« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh người Kinh.
- Người Hoa là một cộng đồng có dân số khá đông trong tỉnh, bao gồm nhiều nhóm địa phương, đến Đồng Nai định cư vào nhiều thời điểm khác nhau.
- Như vậy, giữa các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai đã có sự khác biệt về nhiều mặt: ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán… Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là, vì sao người Hoa ở Đồng Nai có nhiều nhóm cộng đồng khá đa dạng và khác biệt so với nhiều vùng khác trong cả nước? Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tính đa dạng của từng nhóm cộng đồng này? Tên gọi nhóm cộng đồng khá khác biệt ấy xuất phát từ những nguyên nhân lịch sử - xã hội nào?.
- Người Hoa ở Đồng Nai và các nhóm địa phương Quá trình du nhập của người Hoa vào Đồng Nai.
- Thời Nam Kỳ lục tỉnh do Pháp chiếm đóng, Đồng Nai vốn là một phần của tỉnh Biên Hoà.
- Tính đến đầu năm 2004, Đồng Nai.
- Đồng Nai là tỉnh có 31 tộc người cư trú/ 54 tộc người ở Việt Nam, có số dân là trong đó người Kinh chiếm đa số (91,3%) và các tộc người khác như Châu Ro, Mạ, Stiêng, Cơ Ho… Người Hoa là tộc người có số dân đông thứ hai sau người Kinh (5,1%) (1.
- Các tộc người thiểu số ở Đồng Nai thường sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, miền núi....
- Cộng đồng người từ Nam Trung Quốc đến Đồng Nai định cư khá sớm, từ thế kỷ XVII, có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Quảng Đông (lúc ấy Quảng Tây thuộc tỉnh Quảng Đông), Phúc Kiến.
- Theo số liệu thống kê năm 1999 của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam có 863.371 người Hoa.
- Riêng tại Đồng Nai có 103.540 người Hoa (2.
- Nhóm người Hoa đến Đồng Nai đã góp phần xây dựng Cù Lao Phố trở thành trung tâm thương mại là Nông Nại Đại Phố.
- Những người Trung Hoa đến Đồng Nai định cư vì nhiều lý do khác nhau, hoàn cảnh lịch sử và thời điểm di dân cũng khác nhau.
- Nhóm thuộc nhà Minh này ở Đồng Nai lập Thanh Hà xã..
- Cần thấy rằng, ở các giai đoạn thống trị của các triều đại phong kiến Việt Nam, như dưới thời Tiền Lê, Hậu Lê, người Hoa đã nằm trong chính sách chia để trị của chính quyền đối với các dân tộc thiểu số.
- phát triển tộc người của người Hoa là bị đồng hoá và cưỡng bức.
- Thời các chúa Nguyễn, ở Đàng Trong, người Hoa có được địa bàn cư trú khá riêng rẽ: làng Thanh Hà ở Biên Hoà, làng Minh Hương ở Chợ Lớn, hộ tịch không phải ghi chung vào với người Việt (4) nên họ ít bị phân biệt đối xử, được tự do buôn bán.
- Việc lập ra “xứ Nùng tự trị”, đa số chính là nhóm người Hoa ở đạo Hải Ninh vào năm 1947.
- Đến Đồng Nai, người Hoa sống rải rác trong tỉnh, đặc biệt là thời điểm năm gồm những người sang Việt Nam do buôn bán, chạy loạn.
- Họ sang Việt Nam định cư tại nhiều địa bàn thuộc các tỉnh phía Bắc trước khi đến Đồng Nai như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh..
- Từ Bình Thuận, họ đến Đồng Nai định cư tại Bến Gỗ (huyện Long Thành), Bến Cá (huyện Vĩnh Cửu), Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, thị xã Long Khánh… vì nơi đây đất đai màu mỡ hơn ở Sông Mao.
- Từ năm 1954 đến 1975, số lượng người Hoa di dân đến Đồng Nai tiếp tục gia tăng.
- “Đây là đợt di dân lớn nhất, quy định số người Hoa hiện có tại Đồng Nai” (7.
- Buổi đầu họ đến Sông Mao, Sông Lũy (nay thuộc xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), sau đó vài năm, họ đến tỉnh Đồng Nai..
- Đó là những người Hoa từ các tỉnh thành trong cả nước về Đồng Nai sinh sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau..
- Huyện Định Quán có người Hoa định cư đông nhất tỉnh, gồm 32.617 người, tập trung tại xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh, Thanh Sơn, Phú Túc..
- Huyện Thống Nhất có 21.635 người Hoa tập trung tại xã Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo, Thanh Bình, Sông Trầu….
- Khái niệm tên gọi người Hoa từ sau khi Chỉ thị 62 - CT/TW ngày 8/11/1995 của Ban Bí thư Trung ương Đảng được dùng chính thức xác định: “Người Hoa bao gồm những người có gốc Hán và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hoá di cư sang Việt Nam và con cháu của họ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hoá, chủ yếu là ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”..
- Như vậy, nếu chia theo nhóm địa phương, ở Đồng Nai hiện có 6 nhóm:.
- Trước năm 1956, chính quyền địa phương cho phép người Hoa được tổ chức thành Bang, tập họp những người đồng hương, cùng một nhóm ngôn ngữ.
- Vì vậy, thực tế hiện nay tại Đồng Nai đã có 5 nhóm Hoa chia theo nhóm ngôn ngữ và 1 nhóm có gốc từ tỉnh Quảng Ninh..
- Đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của người Hoa ở Đồng Nai có nét riêng trong từng nhóm địa phương, tuy nhiên họ cũng có điểm chung được quy định từ điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh.
- Buổi đầu đến định cư, người Hoa khai phá rừng, tạo lập cuộc sống.
- Người Hoa ở Đồng Nai làm nhiều nghề: nhóm Phúc Kiến có truyền thống mua bán sắt vụn, đấu thầu xe cộ phế thải.
- Thế mạnh của người Hoa là giỏi buôn bán, tuy nhiên khi định cư tại một địa thế có nhiều rừng, nhiều đất tốt cho việc làm rẫy, trồng lúa.
- Nhìn chung, sản xuất kinh doanh của người Hoa hiện nay là “phát triển thuận lợi, hội nhập bình đẳng hoàn toàn vào sự phát triển chung của tỉnh, song vẫn giữ được phong cách làm ăn riêng” (13.
- Về giáo dục, cuộc khảo sát năm 2007 cho thấy, số người Hoa có trình độ học vấn cao là những thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi.
- ngày càng có nhiều người Hoa đi học hơn.
- Mặt bằng dân trí trong cộng đồng người Hoa đang chuyển dịch theo hướng khả quan..
- Như vậy có thể thấy, vị thế địa lý buổi đầu định cư, hoàn cảnh xã hội mà người Hoa đang sinh sống hoặc đã trải qua, có ảnh hưởng khá lớn đến nghề nghiệp, đến tập quán và cả trong tập tục thờ cúng của họ..
- Đời sống văn hoá của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai thể hiện trên nhiều lĩnh vực: nhà cửa, ăn uống, phong tục tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo….
- Tuy nhiên, do giao lưu tiếp biến văn hoá với các tộc người khác, đặc biệt là người Kinh, nên trong một số lĩnh vực, văn hoá của cộng đồng người Hoa vừa giống lại vừa khác với văn hoá ở chính nơi họ đã ra đi.
- Nhìn chung, văn hoá của các nhóm cộng đồng người Hoa vẫn thể hiện được tính chung nhất, đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng cao.
- Điều này càng thấy rõ trong từng nhóm Hoa ở Việt Nam cũng như ở Đồng Nai..
- Có thể xét một mảng nhỏ trong văn hoá vật chất là nhà cửa của người Hoa để thấy tính đặc thù này.
- Cũng có thể xét một mảng nhỏ trong văn hoá tinh thần là tín ngưỡng để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa các nhóm cộng đồng Hoa ở Đồng Nai.
- Tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai đa dạng từ nhiều nhóm địa phương khác nhau.
- Nhìn chung, tín ngưỡng của người Hoa thể hiện nhân sinh quan và vũ trụ quan phong.
- Người Hoa tin và thờ đa thần.
- 48 cơ sở tín ngưỡng (15) của người Hoa tại Đồng Nai (2006) cho thấy, người Hoa tin thờ cả nhân thần và nhiên thần.
- Người Hoa cũng đặt thờ Khổng Tử, qua bức tranh lộng kiếng, được xem là nhân thần được thờ tự sớm nhất của nhóm Hoa Quảng Đông khi đến Đồng Nai.
- Hằng năm, người Hoa gốc Hải Ninh tổ chức cúng tại miếu Xã Vương 4 lần, theo 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, vào các ngày 2/2.
- một người Hoa thuộc nhóm này phát biểu (PVS.
- Thông thường, người Hoa cúng thêm một lần vào tháng 5 âm lịch và một lần cúng trả lễ vào dịp cuối năm..
- Ngoài miếu thờ Xã Vương tại khu vực ruộng rẫy, người Hoa gốc Hải Ninh còn dựng những ngôi miếu dưới tên gọi Hộ Quốc Quan Âm miếu hoặc Ngũ Phúc Quan Âm miếu… đặt thờ Quán Thế Âm tại vị trí trung tâm của chính điện.
- Tuy nhiên, đối với người Hoa gốc Hải Ninh, đây là vị nữ thần (17.
- Vì vậy, ngoài việc lập miếu nhỏ thờ Thổ Thần, khi cuộc sống đã tương đối ổn định, người Hoa lập miếu Quan Âm Hộ Quốc.
- Vì vậy, đây là một đặc trưng trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa gốc Hải Ninh, các nhóm Hoa khác không có.
- Đa số người Hoa gốc Hải Ninh thờ Quan Âm là những người nói theo ngôn ngữ của nhóm Hakka (Hẹ).
- Được hỏi vì sao có tên Hộ Quốc miếu, những người Hoa thuộc xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) giải thích rằng: “mình ủng hộ cho quốc gia mình”.
- Trong gia đình người Hoa gốc Hải Ninh, đặc biệt là ở xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, “trong thờ cúng cũng khác nhiều so với bên nhóm Quảng Đông: các chân nhang trong lư hương đặt trên bàn thờ ông bà không bao giờ được vứt bỏ, tiếp tục cắm nhang cho đến khi chân nhang bị mục đi và nó ngả nó rớt xuống thôi, còn nhóm Quảng Đông chúng tôi vào ngày rằm hay mồng một thì mình phải bỏ cái chân nhang cũ, dọn sạch sẽ mới cúng lại” (18).
- Như vậy, có thể thấy đặc điểm tín ngưỡng của người Hoa ở Đồng Nai mang tính khác biệt, đa dạng từ nguồn gốc nhập cư.
- Khảo sát các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khá đặc thù về người Hoa trong tỉnh.
- Có tất cả 6 nhóm cộng đồng Hoa đang cư trú ở Đồng Nai.
- Không phải chỉ ở Đồng Nai mới có nhóm Hoa gốc từ.
- Nhóm Hoa gốc Hải Ninh còn định cư khá tập trung tại Sông Mao (tỉnh Bình Thuận), một số nhỏ ở Bình Dương và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh (Hoóc Môn, quận 6…) Nhưng có thể cho rằng cộng đồng Hoa ở Đồng Nai hiện tại là một cộng đồng khá tiêu biểu cho người Hoa ở vùng Nam Bộ..
- Cũng có thể thấy vị trí và tầm quan trọng của cộng đồng Hoa ở Đồng Nai về phương diện lịch sử.
- Đó là một cộng đồng người Hoa có mặt sớm nhất ở Nam Bộ so với các tỉnh khác.
- Đồng Nai là tỉnh có vị trí “cửa ngõ”, là “bàn đạp” đưa người Hoa tiến dần vào Nam Bộ.
- Chính yếu tố này đã thúc đẩy sản xuất của người Hoa ở Đồng Nai phát triển, giúp họ chuyên môn hoá một số ngành nghề như chạm khắc đá, làm gốm, làm nông và vườn, đã làm cho nhiều hộ gia đình Hoa hiện nay có đời sống sung túc..
- Sự khác biệt khá rõ nét của các nhóm Hoa ở Đồng Nai còn từ lĩnh vực văn hoá..
- Đó chính là vì trải qua quá trình lịch sử, để chống lại sự đồng hoá từ bên ngoài, người Hoa thường liên kết lại trong một quần thể tụ cư riêng biệt.
- Ngoài hình thức liên kết hành chính, người Hoa còn liên kết nhau qua màu sắc chính trị, tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá, xã hội.
- Nhóm Hoa Phúc Kiến cũng thờ Thiên Hậu Thánh mẫu như các nhóm Hoa Hải Nam, Quảng Đông, nhưng đặc biệt đối với người Hoa gốc thuộc tỉnh Phúc Kiến, vốn là địa bàn phát sinh tín ngưỡng này, thì số người thờ tự và lễ cúng Bà có đông hơn các nhóm khác..
- Nhóm Hoa có gốc ở Hải Ninh vào Sông Mao định cư một thời gian ngắn từ năm 1956 theo sự cưỡng bức di dân của Vòng A Sán, cuối cùng, một phần đông trong số họ cũng chọn Đồng Nai làm nơi định cư lâu dài.
- Chính quá trình di dân của nhóm Hoa gốc Hải Ninh đã giúp chúng ta thấy rõ hơn quá trình hình thành tộc người của các nhóm cộng đồng Hoa ở Việt Nam, cũng như ở Đồng Nai.
- Khi đã thật sự ra khỏi được sức ép và sự cưỡng bức của ý đồ đồng hoá tộc người họ, những bậc lão thành tiền bối người Hoa đã tập hợp nhau lại để xây dựng những ngôi miếu thờ Quan Âm đầu tiên ở Đồng Nai, mang tên gọi mới là Ngũ phúc Quan Âm miếu, thể hiện một niềm tin mới, cầu mong được phúc báu nơi vùng đất mới.
- Dấu ấn của hai lớp văn hoá tín ngưỡng cũ và mới của nhóm Hoa gốc Hải Ninh ở Đồng Nai còn đọng lại qua hai dạng tên gọi miếu Hoa thờ Quan Âm ở Cẩm Mỹ, Định Quán… cũng cho thấy sự liên kết trong tín ngưỡng nhằm thể hiện đặc trưng riêng của nhóm cộng đồng này qua từng giai đoạn lịch sử..
- Tại các cơ sở tín ngưỡng Hoa đã có sự hài hoà, dễ thu hút cả người Việt lẫn người Hoa lui tới cúng bái qua các tượng thờ có yếu tố Việt trội hơn, dù rằng vẫn do người Hoa quản lý, đã đặt thờ những vị thánh mẫu, thần có trong tín ngưỡng Việt như Địa mẫu, như Linh Sơn Thánh mẫu, Chúa Xứ Thánh mẫu….
- Yếu tố giao lưu văn hoá đã được đề cập cũng cho thấy, mạng lưới xã hội của các nhóm cộng đồng Hoa ở Đồng Nai là khá rộng lớn, cả trong và ngoài nước..
- Đa số đều tự giác và nhất trí nhận mình là người Hoa chứ không phải Hoa Nùng (21).
- Như vậy, có thể cho rằng, các nhóm cộng đồng tộc người Hoa ở Việt Nam và Đồng Nai nói riêng, hình thành và phát triển qua nhiều điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội nhất định.
- (1) Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai 2007..
- (2) Theo số liệu của Công an tỉnh Đồng Nai năm 2001, toàn tỉnh có 102.741 người Hoa.
- (7) Tỉnh uỷ Đồng Nai, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 62 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) về “Tăng cường công tác người Hoa trong thời kỳ mới” ở tỉnh Đồng Nai, số 30-BC/TU ngày .
- (8) Theo Nguyễn Thị Nguyệt, Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ Chuyên ngành Văn hoá học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr.
- (9) Phỏng vấn tập trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh uỷ Đồng Nai.
- (10) Phỏng vấn tập trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh uỷ Đồng Nai.
- (12) Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai.
- Kết quả khảo sát 600 hộ người Hoa trong tỉnh.
- (13) Phỏng vấn ông Huỳnh Hữu Nghĩa, doanh nhân người Hoa ở Đồng Nai..
- (14) Số liệu của Ban Dân vận Tỉnh uỷ Đồng Nai tháng 12/2007..
- Phỏng vấn tập trung ngày 14/7/2006 tại Ban Dân vận Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Nai..
- Hải Ninh, đang cư trú tại nhiều huyện trong tỉnh Đồng Nai đều nhất trí tự nhận mình là người Hoa và đề nghị bỏ hẳn tên gọi Hoa Nùng đã có trong lịch sử..
- [1] Ban Chỉ đạo Lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai.
- Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.
- [5] Châu Hải, Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội trang..
- [8] Nguyễn Thị Nguyệt, Lễ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Văn hoá học tr..
- [9] Nguyên Thơ, Sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Hoa, người Nùng ở Tân Phong, Biên Hoà, Thông tin khoa học, Bảo tàng Đồng Nai số tháng 12/2005..
- [11] Trần Hồng Liên, Văn hoá người Hoa ở Nam Bộ