« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA VÀO.
- HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VƯỜN SINH THÁI CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Vườn sinh thái, hộ gia đình, sự tham gia, du lịch, Phong Điền.
- Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái bao gồm: (i) Chính sách địa phương, (ii) Môi trường tự nhiên và vốn xã hội, (iii) Văn hóa xã hội, (iv) Nguồn lực địa phương, (v) Lợi ích kinh tế.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái..
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái của hộ gia đình tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Du lịch sinh thái đóng góp to lớn cho nền kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm và phát triển bền vững (Ravider &.
- Nắm kịp xu hướng cùng thế giới, du lịch ở Việt Nam cũng được chú trọng, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái.
- Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển được thì cần có sự tham gia của hộ gia đình, hộ gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch sinh thái.
- Du lịch sinh thái là hình.
- thức du lịch nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng (Omondi &.
- Sự tham gia của cộng đồng là một yếu tố quan trọng để một điểm du lịch thành công và phát triển giống như tồn tại một mối mối quan hệ cộng sinh giữa sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch (Ravider &.
- Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ (TPCT) là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhắc đến Cần Thơ không thể không kể đến bến Ninh Kiều, chợ Nổi Cái Răng, chợ Nổi Phong Điền,… TPCT có được nét mộc mạc đậm chất sông nước miền Tây Nam Bộ cộng thêm hiện hữu nhiều vườn trái cây đặc sản, rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch xanh, du lịch sinh thái kết hợp với vườn cây ăn trái..
- Mặt khác, loại hình du lịch vườn sinh thái tại huyện Phong Điền đang được cấp chính quyền TPCT chú trọng đầu tư và định hướng phát triển cho huyện theo ngành công nghiệp không khói này.
- Chính vì thế, mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái ở TPCT, từ đó có những khuyến nghị nhằm khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái, tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người dân khi tham gia du lịch..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm vườn du lịch.
- Vườn du lịch là một loại hình kết hợp giữa vườn cây, thường là vườn cây ăn trái với việc phục vụ du lịch.
- Vườn du lịch cũng là một loại hình du lịch sinh thái đang được ứng dụng rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL.
- Theo Nguyễn Thị Hóa (2000), Vườn du lịch chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh để kinh doanh du lịch.
- Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Hoàng (2013) cho rằng, du lịch sinh thái vườn là sự kết hợp giữa những vườn rau, vườn hoa với những loại đặc trưng của vùng để phục vụ khách du lịch..
- 2.2 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu Sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch rất quan trọng, là điều kiện giúp cho du lịch của địa phương hoạt động và phát triển tốt.
- Sự hỗ trợ của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái bị tác động bởi các yếu tố, kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội, nguồn lực của địa phương (Yooshik và ctv., 2001.
- Mặt khác, nhận thức của cộng đồng đối với phát triển du lịch bị tác động bởi các.
- Bên cạnh đó, sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của hộ gia đình cũng được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện..
- (2013) các nhân tố, vốn xã hội, chính quyền và quy luật là có ảnh hưởng đến sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái của hộ gia đình.
- Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái có dạng như Hình 1..
- a) Lợi ích kinh tế: là những lợi ích về mặt kinh tế mà hộ gia đình nhận được khi tham gia vào hoạt động du lịch.
- (2013), lợi ích là một trong những tác động chính dẫn đến sự tham gia vào du lịch của hộ gia đình..
- Bên cạnh đó, Rojana (2013) cho rằng, lợi ích kinh tế là một yếu tố không thể thiếu khi tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nó là động lực ban đầu khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào du lịch.
- Chính vì thế, lợi ích kinh tế sẽ góp phần tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch..
- b) Chính sách địa phương: là những hỗ trợ từ chính quyền địa phương đến những hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch.
- Theo đó, chính sách địa phương rất quan trọng, tạo điều kiện để các tác nhân phục vụ du lịch liên kết và tham gia vào du lịch (Rojana, 2013).
- Bên cạnh đó, chính sách sẽ góp phần cho việc phát triển du lịch, dẫn đến khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch (Huamin &.
- Chính vì thế, chính sách địa phương được cho là một yếu tố khuyến khích các hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch..
- c) Môi trường tự nhiên: một địa điểm du lịch có thể phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường tự nhiên.
- (2013), môi trường tự nhiên cần được đặc biệt chú trọng, vì môi trường tự nhiên là sự cần thiết cho sự phát triển du lịch bền vững.
- Do đó, nếu địa phương có điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp, sẽ tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển..
- Dẫn đến, khuyến khích sự tham gia của các hộ gia đình vào hoạt động du lịch..
- tích lịch sử ở địa phương, điều này góp phần làm tăng thêm giá trị cho địa điểm du lịch, thu hút khách du lịch.
- (2001), văn hóa – xã hội góp phần tạo ra nhiều lợi ích, giúp cho du lịch ở địa phương phát triển.
- Qua đó, văn hóa – xã hội cũng sẽ có những đóng góp, khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch..
- e) Nguồn lực địa phương: là những cơ sở vật chất của địa phương, đóng góp vào việc hình thành và phát triển du lịch.
- (2010) địa phương có du lịch phát triển cần có những điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông tốt....
- chất tốt, sẽ góp phần cho hoạt động du lịch có chất lượng hơn.
- Điều này dẫn đến, có nhiều thuận lợi hơn cho các hộ gia đình khi tham gia vào hoạt động du lịch..
- f) Vốn xã hội: thể hiện thông qua các mối quan hệ của hộ gia đình với những tác nhân khác trong hoạt động du lịch.
- Rojana (2013) cho rằng, vốn xã hội là một yếu tố quan trọng khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình, vì khi hộ gia đình tham gia du lịch sẽ tồn tại nhiều khó khăn như: nguồn vốn, kỹ năng chuyên môn và việc quảng bá tiếp thị, nhưng nếu có quan hệ tốt với các tác nhân khác sẽ thuận lợi hơn trong việc giải quyết những khó khăn..
- Chính vì thế, nếu hộ gia đình có mối quan hệ tốt.
- với các tác nhân khác, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tốt hơn, góp phần làm tăng sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch..
- Do không có danh sách hay số lượng hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch cụ thể.
- Chính vì thế, nhóm tác giả đến khảo sát tại những điểm du lịch dễ dàng tiếp cận, sau đó nhờ họ giới thiệu thêm những điểm vườn du lịch khác.
- Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái được thực hiện thông qua các bước:.
- nhận diện các nhân tố được cho là ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình..
- Bước 3, sử dụng phương pháp tính điểm trung bình và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái..
- Bộ tiêu chí gồm 23 biến là nhận định của các hộ gia đình đã tham gia vào hoạt động phục vụ du lịch như: Chính sách địa phương.
- Như vậy, có 5 nhóm yếu tố tác động đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Mức độ tác động của từng nhóm nhân tố đến sự tham gia của hộ gia đình được thể hiện ở.
- biến tác động mạnh nhất đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái, có điểm trung bình là 4,09.
- Thật vậy, khi tham gia vào hoạt động du lịch đã làm tăng thêm thu nhập cho người tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho một số bộ phận lao động ở địa phương.
- Kết quả này cũng tương xứng với kết quả các nghiên cứu đã lược khảo, lợi ích kinh tế là một yếu tố quan trọng khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Mặc dù nhận được lợi ích kinh tế, nhưng chưa thật sự tương xứng với tiềm năng mà du lịch địa phương mang lại.
- Do không có sản phẩm du lịch đặc trưng và chưa có chiến lược quảng bá du lịch, cho nên lượng khách du lịch chưa nhiều và có tính thời vụ..
- Điều này cho thấy, khi địa phương có điều kiện về môi trường tự nhiên và hộ gia đình có mối quan hệ tốt với các tác nhân liên quan thì sự tham gia của hộ.
- gia đình sẽ được gia tăng.
- Thật vậy, đối với loại hình du lịch sinh thái, môi trường tự nhiên là một yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của hoạt động du lịch.
- Huyện Phong Điền được mệnh danh là vương quốc trái cây của TPCT, phát triển nông nghiệp cho nên hội đủ điều kiện tự nhiên để thực hiện hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Thực tế, các hộ gia đình luôn tạo điều kiện tốt với chính quyền địa phương và công ty du lịch, người dân trong vùng rất thân thiện và gần gũi, điều này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của hộ gia đình.
- Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các điểm du lịch chưa cao, cần tăng cường sự hỗ trợ giữa các hộ tham gia du lịch để phát huy lợi thế du lịch vườn sinh thái..
- Khi cơ sở vật chất của địa phương tốt, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch vườn sinh thái diễn ra thuận lợi.
- Do đó, khi địa phương có cơ sở vật chất tốt, cũng sẽ góp phần khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch.
- vườn sinh thái.
- Tuy nhiên, cơ sở vật chất của địa phương cũng cần phải cải thiện rất nhiều về hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện và nước để góp phần phát triển loại hình du lịch vườn sinh thái..
- Bên cạnh đó, có nhiều điểm du lịch tâm linh và di tích lịch sử như: Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, Giàn Gừa, mộ cụ Phan Văn Trị, khu di tích chiến thắng ông Hào sẽ góp phần cho hoạt động du lịch ở địa phương phát triển.
- Chính vì thế, đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Tuy nhiên, các điểm du lịch tâm linh và di tích lịch sử ở địa phương chưa được đầu tư và khai thác hết tiềm năng.
- Chỉ có Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam có đóng góp thu hút khách du lịch, các điểm còn lại chưa tận dụng được lợi thế để góp phần phát triển du lịch ở địa phương..
- Do đó, có nhiều chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho việc phát triển du lịch sinh thái được áp dụng cho hộ gia đình tham gia vào hoạt động du lịch.
- Bên cạnh đó, dự án “Du lịch làng nghề văn hóa truyền thống và Homestay” được Chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GCF) thuộc chính phủ Đan Mạch đầu tư cũng được thực hiện tại địa phương..
- Chính vì thế, góp phần phát triển du lịch ở địa phương và khuyến khích sự tham gia của hộ gia đình.
- không cung cấp nhiều thông tin về thị trường du lịch cho hộ gia đình tham gia, chưa có nhiều ưu đãi về tín dụng để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho hoạt động du lịch của hộ..
- Thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái, kết quả nghiên cứu chỉ ra có năm yếu tố tác động, đó là F 1 : Chính sách địa phương, F 2 : Môi trường tự nhiên và Vốn xã hội, F 3 : Văn hóa xã hội, F 4 : Nguồn lực địa phương, F 5 : Lợi ích kinh tế.
- Mỗi nhóm yếu tố đều có những đóng góp tích cực, góp phần làm tăng sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều hạn chế làm cho hoạt động du lịch vườn sinh thái ở địa phương gặp nhiều khó khăn.
- xuất một số ý kiến như sau, nhằm nâng cao sự tham gia của hộ gia đình vào hoạt động du lịch vườn sinh thái:.
- Đối với chính quyền, chính quyền cần chủ động tìm hướng thu hút khách du lịch như: nâng cao lượng khách du lịch (thu hút sinh viên quốc tế và khách du lịch đến nghỉ đông), tăng cường quảng bá du lịch vườn sinh thái qua nhiều kênh (truyền hình, hội trợ, triễn lãm du lịch, Internet, phim ảnh, MV ca nhạc, đại sứ du lịch).
- Giải quyết những khó khăn về hệ thống giao thông như: đầu tư cải thiện hệ thống giao thông đường bộ, thành lập điểm phụ trợ nhằm vận chuyển khách du lịch đến điểm vườn sinh thái bằng đường thủy, hình thành loại hình du lịch đặc trưng miền sông nước.
- Chính quyền cần tăng cường hỗ trợ đối với hộ gia đình tham gia du lịch về vốn, chủ động kết nối các tác nhân phát triển du lịch vườn sinh thái bao gồm: hộ nhà vườn, hộ vận chuyển, hộ làm thủ công mỹ nghệ, công ty du lịch, nhà hàng khách sạn.
- tạo nên chuỗi cung ứng du lịch.
- Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa – xã hội, đầu tư trùng tu các điểm di tích lịch sử như:.
- Đối với hộ gia đình, nếu muốn tăng nguồn thu nhập, hộ gia đình cần cải thiện các dịch vụ để thu hút khách du lịch.
- Làng hoa “Tân Long A” chủ động phối hợp, tạo nên dịch vụ du lịch hoa kiểng vào các dịp giáp tết nguyên đáng.
- Đối với hộ cung cấp thực phẩm và thủ công mỹ nghệ, cần sáng tạo thiết kế ra những sản phẩm mới, đặc trưng, khó tìm thấy ở những điểm du lịch khác.
- Mặt khác, các hộ gia đình tham gia du lịch cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các tác nhân khác nhằm giúp du lịch vườn sinh thái phát triển.
- Bên cạnh đó, cần trang bị ngoại ngữ cho nguồn nhân lực tham gia phát triển du lịch vườn sinh thái..
- Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo, để du lịch vườn sinh thái phát triển cần sự tham gia của nhiều tác nhân.
- Các tác nhân tham gia vào hoạt động du lịch vườn sinh thái có thể bao gồm: chính quyền, công ty du lịch, nhà hàng khách sạn, hộ gia đình phục vụ du lịch.
- Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở đối tượng là hộ gia đình phục vụ du lịch, chưa xem xét sự tham gia của các tác nhân khác vào hoạt động du lịch vườn sinh thái.
- Đó là hạn chế và cũng là hướng cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo, giúp phát triển du lịch vườn sinh thái ở TPCT..
- Nguyễn Văn Hoàng (2013), Phát triển du lịch sinh thái vườn - Một hướng đi mới của du lịch Đà Lạt