« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiến trên địa bàn Thành phố Hà Nội)


Tóm tắt Xem thử

- Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên.
- cứu thực tiến trên địa bàn Thành phố Hà Nội).
- Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự.
- Keywords: Luật hình sự.
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật đất đai.
- Quản lý đất.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, quản lý về đất đai là một nội dung quan trọng liên quan tới các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đất đai.
- ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến đất đai cho phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước.
- Sự ra đời của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản có liên quan góp phần không nhỏ trong việc quản lý "lĩnh vực nóng".
- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, như: công tác quản lý đất đai ở nhiều địa phương còn bị buông lỏng.
- ý thức và hiểu biết pháp luật đất đai của nhiều tổ chức, cá nhân còn hạn chế.
- ngày càng khẳng định giá trị là "tấc vàng", những sai phạm về đất đai cũng ngày càng nhiều hơn.
- Liên tục xảy ra những vụ án liên quan đến sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua, cho thấy loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp.
- Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận cả nước, đủ yếu tố cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, đòi hỏi cần có sự vào cuộc sát sao, mạnh mẽ của các cấp, các ngành, trong đó, không thể không kể đến vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải nghiêm khắc xử lý..
- Những năm gần đây, cùng với tác động của cơ chế thị trường và xu hướng đô thị hóa ở nhiều địa phương, trên địa bàn thành phố đang ngày càng gia tăng số vụ vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, mà đối tượng bao gồm cả đội ngũ cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước cho đến mọi người dân.
- Yêu cầu trên đặt ra công tác quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả, hợp lý là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn tầm nhìn đến 2050 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV đã đề ra.
- nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân, phải đi đôi với việc xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
- Nhận thấy việc nghiên cứu về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai thực sự mang tính cấp thiết không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
- Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trong Luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội)".
- Xuất phát từ thực trạng về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, có thể kể đến: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của TSKH.PGS.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của GS.TS.
- Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, của PGS.TS.
- Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, của Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Khắc Hưởng (2010).
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), của ThS.
- Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, của Nguyễn Mai Bộ (2004) và nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác.
- Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, nhất là khi thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực cần được làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói riêng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật..
- Nhìn chung, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đều dựa trên các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể để đưa ra những thiết chế pháp luật riêng cho mình nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- Chọn đề tài này tác giải mong muốn góp tiếng nói nhất định trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này nói riêng trên địa bàn Hà Nội..
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, nêu được thực trạng tình hình vi phạm cũng như công tác đấu tranh xử lý nhóm tội phạm này.
- Qua đó, chỉ ra được những vấn đề đang tồn tại, bất cập trong xử lý tội phạm.
- đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ, có hệ thống về công tác phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng cho phù hợp với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao tính khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2008 đến 2012)..
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
- các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan có liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp luận biện chứng lịch sử, kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin, phương pháp thống kê, phương pháp lôgic, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp phân tích - dẫn giải các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai..
- Đây là công trình chuyên khảo trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thực trạng đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai (trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đấu tranh xử lý trên địa bàn thành phố Hà Nội).
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai;.
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
- Phân tích, làm rõ những tồn tại và hạn chế trong xét xử các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của nó;.
- Xác định sự cần thiết hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai và nâng cao hiệu quả áp dụng.
- Đồng thời đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự cũng như nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống, phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng..
- Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
- Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp một phần vào kho tàng lý luận về luật hình sự, cũng như công cuộc đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm có tính phức tạp, nhạy cảm này..
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Những vấn đề chung về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai theo luật hình sự Việt Nam..
- Các tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng..
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Hà Nội và nâng cao hiệu quả áp dụng..
- Nguyễn Ngọc Anh, Đỗ Khắc Hưởng (2010), Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Tuấn Bình (2003), Tội phạm ẩn ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Mai Bộ (2004), Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hòa Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội và trách nhiệm hình sự", Công an nhân dân, (1)..
- Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Uông Chu Lưu (Chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Quốc Nhật (2005), Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Đinh Văn Quế Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế", Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), tập 4, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Bùi Minh Thanh (2004), Sách chuyên khảo: Đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Trịnh Quốc Toản (2010), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Võ Khánh Vinh (1999), Giáo trình tội phạm học, Trung tâm đào tạo từ xa thuộc Đại học Huế, Thừa Thiên Huế..
- Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSNDTC, TANDTC (2007), Thông tư liên tịch số 19 ngày 08/3 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội..
- Công an thành phố Hà Nội Báo cáo công tác các năm từ 2008 đến 2012, Hà Nội..
- Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1976), Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội..
- Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12), Hà Nội..
- Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Nghị quyết số 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12 về việc thi hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Hà Nội..
- Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1993), Luật đất đai, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01 ngày 04/8 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02 ngày 25/12 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01 ngày 12/5 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS, Hà Nội..
- Trường Đại học luật Hà Nội (1994), Giáo trình tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Tập 2), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1985 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Báo cáo công tác các năm từ 2008 đến 2012, Hà Nội.