« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
- Nông hộ, Tiếp cận tín dụng chính thức, Giới hạn tín dụng Keywords:.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Mô hình hồi quy Logit và OLS được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa trên các thông tin đặc trưng của hộ và các nhân tố ngoại sinh khác.
- Kết quả phân tích hồi qui mô hình Logit cho biết khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất thổ cư, giá trị tài sản của hộ và sử dụng tín dụng thương mại.
- Hơn nữa, phân tích hồi quy đa biến (OLS) cho biết lượng vốn tín dụng chính thức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay vốn, giá trị tài sản và thu nhập của hộ..
- Chủ đề tiếp cận tín dụng chính thức (TDCT) của nông hộ từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn ở các nước đang phát triển.
- Quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn giả định rằng vốn tín dụng là một đầu vào hay yếu tố sản xuất quan trọng, bởi vì thiếu vốn là trở ngại chính đối với tăng trưởng kinh tế ở khu vực nông thôn.
- Từ giả định này có thể suy luận rằng nhu cầu tín dụng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm sản xuất của nông hộ, vì vốn tín dụng là một bộ phận của yếu tố vốn.
- Weiss (1981) cho rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ, mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng.
- Khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ được thực hiện rộng rãi trên thế giới: các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển.
- Tuy nhiên, ở nước ta cho tới nay vấn đề này còn khá mới mẻ và dường như chưa có nghiên cứu chính thức nào về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh An Giang..
- Để góp phần đánh giá thực trạng tín dụng chính thức của hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang”.
- Nghiên cứu nhằm: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nông hộ và (2) Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng tín dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh An Giang thời gian vừa qua..
- 2.1 Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm 2.1.1 Cung - cầu tín dụng chính thức của nông hộ Nhu cầu tín dụng và sự tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình.
- Weiss (1981) với giả định thị trường tín dụng là không hoàn hảo lập luận rằng phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ, mà còn từ hành vi của người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng..
- Petrick (2004) cũng chứng minh tiếp cận tín dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi thu nhập và tài sản, mà còn bị chi phối bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ.
- Các đặc tính kinh tế - xã hội phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó quyết định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của họ..
- Cung tín dụng và giới hạn tín dụng của tổ chức tín dụng chính thức.
- Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay.
- Weiss (1981) chỉ ra rằng, cung tín dụng chính thức bị cản trở bởi rủi ro đạo đức (moral hazard) và các vấn đề lựa chọn đối nghịch (adverse selection) trong môi trường không cân xứng thông tin ở thị trường tín dụng.
- Các tổ chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin, đáng tin cậy và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ.
- Người có nhu cầu vay được xác định là bị giới hạn tín dụng khi không đáp ứng được yêu cầu của người cho vay, hay người cho vay không đáp ứng được nhu cầu vay (Hoff &.
- Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, người cho vay phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của người xin vay: mục đích sử dụng tiền vay, khả năng tạo ra thu nhập và khả năng tạo ra đủ tiền mặt từ các nguồn thu nhập và tài sản thuộc sở hữu của nông hộ..
- (2006) chỉ ra rằng, trong thực tế, các giao dịch tín dụng trên cơ sở các đặc điểm quan sát được, tổ chức tín dụng bên cạnh sử dụng.
- thông tin thống kê liên quan đến lịch sử khả năng trả nợ, thường đòi hỏi tài sản thế chấp của người vay, nhiều ngân hàng còn thực hiện liên kết với các nhà cung cấp qua hình thức tài trợ tín dụng trả góp hay ủy thác cho các tổ chức đại diện khác..
- Trong đó, 3 yếu tố trước có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng của nông hộ và trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố có tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của các nông hộ trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu..
- Trần Thọ Đạt (1998), sử dụng mô hình Logit và hồi quy đa biến (OLS) để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Việt Nam.
- Tác giả đã chỉ ra rằng, diện tích đất có ý nghĩa tích cực, có mối quan hệ với khả năng tiếp cận vốn chính thức, trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn chính thức của nông hộ và chủ hộ có vị trí trong xã hội thì hộ có khả năng tiếp cận vốn chính thức cao hơn..
- Trần Ái Kết (2009), sử dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình Logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả phân tích hồi qui mô hình Logit cho biết có nhiều yếu tố trong mô hình tác động ở mức có ý nghĩa tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của trang trại.
- có sử dụng tín dụng thương mại và thu nhập phi sản xuất của trang trại.
- Kết quả phân tích hồi qui OLS cho thấy nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng chính thức của trang trại.
- Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), bằng phân tích mô hình Heckman hai bước nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội, đã có những kết luận quan trọng..
- Tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức của hộ và thủ tục vay vốn chính thức là những yếu tố cùng có tác động thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ.
- Trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp và mục đích vay là những yếu tố có tác động thuận đến lượng vốn vay chính thức của hộ..
- Các yếu tố quan trọng tác động tới mức tín dụng phi chính thức: tỷ lệ khẩu phụ thuộc (tác động thuận), tổng diện tích canh tác (tác động thuận).
- Kết quả phân tích hồi qui mô hình Probit cho biết các nhân tố quyết định nông hộ bị giới hạn tín dụng chính thức:.
- danh tiếng của nông hộ (tác động nghịch), tỷ lệ khẩu phần ăn theo (tác động thuận) và số lượng xin vay (tác động thuận) trong khi bình phương lượng xin vay tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nông hộ..
- Diagne (1999), trong nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của nông hộ ở 5 huyện của Malawi, bằng phân tích hồi qui OLS, đã kết luận có nhiều yếu tố tác động tới mức độ tiếp cận tín dụng (giới hạn tiền vay) của nông hộ: tỷ lệ giá trị đất đai trên tổng giá trị tài sản tác động nghịch tới mức tiếp cận cả tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức, qui mô lao động và tỷ lệ khẩu phụ thuộc tác động nghịch, khoảng cách từ nhà ở tới nơi vay vốn cũng có tác động nghịch.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng chính thức (có nhu cầu) của nông hộ: giá phân bón có tác động thuận, qui mô lao động và tỷ lệ khẩu phụ thuộc của hộ có tác động nghịch..
- (2005), trong nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở vùng.
- nông thôn Indonesia, qua phân tích hồi qui Probit nhị phân đã kết luận rằng hầu hết các nông hộ được khảo sát bị giới hạn tín dụng chính thức.
- Các yếu tố tác động mạnh tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức là: qui mô nông hộ (số thành viên trong gia đình) có tác động thuận, trong khi trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của nông hộ có tác động nghịch tới khả năng bị giới hạn tín dụng của họ..
- Guangwen và Lili (2005), trong nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của các nông hộ ở huyện Tongren, Trung Quốc.
- qua phân tích hồi qui Probit nhị phân, đã kết luận các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ là: trình độ học vấn của chủ hộ và mức giàu có của hộ có tương quan thuận tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
- nguồn thu nhập và chính sách của địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
- tuổi của chủ hộ, giá trị tiết kiệm và số con dưới tuổi lao động trong hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận TDCT của nông hộ..
- diện tích đất ở và diện tích đất sản xuất có giấy chứng nhận quyền sử dụng, mục đích vay vốn, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp, số vốn xin vay, lượng vốn được vay và những khó khăn khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng..
- a) Để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố tới khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của nông hộ ở tỉnh An Giang, chúng tôi vận dụng mô hình hồi qui Logit nhị phân được đề cập bởi Greene (2003).
- Mô hình nghiên cứu có dạng:.
- Y: Là biến phụ thuộc - phản ánh giới hạn tín dụng chính thức (1= bị giới hạn TDCT, 0 = không bị giới hạn TDCT)..
- Dựa trên cơ sở lý thuyết về cung - cầu tín dụng chính thức của nông hộ và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm, các biến giải thích (x 1.
- b) Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lượng vốn TDCT của hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, chúng tôi vận dụng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được đề cập bởi Greene (2003).
- Dựa trên cơ sở lý thuyết về cung – cầu TDCT của nông hộ và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm đã lược khảo, các biến giải thích (x 1.
- Thu nhập của hộ (X 2 ) Thu nhập bình quân (Triệu đồng/năm).
- Mục đích vay của hộ (X 4 ) Cho sản xuất, kinh doanh = 1, khác = 0 + Số tổ chức tín dụng (X 5 ) Số tổ chức tín dụng có trên địa bàn.
- Số lần vay của hộ (X 7 ) Số lần vay vốn của hộ (lần).
- 3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu và kinh tế của hộ Từ thông tin của các nông hộ được khảo sát tháng 12 năm 2010, qui mô hộ (số nhân khẩu.
- trong hộ) cũng như số lao động bình quân ở mức phổ biến chung của nông hộ ở nước ta hiện nay..
- Tuy nhiên, giá trị độ lệch chuẩn cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân/năm của nông hộ.
- Đặc điểm nhân khẩu và kinh tế của hộ được trình bày ở Bảng 3..
- Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu và kinh tế của nông hộ.
- Người thân làm ở các tổ chức tín dụng 12 8,0.
- 3.1.3 Thông tin về tín dụng chính thức của hộ Theo kết quả khảo sát, 150 hộ được phỏng vấn đều vay vốn từ các nguồn TDCT (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Quỹ tín dụng, Hội nông dân và Hội phụ nữ).
- Thông tin về TDCT của hộ vay vốn, bao gồm nguồn tín dụng, lượng vốn vay bình quân, lãi suất và chi phí vay được trình bày ở Bảng 5.
- Trong đó, các NHTM là nguồn tín dụng cấp lượng vốn vay bình quân (VVBQ) cao nhất.
- Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tín dụng có lãi suất vay bình quân (LSVBQ) cũng như chi phí vay bình quân (CPVBQ) cao hơn các nguồn khác..
- Bảng 5: Thông tin vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát.
- Những thuận lợi và khó khăn trong vay vốn chính thức của hộ được trình bày ở Bảng 6.
- Bảng 6: Thuận lợi và khó khăn khi vay vốn từ các TCTD chính thức.
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giới hạn tín dụng chính thức của hộ.
- năng bị giới hạn tín dụng chính thức của hộ được trình bày tại Bảng 7..
- Bảng 7: Kết quả hồi qui mô hình Logit.
- Giá trị tài sản của hộ là yếu tố có tác động nghịch tới khả năng bị GHTD của nông hộ.
- Sử dụng TDTM (tín dụng không chính thức) là yếu tố có ảnh hưởng thuận tới khả năng bị GHTD của hộ.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với quan điểm về sự thay thế giữa tín dụng ngân hàng với tín dụng thương mại được đề cập bởi Danielson and Scott (2004): nông hộ bị giới hạn tín dụng ngân hàng thường thay thế bằng tín dụng thương mại.
- Diện tích đất thổ cư thuộc quyền sử dụng của hộ có tác động nghịch tới khả năng bị GHTD của hộ.
- Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng, vì đất thổ cư có giấy chứng nhận quyền sử dụng thường được các tổ chức tín dụng chấp nhận là tài sản thế chấp khi cho vay.
- đình có diện tích đất thổ cư lớn hơn sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn..
- Ngoài ra, tuổi của chủ hộ và thu nhập phi sản xuất của hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng bị giới hạn tín dụng, nhưng chưa ở mức có ý nghĩa thống kê..
- 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng chính thức của hộ.
- Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ được trình bày tại Bảng 8..
- 3 Thu nhập của hộ (X .
- 6 Số tổ chức tín dụng (X .
- 8 Số lần vay của hộ (X .
- Thu nhập của hộ có tác động thuận tới lượng vốn vay của hộ.
- Quan hệ xã hội của chủ hộ cũng có tác động thuận tới lượng vốn vay chính thức của hộ.
- Kết quả đúng như kỳ vọng, vì nếu hộ sử dụng vốn vay cho mục đích đầu tư sản xuất thì có khả năng sinh lợi và hoàn vốn vay cho tổ chức tín dụng sẽ cao hơn so với hộ sử dụng tiền vay vào mục đích tiêu dùng hay trả nợ, nhờ đó.
- thường được tổ chức tín dụng cho vay nhiều hơn..
- Giá trị tài sản của hộ cũng có ảnh hưởng thuận tới lượng vốn vay.
- Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ, số tổ chức tín dụng và số lần vay cũng ảnh hưởng tới lượng vốn vay chính thức của hộ sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên chưa ở mức có ý nghĩa thống kê..
- Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ được.
- Thứ nhất, tiếp cận TDCT của nông hộ bên cạnh những thuận lợi về lãi vay và thủ thục vay, hộ vay cũng gặp một số khó khăn .
- Thứ hai, kết quả phân tích hồi qui mô hình Logit cho thấy nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng bị GHTD của nông hộ: trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất thổ cư, giá trị tài sản của hộ và sử dụng tín dụng thương mại..
- Thứ ba, kết quả phân tích hồi qui tuyến tính đa biến cho biết các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới lượng vốn tín dụng chính thức của hộ: quan hệ xã hội của chủ hộ, mục đích vay vốn, giá trị tài sản và thu nhập của hộ..
- Trần Thọ Đạt (1998), Chi phí giao dịch vay và sự phân đoạn trên thị trường tín dụng nông thôn.
- Trần Thọ Đạt và Trần Đình Toàn (1999), Tín dụng nông thôn ở các nước đang phát triển và những bài học cho nước ta.
- Trần Ái Kết (2009), Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Trà Vinh.
- Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Trường hợp nghiện cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội