« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- Năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp, kinh tế tư nhân, Cần Thơ.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Thành phố Cần Thơ.
- Số liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách khảo sát 456 doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Thành phố Cần Thơ.
- Phương pháp phân tích nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định 6 nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Cần Thơ bao gồm mối quan hệ, năng lực marketing, nguồn nhân lực và năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Từ đó, một số giải pháp liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ, nâng cao năng lực marketing, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp, năng lực tài chính, nghiên cứu và phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu được đề xuất nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này..
- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DN KTTN tại Cần Thơ, để từ đó đề xuất một số giải pháp giúp các DN này nâng cao NLCT..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1.1 Khung lý thuyết về NLCT.
- Có nhiều khung lý thuyết dùng để nghiên cứu và phân tích NLCT ở cấp độ DN.
- triển bởi Wernerfelt B, 1984 và Grant RM, 1991 đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam vận dụng để phân tích các yếu tố nội tại góp phần tạo nên NLCT của DN trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi..
- Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong..
- Nguồn lực của DN thể hiện ở nhiều dạng khác nhau.
- Trong đó, nguồn lực về tài chính như vốn tự có và khả năng vay vốn của DN.
- Nghiên cứu và phát triển Các bằng sáng chế phát minh, bản quyền, bí mật công nghệ.
- thương hiệu, hình ảnh DN, văn hóa của DN.
- Nguồn: Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009.
- Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường luôn biến động và hình thành nên lý thuyết năng lực động.
- Theo Teece DJ, Pisano G và Shuen A (1997), năng lực động được xem là khả năng tích hợp, xây dựng, và định dạng lại những tiềm năng của DN để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh..
- Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của DN (Eisenhardt KM và Martin JA, 2000).
- Vì vậy, các DN phải luôn nỗ lực xác định, nuôi dưỡng, phát triển, và sử dụng năng lực động một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách bền vững..
- Có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố có khả năng tạo nên nguồn năng lực động của DN và ảnh hưởng đến NLCT như: định hướng thị trường và định hướng học hỏi của DN (Celuch KG, 2002);.
- năng lực sáng tạo (Hult GTM, 2004).
- Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tác động của nguồn năng lực động đến NLCT của các DN.
- tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thương, bao gồm năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, và kết quả kinh doanh.
- Trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố:.
- định hướng kinh doanh, năng lực Marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý, và năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện nghiên cứu về mô hình NLCT động của DN Siemens Việt Nam và đã chứng minh năm nhân tố là: năng lực Marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ, và danh tiếng DN có ảnh hưởng đến NLCT của DN này..
- 2.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.
- Thông qua lược khảo tài liệu nghiên cứu, có nhiều nhân tố nội tại ảnh hưởng đến NLCT của DN.
- Trong đó, các nhân tố (1) mối quan hệ (2) danh tiếng DN (3) năng lực marketing (4) năng lực nghiên cứu và phát triển (5) nguồn nhân lực (6) các nguồn lực vật chất (7) năng lực tài chính (8) năng lực quản lý điều hành đã được chứng minh là có ảnh hưởng quan trọng đến NLCT của các DN ở Việt Nam.
- Do đó, 8 nhân tố trên sẽ được nghiên cứu sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DN KTTN tại Cần Thơ, với thang đo cho các nhân tố được trình bày trong Bảng 2..
- Bảng 2: Thang đo các yếu tố nội tại và NLCT của DN KTTN.
- DT2 Mức độ nổi tiếng của thương hiệu, nhãn hiệu SP/DV Hình ảnh, uy tín của DN.
- Chất lượng SP/DV của DN Giá SP/DV của DN.
- Độ bao phủ của kênh phân phối, năng lực phân phối Năng lực nghiên cứu và chăm sóc khách hàng.
- Khả năng nghiên cứu và phát triển SP/DV của DN Khả năng ứng dụng công nghệ, cải tiến kỹ thuật Trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển Trình độ nhân lực của bộ phận nghiên cứu và phát triển NGUONNL (Nguồn nhân lực.
- Chất lượng và trình độ lao động của DN.
- Thái độ và năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên Quy mô/số lượng lao động của DN.
- Tăng trưởng doanh thu của DN Tăng trưởng lợi nhuận của DN Khả năng tăng trưởng thị phần của DN NLQUANLY (Năng lực quản lý) (Nguyễn Đình Thọ, 2009) QL1.
- Khả năng phân tích thị trường và đề ra chiến lược kinh doanh Khả năng dự báo và phân tích môi trường kinh doanh Khả năng quản trị, hoạch định và thực hiện chiến lược Năng lực tổ chức sản xuất sản phẩm/dịch vụ.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo địa bàn và loại hình DN để thu thập số liệu sơ cấp.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến NLCT của các DN KTTN.
- Nghiên cứu tiếp tục phân tích EFA lần 2.
- Đáng chú ý, hai biến quan sát còn lại của Năng lực tài chính nhóm chung với 1 biến quan sát của Nguồn lực vật chất, nhân tố mới kết hợp từ hai nhân tố này được đặt tên lại là Nguồn lực tài chính..
- Mối quan hệ.
- Năng lực Marketing.
- Năng lực nghiên cứu và phát triển.
- Năng lực quản lý QL1 0,702.
- Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:.
- Biến phụ thuộc Y là NLCT của DN..
- thuyết H 0 , nghĩa là có tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa NLCT của DN với ít nhất một trong các biến độc lập của mô hình, cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính được thiết lập phù hợp với dữ liệu nghiên cứu..
- Giá trị R 2 hiệu chỉnh là 0,566 có nghĩa là 55,6% sự thay đổi của NLCT của DN được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô hình.
- Cụ thể: mối quan hệ, năng lực Marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, và năng lực quản lý tỷ lệ thuận với NLCT của DN.
- Hay nói một cách khác, nếu DN tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, các đối tác, cơ quan ở địa phương, quan tâm nhiều đến các hoạt động Marketing, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực có chất lượng, có tiềm lực về tài chính, và chủ DN có năng lực quản lý, điều phối tốt hoạt động kinh doanh thì NLCT của DN sẽ càng tăng.
- Trong đó, biến mối quan hệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến NLCT của các DN KTTN, kế đến là biến năng lực Marketing.
- Điều này cho thấy, việc tạo nhiều mối quan hệ tốt và nâng cao năng lực Marketing là rất quan trọng để nâng NLCT của DN KTTN tại Cần Thơ.
- Ngoài ra, nhân tố được kỳ vọng có tác động lên NLCT của DN là Danh tiếng lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
- Điều này trái ngược với nghiên cứu của Hoa (2009).
- Năng lực Marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, năng lực quản lý là những nhân tố quan trọng thường được các DN đề cập trong vấn đề nâng cao NLCT.
- Điều này là hoàn toàn hợp lý trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, và tương đồng với các kết quả nghiên cứu của Hồ Trung Thành (2009), Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009), Nguyễn Đình Thọ (2009) và Nguyen Thi Mai Trang và ctv.
- Đặc biệt, nhân tố mối quan hệ có tác động lớn nhất lên NLCT của DN là một vấn đề đáng quan tâm.
- 4 GIẢI PHÁP NÂNG NLCT CỦA CÁC DN KTTN Ở CẦN THƠ.
- Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN KTTN ở Cần Thơ như sau:.
- Từ kết quả của mô hình hồi quy cho thấy việc thiết lập, phát triển và giữ gìn các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN.
- Thứ hai, nâng cao năng lực Marketing Năng lực marketing là một trong những năng lực quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh của DN trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
- Vì thế, DN cần nâng cao năng lực Marketing thông qua các biện pháp cụ thể, như sau:.
- DN cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu khách hàng và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn thông tin kịp thời và chính xác về khách hàng và đối thủ sẽ hỗ trợ cho DN hoạch định chiến lược Marketing có hiệu quả, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, củng cố mối quan hệ với khách hàng và đối tác..
- Thiết lập phòng Marketing hoặc một bộ phận chuyên trách về Marketing để công việc nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin được thực hiện hiệu quả.
- Ngoài ra, DN cũng có thể sử dụng dịch vụ thu thập thông tin của các công ty nghiên cứu thị trường nếu điều kiện nguồn nhân lực của DN trong lĩnh vực Marketing chưa đáp ứng..
- Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý của chủ DN.
- Chủ DN cần chủ động nâng cao trình độ và năng lực quản lý của mình thông qua một số biện pháp như sau:.
- Để tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu, như: năng lực về ngoại ngữ.
- Vì thế giải pháp về nâng cao năng lực quản trị của giám đốc DN cũng là một vấn đề cấp bách hiện nay để giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô.
- Phát triển năng lực quản trị chiến lược cho cán bộ quản lý trong các DN.
- Thứ năm, tăng cường các nguồn lực tài chính của DN.
- Từ kết quả mô hình hồi quy cho thấy, nguồn lực tài chính tương quan thuận với NLCT của DN.
- Việc đổi mới công nghệ sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của DN trên thương trường.
- Thứ sáu, tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần được sự hỗ trợ từ hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Thông qua đó, DN nắm bắt sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, hoặc dự đoán trước sự thay đổi đó để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
- Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn phải dựa trên nền tảng quan trọng là yếu tố công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Thứ bảy, luôn nghiên cứu và xây dựng thương hiệu để tạo danh tiếng.
- Xây dựng thương hiệu mạnh là một công cụ hữu hiệu tăng khả năng cạnh tranh của DN.
- Theo một nghiên cứu xã hội học, 90% người tiêu dùng cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm.
- Biểu hiện bên ngoài của thương hiệu là logo, hình tượng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì của DN.
- Những biện pháp trên vừa đơn giản, dễ thực hiện trong khi chi phí thấp, rất phù hợp với tình hình tài chính của DN KTTN Cần Thơ trong khi hiệu quả rất lớn..
- Nghiên cứu về các DN KTTN tại Cần Thơ đã góp phần vào cơ sở lý thuyết về các yếu tố năng lực động ảnh hưởng đến NLCT của các DN KTTN ở Việt Nam nói chung..
- Khám phá quan trọng của nghiên cứu là xác định được các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến NLCT của các DN KTTN tại Cần Thơ là mối quan hệ, năng lực Marketing, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực quản lý tỷ lệ thuận với NLCT của DN.
- Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các DN.
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho người đứng đầu các DN KTTN trong việc xây dựng chiến lược nâng cao NLCT của DN mình.
- Tuy nhiên, nghiên cứu có một vài hạn chế cần chú ý.
- Nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát các DN KTTN, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể cũng như loại hình DN.
- Những ngành kinh doanh cụ thể và loại hình DN khác nhau có thể có những khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với NLCT.
- Trên cơ sở của nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào từng ngành nghề cụ thể cũng như các loại hình DN khác nhau để có thể phát hiện ra những điểm tương đồng và sự khác biệt..
- Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các DN Ngành Công Thương.
- Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH Siemens Việt Nam.
- Một số yếu tố tạo thành năng lực động DN và giải pháp nuôi dưỡng.
- Hội thảo “Năng lực cạnh tranh động của DN