúp phát triển nền kinh tế (Nickell, 1996;.
- Vấn đề hiệu quả của việc đầu tư của.
- DNSNNVV cần được xem xét để có giải pháp cải thiện tốt hơn nhằm giúp DNSNNVV đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn..
- Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đầu tư của doanh nghiệp tại các nước trên thế giới như tại Hàn Quốc có nghiên cứu của Koo and Maeng (2005), tại Mexico có nghiên cứu của Ruiz and Lopez (2011)..
- Riêng ở Việt Nam cũng có một vài nghiên cứu về quyết định đầu tư của DN như Lê Khương Ninh (2007) thực hiện phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong nghiên cứu này, bộ số liệu điều tra được sử dụng là về DNSNNVV thực hiện năm 2013 bởi Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) kết hợp với một số tổ chức khác để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định đầu tư của DNSNNVV tại Việt Nam, từ đó có những đề xuất một số chính sách nhằm giúp các DNSNNVV có thể phát triển tốt hơn..
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm đầu tư.
- Trong kinh tế học, đầu tư được định nghĩa như là một hành động bỏ ra hay sử dụng các nguồn lực (một khoản chi phí) theo bất cứ cách nào nhằm làm tăng sản lượng, phát triển năng lực sản xuất và kỳ vọng thu được lợi nhuận trong tương lai.
- Trong Từ điển phân tích kinh tế của Guerrien (2007), đầu tư là: “Tác vụ - của một doanh nghiệp hay một nước nhằm gia tăng quỹ tư liệu sản xuất để sản xuất trong tương lai” và còn định nghĩa khác về đầu tư có ý nghĩa tương tự như Mankiw (2007) cho rằng:.
- “Khoản đầu tư và những hàng hóa do cá nhân hay doanh nghiệp mua sắm để tăng thêm khối lượng tư bản (vốn) của họ”..
- Đầu tư có thể là đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) hoặc tài sản tài chính.
- Đầu tư vào TSCĐ sẽ làm tăng năng lực sản xuất, tạo ra nhiều hàng hóa, còn tài sản tài chính là những giấy tờ có giá không làm tăng năng lực sản xuất tương lai của DN.
- Do đó, nghiên cứu này chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến những khoản đầu tư làm tăng sản xuất của DN như đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, và các tài sản góp phần trực tiếp vào sản xuất..
- 2.2 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
- Như trình bày ở phần trên, đầu tư là loại hoạt động mang lại sự gia tăng thu nhập trong tương lai..
- Bởi vì việc đầu tư hôm nay của DN có liên quan đến.
- Những thay đổi của thị trường như là nguồn nguyên liệu, lao động, khả năng tiêu thụ và sự cạnh tranh sẽ làm cho việc đầu tư của DN doanh nghiệp trở nên không chắc chắn và có rủi ro.
- Như vậy, mối liên quan giữa sự không chắc chắn và rủi ro ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN.
- Việc đầu tư của DN bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của DN (Zilla et al., 2008).
- Dưới đây là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư mà các nghiên cứu đã chỉ ra..
- Lợi nhuận: Khi bị hạn chế tín dụng do thông tin bất đối xứng, không thể tiếp cận nhiều vốn vay từ ngân hàng thương mại, DN sẽ phải sử dụng lợi nhuận tích lũy được để tài trợ cho đầu tư.
- Bo and Lensink (2005) và Lê Khương Ninh (2007) cũng cho rằng khi đầu tư của DN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài chính nội bộ của DN do hầu hết các DN thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay NH.
- Điều này cũng có nghĩa là lợi nhuận mà DN thu được sẽ ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của DN.
- Khi đó, lợi nhuận càng cao thì DN đầu tư càng nhiều.
- Điều này cho thấy một DN đạt được lợi nhuận nhiều thì sẽ tăng khả năng mở rộng đầu tư về sau..
- Vốn vay: Là số tiền vay từ ngân hàng thương mại được DN sử dụng đầu tư TSCĐ.
- Nhân tố này có thể ảnh hưởng thuận chiều hoặc nghịch chiều đến đầu tư của DN (Raheman and Nars, 2007).
- (2008) cho thấy vốn vay có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng đầu tư của DN.
- Họ phải dựa vào nguồn vốn tự có rất hạn chế của mình để đầu tư ban đầu.
- Vì vậy, vốn vay là nguồn vốn cần thiết để giúp DNNVV tăng đầu tư..
- Tài sản cố định: Thông thường, DN có giá trị tài sản lớn sẽ đầu tư nhiều hơn DN nhỏ (Braga and Willmore, 1991).
- Tuy nhiên, một số nghiên cứu có kết quả ngược lại và cho rằng những DN nhỏ lại có những khoản đầu tư lớn nhiều hơn các DN lớn.
- Bên cạnh đó, do quy mô lớn và nhằm tránh có những thay đổi lớn trong DN nên những DN này cũng hạn chế có những khoản đầu tư thêm vì có thể gặp rủi ro (Braga and Willmore, 1991.
- Điều này cũng có nghĩa là những DN có TSCĐ lớn thì họ không muốn đầu tư thêm vì có thể gặp rủi ro nên nhân tố này kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều với quyết định đầu tư của DN..
- Lý thuyết nghiên cứu của Budina et al., (2000) đã sử dụng số lượng lao động để đo lường quy mô của DN, kết quả phân tích chỉ ra rằng tổng lao động càng cao, xác suất đầu tư của DN càng tăng.
- Vì một khi DN có nhiều lao động thì họ muốn tận dụng nguồn nhân lực của mình để tăng sản lượng và chính điều này làm cho nhu cầu đầu tư của DN sẽ nhiều hơn..
- Cạnh tranh lại là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN vì nếu chậm đầu tư thì đối thủ sẽ giành mất cơ hội tốt (Bulan et al., 2009).
- Các DN muốn đầu tư vào máy móc hiện đại hơn để tăng năng suất, giảm giá thành để tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
- Ngoài ra, DN còn đẩy mạnh đầu tư nhằm ngăn chặn các DN khác gia nhập.
- Các DN sớm đẩy mạnh đầu tư để tạo ra nhiều sản phẩm và giành được thị phần ngăn đối thủ mới gia nhập ngành.
- Chính vì vậy, cạnh tranh cũng là nhân tố kỳ vọng đẩy mạnh đầu tư của DN..
- Trong điều kiện thị trường ổn định và bão hòa thì các DN có thời gian hoạt động càng lâu có thể càng ít đầu tư vì đã có quy mô đủ lớn.
- Chính vì vậy, nhân tố này kỳ vọng ảnh hưởng ngược chiều với việc tăng đầu tư của DN..
- Theo các nhà kinh tế, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học - kỹ thuật cũng như kiến thức khoa học về quản lý kinh tế hiện đại sẽ tốt hơn, tạo ra cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn, thúc đẩy DN nâng cao lợi nhuận và khuyến khích DN muốn đầu tư nhiều hơn (Keller, 2006.
- Điều này giúp họ có quyết định đầu tư vào khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của họ..
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp liên quan đến đầu tư và đặc điểm môi trường kinh doanh của DNNVV ở Việt Nam.
- Đầu tư.
- 3.2 Mô hình nghiên cứu.
- Do số liệu điều tra dùng để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DNNVV là dữ liệu chéo nên nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mà cụ thể là phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
- DTU: Biến phụ thuộc thể hiện mức độ đầu tư của DN.
- Biến số này đo lường bằng giá trị đầu tư hay số tiền mà DN sử dụng để mua máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng chia cho giá trị TSCĐ của DN..
- Việc chia giá trị đầu tư cho tổng giá trị TSCĐ của DN nhằm loại trừ ảnh hưởng của quy mô DN đến kết quả kiểm định;.
- DNTN (doanh nghiệp tư nhân), HTX (hợp tác xã), TNHH (công ty trách nhiệm hữu hạn), CTCP (công ty cổ phần): Là những biến giả (dummy variable) được đưa vào để kiểm định sự khác biệt trong quyết định đầu tư của các DN thuộc các loại hình DN tư nhân.
- Tại Việt Nam, vì những DNSNNVV có quy mô thường rất nhỏ nên các DN này đang được chính phủ khuyến khích đầu tư để phát triển mạnh hơn.
- Vì vậy, biến này được kỳ vọng tác động cùng chiều đến quyết định đầu tư của các DN..
- Bảng 1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN tính đến năm 2013.
- Biến phụ thuộc – đầu tư của DN.
- trị TSCĐ của DN.
- Bảng 5: Kết quả ước lượng nhân tố quyết định đầu tư của DN (DTU).
- Như kỳ vọng, hai nhân tố ảnh hưởng tích cực với quyết định đầu tư của DN là VAY và LDONG.
- Kết quả này cho thấy lượng đầu tư của các DN bị ảnh hưởng bởi số tiền mà DN vay và số lao động.
- Biến số VAY cũng có hệ số dương ở mức ý nghĩa 10% (β = 0,975), nếu tiền vay gia tăng 1 triệu đồng thì mức đầu tư sẽ tăng thêm 0,975 triệu đồng.
- Nhân tố vốn vay cũng như kỳ vọng và giống các nghiên cứu trước, có tác động tích cực với quyết định đầu tư của các DNSNNVV..
- Nhân tố lao động (LDONG) cũng có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (β = 0,011) Điều này có nghĩa là khi DN tăng 1 lao động trong năm thì vốn đầu tư cần phải tăng thêm khoảng 0,011 triệu đồng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự đánh đổi giữa vốn đầu tư và lao động, điều này phù hợp lý thuyết cũng như phù hợp với các nghiên cứu của Budina et al.
- (2000), tức là tổng lao động càng cao, yêu cầu đầu tư của DN càng tăng..
- Thực tế hiện nay các các DNSNNVV trong nghiên cứu có quy mô rất nhỏ, lợi nhuận chưa nhiều đủ để các DN đầu tư vào TSCĐ mà phần lớn họ phải dựa vào vốn vay..
- Từ kết quả ước lượng có hai nhân tố tác động ngược chiều với đầu tư là giá trị TSCĐ của DN và sự cạnh tranh (CTRANH) của DN trong ngành.
- Nhân tố này cho thấy các DN có giá trị TSCĐ càng lớn thì lại có xu hướng đầu tư ít lại vì thực tế khả năng quản lý của các DNSNNVV ở VN còn kém nên họ không muốn đầu tư quá nhiều vì có thể rủi ro.
- Điều này chứng tỏ trong một ngành có nhiều DN đang cạnh tranh thì các DN họ không muốn đầu tư thêm..
- Thực tế vì năng lực quản lý và mức độ am hiểu thị trường của các DNSNNVV ở VN còn rất hạn chế nên họ ngại đầu tư thêm của các DN nghiệp vì sợ rủi ro và thất bại trong cạnh tranh..
- Như vậy, chúng ta có thể nhận định kinh nghiệm của DN và trình độ học vấn của chủ hoặc người quản lý DN không có sự ảnh hưởng đến lượng đầu tư.
- Từ kết quả hồi quy cũng cho thấy các loại hình DN gần như không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vì biến số DNTN, TNHH và HTX đều không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.
- Trong các loại hình DN trong nghiên cứu, chỉ có CTCP là loại hình có quy mô lớn hơn hết, do đó họ có mức quan tâm đến việc đầu tư để mở rộng SXKD và tăng cường khả năng cạnh tranh..
- thay đổi quyết định đầu tư của DNSNNVV.
- Các nhân tố này bao gồm số tiền vay, giá trị tài sản cố định, số lao động, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lên đầu tư của DN..
- Nghiên cứu đã chỉ ra đầu tư của các DNSNNVV phụ thuộc rất lớn vào vốn vay được từ các ngân hàng.
- Bên cạnh đó, đầu tư của các DNSNNVV ảnh hưởng cùng chiều với số lao động đang sử dụng của DN.
- Mặt khác, các DN có quy mô TSCĐ lớn hơn lại có xu hướng đầu tư ít hơn tức có ảnh hưởng ngược chiều.
- Kết quả cũng cho thấy ảnh hưởng của cạnh tranh lên đầu tư của doanh nghiệp là nghịch chiều..
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra các loại hình DN như DN hộ gia đình, DNTN, HTX, TNHH gần như không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
- Riêng chỉ có CTCP là loại DN có quy mô lớn hơn nên có quan tâm đến đầu tư.
- Cuối cùng, ngoài các biến số thực sự có ý nghĩa và tác động đến đầu tư thì còn có các yếu tố khác như thâm niên hoạt động (kinh nghiệm) của DN và trình độ học vấn của người chủ hoặc quản lý không có ý nghĩa thống kê nên không có tác động rõ rệt đến đầu tư của các DN..
- Ngoài ra, bộ dữ liệu này chưa có tính liên tục qua nhiều năm, vì vậy kết quả có thể chưa cho phản ánh sự thay đổi đầu tư của DN qua các năm.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chỉ ra được các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của các DNSNNVV tại Việt Nam, từ đó giúp cơ quan quản lý cũng như Nhà nước có những chính sách cũng như giải pháp hỗ trợ sự phát triển của các DNSNNVV tại Việt Nam trong tương lai..
- Cải thiện môi trường đầu tư để giúp DN tăng lợi nhuận.
- Nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền cần tạo dựng một môi trường đầu tư và SXKD thông thoáng, minh bạch, giảm chi phí không chính thức để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các DN.
- Tiếp tục thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ DNSNNVV, cải cách hành chính mạnh hơn nữa trong việc đăng ký kinh doanh, thuế, giảm bớt kiểm tra, thanh tra và thủ tục đầu tư.
- Vốn vay có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư của DN.
- Bên cạch việc DN chủ động tạo lập quỹ riêng (vốn tự có) cho đầu tư thì DN cần chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để có thể tận dụng các chương trình tín dụng ưu đãi từ chính phủ hoặc từ các tổ chức khác.
- Để DN thích ứng tốt với cạnh tranh và khuyến khích DN đầu tư phát triển, việc xác định, xây dựng lợi thế cạnh tranh là điều vô cùng quan trọng.
- Nghiên cứu cho thấy loại hình DN có quy mô nhỏ như HTX, DN hộ gia đình, DNTN không có ý nghĩa trong mô hình vì các loại hình DN có quy mô siêu nhỏ nên không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Kiên Giang